Kết luận về quy trình quản trị XTTM tại cơng ty và các nhân số ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển công nghệ marketing bán lẻ tại cửa hàng CTM cầu giấy của công ty CP thƣơng mại cầu giấy (Trang 44)

7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.4 Kết luận về quy trình quản trị XTTM tại cơng ty và các nhân số ảnh hưởng.

2.4.1 Kết luận a, Thành cơng a, Thành cơng

Qua q trình thực tập tại công ty Cổ phần Tư vấn Giáo dục Việt Nam, tìm hiểu quy trình quản trị và các chính sách XTTM của cơng ty…tác giả nhận thấy quy trình quản trị XTTM của cơng ty đã đạt được một số thành công như sau:

Xác định đối tượng nhận tin: việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu ở độ

tuổi từ 18 – 24 đang sinh sống trên địa bàn Hà Nội, giúp công ty thu nhỏ được phạm vi tiếp cận góp phần rất lớn vào viêc tiết kiệm kiệm chi phí cho các quy trình quản trị quảng cáo trên internet địi hỏi mức độ nhắm mục tiêu chính xác rất cao.

Xác định mục tiêu: Năm 2014 doanh thu tăng 9% so với năm 2013. Với mục tiêu

tăng doanh thu năm 2015 lên 10% hoàn toàn phù hợp với năng lực của công ty, mục tiêu không quá cao và không quá thấp tạo động lực thúc đẩy để doanh nghiệp phấn đấu

hoàn thành tốt chỉ tiêu.

Xác định ngân sách: Dựa vào Bảng 2.3 Chi phí phân bổ cho quy trình quản trị XTTM năm 2013, 2014, 2015. Khi lợi nhuận tăng lên chi phí phân bổ cho quy trình

quản trị XTTM cũng tăng lên tạo điều kiện đầu tư và phát triển đa dạng các quy trình quản trị XTTM hơn từ đó góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Việc phân bổ ngân sách tập chung vào quảng cáo và marketing trực tiếp là những công cụ mang lại nguồn doanh thu cao giúp công ty nâng cao hiệu quả quy trình quản trị và tránh lãng phí.

Lựa chọn thơng điệp: Việc lựa chọn thơng điệp: “Maximize your potential” làm

thông điệp truyền thông xuyên suốt các chương trình XTTM giúp cơng ty thống nhất các chương trình hành động, thơng điệp ngắn gọn đơn giản, gợi dẫn cảm tính phù hợp với sản phẩm dịch vụ đào tạo, và dễ dàng truyền tải qua các kênh quảng cáo và marketing trực tiếp là những kênh chính được cơng ty sử dụng.

Xác định phối thúc XTTM:

-Với quy trình quản trị quảng cáo: Với các hình thức quảng cáo trên mạng internet như quảng cáo từ khóa trên mạng tìm kiếm, quảng cáo trên facebook được EduViet sử dụng khá hiệu quả, trung bình mỗi một ngày chạy quảng cáo mang lại cho EduViet 60 – 70 lượt truy cập vào website, từ 2 – 5 lượt chuyển đổi đăng ký sử dụng khóa học. Các quy trình quản trị quảng cáo trên mạng tìm kiếm và facebook mới được EduViet tiến hành áp dụng vào năm 2015 nhưng đã góp phần làm tăng lợi nhuận lên đến 16 % so với năm 2014 trong khi lợi nhuận năm 2014 so với năm 2013 chỉ tăng lên 3%.

-Marketing trực tiếp: Các quy trình quản trị telemarkeing và email marketing giúp cho công ty tiếp xúc trực tiếp tới khách hàng, đúng đối tượng nhận được các phản hồi ngay lập tức từ đó có thể điều chỉnh các chương trình và thơng tin tới khách hàng gia tăng hiệu quả.

-Các quy trình quản trị cơng chúng như tài trợ cho chương trình “Ngày hội nhân sự Viêt Nam”, “Café doanh nhân” mạng lại hiệu quả tương đối tốt, năm 2013 chương trình ”Ngày hội nhân sự Việt Nam” được tổ chức với 200 khách mời và tham dự, đến năm 2015 con số này lên tới 350 người. Với chương trình “café doanh nhân” năm 2013 chỉ được tổ chức ở Hà Nội với 150 khách mời và người tham dự với sự thành cơng năm 2013, tới năm 2015 ngồi Hà Nội chương trình cịn được tổ chức cả ở trong

TP. Hồ Chí Minh với con số tham gia trên 400 người. Đây có thể được coi là thành công lớn của EduViet trong việc xây dựng uy tín và thương hiệu trong cơng nhân sự Việt Nam.

Triển khai thực hiện chương trình XTTM: Việc xuất phát từ những mục tiêu kinh

doanh chung và mục tiêu marketing để sáng tạo ra ý tưởng giúp cho các quy trình quản trị của cơng ty được tiến hành một cách đồng bộ và thống nhất, góp phần hồn thành những kế hoạch đã đặt ra.

b, Hạn chế

Mặc dù trong thời gian qua công ty Cổ phần Tư vấn Giáo dục Việt Nam đã chú trọng phát triển các chương trình XTTM đã có những đầu tư lớn cho các chương trình nhưng các chính sách đó vẫn tồn tạo một số nhược điểm cơ bản sau:

Xác định đối tượng mục tiêu: Khóa đào tạo inhouse dành cho doanh nghiệp mặc

dù hướng tới đối tượng người học là những nhân viên trong cơng ty có độ tuổi từ 18 – 24. Tuy nhiên những nhân viên lại không phải là những người quyết định mua, việc tiếp cận thông tin và đưa ra quyết định nằm ở cấp trưởng phòng, giám đốc tuy nhiên đối tượng này khơng nằm trong đối tượng nhận tin của chương trình XTTM. Đối tượng nhận tin chưa được mơ tả đầy đủ đặc điểm nhân khẩu học, tâm lý.

Xác định mục tiêu XTTM: Mục tiêu truyền thông đưa ra chưa được cụ thể và

chung chung khơng có các con số và chỉ tiêu đo lường cụ thể gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả và xây dựng kế hoạch cụ thể. Chưa cụ thể hóa mục tiêu cho từng cơng cụ xúc tiến ứng với từng giai đoạn triển khai nhất định.

Xác định ngân sách: Phương thức xác định ngân sách dựa trên khả năng chi trả

của cơng ty chưa thực sự khóa học. Việc triển khai các chương trình XTTM được xây dựng dựa trên ngân sách đã ấn định từ trước gây khó khăn cho việc hoạch định các chiến lược XTTM khi chi phí sẽ quyết định kế hoạch XTTM chứ không xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ của công ty, bỏ qua yếu tố xúc tiến như một phương thức đầu tư dài hạn trong xây dựng thương hiệu và sản phẩm. Ngân sách hạn chế gây ảnh hưởng đến việc thực hiên các chương trình xúc tiến có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến tồn thể cơng chúng của công ty.

Thông điệp truyền thông: Thông điệp truyền thông, slogan chưa đem lại những

Phương tiện truyền thông: Phương tiện truyền thông chưa đa dạng mới chỉ dừng

lại ở việc khai thác lợi thế truyền thơng qua internet cịn chưa tận dụng hết lợi thế sẵn có của các phương tiện truyền thông khác. Các kênh truyền thông mà EduViet sử dụng mới chỉ dừng lại ở mức độ lan tỏa thông tin, thiếu sự hỗ trợ giữa các kênh thông tin với nhau

Xác định phối thức XTTM: EduViet sử dụng phối thức xúc tiến vẫn còn kém linh

hoạt. Việc triển khai các phối thức chưa thực sự nhịp nhàng giữa các công cụ

-Quảng cáo: Các quy trình quản trị quảng cáo chưa đa dạng, các quy trình quản trị quảng cáo trên mạng tìm kiếm, facebook mặc dù khả năng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng rất cao nhưng chỉ có tác dụng thu hút khách hàng chú ý, quan tâm, chưa tạo dựng được uy tín thương hiệu do quảng cáo trên google và facebook là những kênh truyền thông phổ biến mọi doanh nghiệp đều có thể sử dụng, khó tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

-Xúc tiến bán: Ưu đãi 10% nhân dịp sinh nhật EduViet từ 1/1 – 15/1, ưu đãi 15% nhân dịp noel, ưu đãi 10% khi đăng ký theo nhóm từ 3 người… Nhìn chung các quy trình quản trị xúc tiến bán được thực hiện thường xuyên tuy nhiên không tạo ra được sự khác biệt giữa các mức ưu đãi, ngay cả khi khơng có chương trình khuyến mãi, khách hàng vẫn nhận được mức ưu đãi 10% khi đăng theo nhóm tại bất kì thời điểm nào. Các quy trình quản trị xúc tiến chưa thực sự đa dạng khi chỉ dừng lại ở mức khuyến mãi tiền mặt.

-Marketing trực tiếp: Các quy trình quản trị marketing trực tiếp tuy được thực hiện thường xuyên nhưng mức độ phản hồi chưa cao, nội dung và hình thức mail chưa thật sự hấp dẫn và thu hút khách hàng. Trung bình khi gửi mail marketing tới cho khách hàng mức độ mở mail chỉ giao động từ 5 – 8%, tỷ lệ phản hồi chỉ từ dưới 1%. Vẫn còn nhiều mail gửi đi bị chuyển vào thùng giác do nội dung mail không hợp lý còn số này giao động từ 5 – 10% gây lãng phí chí phí. Khách hàng tỏ ra khó chịu khi nghư điện thoại tư vấn, chào khóa học của nhân viên.

-Quan hệ công chung: Các bài viết đăng trên Báo Mới, báo truyền hình cáp NTH, jobs for student club mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu sản phẩm dịch vụ, đội ngũ giảng viên,… mang nhiều tính chất PR ít thu hút người đọc tỷ lệ người đọc chỉ giao động từ 200 – 300 lượt sau một tuần đăng tải. Báo truyền hính cáp NTH và jobs for

student club có lượng khán giá khơng được cao và khơng có nhiều khán giả mục tiêu của công ty.

Triển khai thực hiện chương trình XTTM: Việc thực hiện triển khai các quy trình

quản trị XTTM thường được xuất phát từ trên xuống, từ chỉ thị của lãnh đạo, từ các mục tiêu marketing và quy trình quản trị kinh doanh chung. Mà chưa có các quy trình quản trị được xuất phát từ phía nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, bỏ qua vai trò của họ trong việc tác động tới quy trình quản trị XTTM của cơng ty.

2.4.2 Ngun nhân của những tồn tạia, Nguyên nhân khách quan. a, Nguyên nhân khách quan.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa thật sự coi trong quy trình quản trị Marketing. Với rất nhiều công ty, họ cho rằng marketing chỉ làm tăng thêm chi phí. Do vậy, họ khơng hề đầu tư cho quy trình quản trị marketing, quy trình quản trị XTTM. Nếu có đầu tư thì cũng rất hạn chế

Trong khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự ra nhập của nhiều đối thủ cạnh tranh, để thu hút và giữ chân khách hàng cơng ty cần có những chương trình XTTM hợp lý. Do đó ngân sách cho quy trình quản trị XTTM của cơng ty cũng phải linh hoạt thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của thị trường. Chứ không thể xác định ngân sách theo khả năng. Hơn nữa việc xác định ngân sách theo khả năng sẽ không nắm bắt được nhu cầu của thị trường.

Giá cả thị trường cho các quy trình quản trị truyền thơng ngày càng cao đã hạn chế việc sử dụng nhiều kênh truyền thông cả về mức độ và phạm vi, dẫn đến sự làn truyền thông tin bị giới hạn.

Một nguyên nhân khác nữa dẫn đến những hạn chế đó là cơng nghệ marketing tại Việt Nam vẫn cịn nhiều yếu kém. Chưa tìm ra được những cơng cụ, phương tiện marketing đem lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí, phù hợp cho những cơng ty có nguồn lực hạn chế.

b, Nguyên nhân chủ quan.

Cơng ty cịn thiếu tính kế hoạch cao trong các chính sách XTTM. Quy trình quản trị giám sát chỉ đạo thực hiện cơng tác XTTM giữa ban giám độc và các phịng ban chức năng vẫn chưa đồng bộ về mặt nội dung, thời gian, hình thức, giá trị khuyến mại

dẫn đến sự chồng chéo và không thống nhất. Thiếu sự điều tiết giám sát trong xây dựng và thực hiện kế hoạch XTTM của các đơn vị chức năng.

Cơng ty chưa có kế hoạch cụ thể về quy trình quản trị và ngân sách chi cho từng cơng cụ XTTM. Chưa có những nghiên cứu xác đáng để phát hiện ra công cụ XTTM hữu hiệu nhất đối với từng nhóm khách hàng.

Bộ phận nhân viên phòng ban marketing còn hạn chế dẫn tới các nhân viên phải đảm nhận nhiều cơng việc, do đó các quy trình quản trị XTTM chưa được chú trọng nhiều và chưa đem lại hiệu quả cao.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN TRỊ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN GIÁO DỤC

VIỆT NAM

3.1 Dự báo xu hướng phát triển kinh doanh dịch vụ đào tạo của công ty Cổ phần Tư vấn Giáo dục Việt Nam.

3.1.1 Dự báo xu hướng phát triển dịch vụ đào tạo tại thị trường Hà Nội trong thờigian tới. gian tới.

Môi trường làm việc ngày càng năng động, sức ép cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên việc trang bị những kỹ năng cần thiết là không thể thiếu. Yêu cầu công việc ngày càng cao, các nhà tuyển dụng ngày càng đòi hỏi và yêu cầu nhiều kỹ năng, kinh nghiệm trước khi tuyển dụng. Trong khi nền giáo dục Việt Nam còn nhiều hạn chế chương trình học cịn nặng về lý thuyết, học không đi đôi với hành. Đứng trước vấn đề đó trong văn kiện ĐH đảng CSVN lần thứ XII vấn đề tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước được coi là một trong 3 nội dung quan trọng cần quan tâm. Để thực hiện đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, cơ quan sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong giai đoạn tiếp theo. Các trung tâm đào tạo, trường đại học, cao đẳng cần chuyển đổi, đa dạng hóa loại hình đào tạo, ngồi các chương trình đào tạo dài hạn 3 – 6 năm, các chương trình đào tạo ngắn hạn cung cấp kỹ năng mềm, thực tế tại doanh nghiệp sẽ được quan tâm và phát triển trong thời gian tới. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đào tạo phát triển.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, ngành quản lý nhân sự - hành chánh văn phịng vẫn sẽ có nhu cầu tuyển dụng nhiều trong những năm tiếp theo. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhu cầu được đào tạo và nâng cao năng lực quản trị trở nên ngày càng cao, các chương trình đào tạo chuyên sâu về Quản trị Nhân sự ngày càng phát triển. Nhu cầu tăng cao, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đào tạo nhân sự ngày càng gay gắt, đòi hỏi họ phải thường xuyên thay đổi và xây dựng cho mình những nội dung đào tạo mới để gia tăng khả năng cạnh tranh.

Ngày nay, sự phổ biến của công nghệ thông tin đã đem đến cơ hội học tập cho số đông người trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo đánh giá của TS. Quách Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tại buổi tọa đàm CNTT - Cải cách đào tạo đại học, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin - Truyền thông 2015, học trực tuyến đang được coi là mơ hình giáo dục của tương lai, các lớp học trực tuyến sẽ giúp học sinh sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm nhiều nội dung tham khảo liên quan đến bài giảng trên lớp học thực tế. Đây được coi là một thị trường tiềm năng và hứa hẹn sự phát triển bùng nổ trong tương lai không xa.

3.1.2 Phương hướng phát triển hoạt dộng XTTM trong thời gian tới của công ty Cổ phần Tư vấn Giáo dục Việt Nam.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, đứng trước nhiều thời cơ và thách thức về kinh tế, thị trường và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Để tiếp tục phát triển và giữ vững vị trí trên thị trường cơng ty cần có phương hướng phát triển đúng đắn trong thời gian tới. Nhận biết được vị trí của mình cơng ty Cổ phần Tư vấn Giáo dục Viêt Nam đã đề ra cho mình những phương hướng phát triển trong giai đoạn 2016 – 2020 như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh các quy trình quản trị truyền thơng tổ chức sự kiện để thu hút và tranh thủ được sự ủng hộ của khán giả, xây dựng uy tín trong cơng đồng nhân sự, doanh nghiệp Việt Nam;

- Đa dạng hóa các loại hình quảng cáo và khuyến mại để thu hút thêm khách hàng, gia tăng doanh số;

- Đa dạng hóa loại hình đào tạo, nội dung chương trình đào tạo để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, mở rộng quy trình quản trị kinh doanh;

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị phịng học, máy móc phần mềm trong quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phát triển công nghệ marketing bán lẻ tại cửa hàng CTM cầu giấy của công ty CP thƣơng mại cầu giấy (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)