Định hướng hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ thƣơng mại thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần tƣ vấn đầu tƣ LIGHTHOUSE (Trang 41 - 42)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng dịchvụ trong thương mại vụ trong thương mại

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật phải phù hợp với chính sách phát triển thương mại của nước ta, cũng như thuận lợi trong việc giao lưu và liên kết thương mại trong khu vực và thế giới. Muốn có nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững thì giữa những quy định của pháp luật và chính sách có liên quan khơng thể mang tính chất mâu thuẫn. Nhà nước ban hành các các văn bản pháp luật về thương mại nói chung lại đưa ra những chính sách phát triển thương mại không đồng nhất trong thời gian dài sẽ gây ra những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào đời sống. Pháp luật về vấn đề này mà không phù hợp với chính sách phát triển thương mại sẽ dẫn đến một loạt các hợp đồng được giao kết, hình thành trong tương lai dễ rơi vào tình trạng vơ hiệu hoặc khơng biết phải thực hiện như thế nào cho vừa đúng luật lại vừa đi theo lộ trình của những chính sách phát triển đã được thông qua. Hơn nữa, giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại không chỉ xảy ra giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với nhau mà còn xảy ra giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với nước ngoài. Đặc biệt, Việt Nam đang trên đà phát triển, hội nhập cùng thế giới, thì việc giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại có yếu tố nước ngồi là điều khơng thể tránh khỏi. Khi có những quy định về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại có những điểm chung, hòa hợp với pháp luật quốc tế hoặc pháp luật khu vực sẽ mang lại thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng tiến tới sự đồng thuận để giao kết hợp đồng. Do đó, hồn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại phù hợp với chính sách phát triển thương mại của nước ta, cũng như thuận lợi trong việc giao lưu và liên kết thương mại trong khu vực và thế giới mở đường cho sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngồi, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Thứ hai, thống nhất pháp luật một cách tinh gọn mà vẫn đảm bảo giá trị pháp lý. Có thể sẽ có nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành cùng điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại bởi ngày càng có nhiều loại hình dịch vụ mới cần có những quy định cụ thể riêng biệt tùy thuộc vào mỗi thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật mới, các văn bản pháp luật này cần đảm bảo thống nhất với các quy định trong BLDS. Mặc dù, nguyên tắc áp dụng luật chuyên ngành trước luật chung nhưng không thể tránh khỏi tình trạng các quy định giữa các

văn bản có sự trùng lặp chồng chéo nếu các văn bản cùng quy định chung một vấn đề giống nhau. Tình trạng này có thể làm dẫn đến việc vi phạm pháp luật hoặc lợi dụng những khoảng chồng chéo đó để lách luật của các chủ thể nhằm mang lại những lợi nhuận hoặc giao kết thực hiện những hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh.

Thứ ba, hồn thiện pháp luật phải đặt trong tổng thể chung của việc xây dựng, hồn thiện pháp luật thương mại, đảm bảo tính minh bạch, đồng bộ, thống nhất và khả thi của pháp luật.

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, cần phù hợp với các điều ước quốc tế, các hiệp định của các tổ chức kinh tế Việt Nam đang đã tham gia như WTO, CƯV 1980 ...

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ thƣơng mại thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần tƣ vấn đầu tƣ LIGHTHOUSE (Trang 41 - 42)