Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ thƣơng mại thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần tƣ vấn đầu tƣ LIGHTHOUSE (Trang 44 - 48)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại là một đề tài khá rộng, thời gian làm kháo luận có hạn nên chưa đi sâu nghiên cứu được nhiều khía cạnh của giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu như:

Vấn đề về quyền tự do trong giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại. khi thiết lập quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ, các chủ thể đều được tự do về mặt ý chí, khơng có chủ thể nào có quyền áp đặt ý chí để bắt buộc hay ngăn cản chủ thể khác giao kết hợp đồng. Nghiên cứu về quyền tự do giao kết chúng ta sẽ thấy được quy định về quyền này trong luật định đã rõ ràng và thống nhất với nhau chưa, có tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia giao kết tự do giao kết trên nền tảng không trái phát luật, không làm những điều pháp luật cấm. Bên cạnh đó, cũng nghiên cứu được các trường hợp quyền này không được thực hiện trong những loại hợp đồng dịch vụ nào.

Vấn đề giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại có yếu tố nước ngồi, một bên giao kết là người nước ngoài. Cần nghiên cứu về hình thức, nội dung của đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng, thời điểm giao kết; điều kiện có hiệu lực của hợp đồng về chủ thể, nội dung, hình thức hợp đồng có gì khác biệt cần lưu ý hơn khi giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ thơng thường khơng mang yếu tố nước ngồi. Từ đó thấy được pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này đã phù hợp chưa hay có sự xung đột, mâu thuẫn.

So sánh pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại của Việt Nam với các quy định về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại trong pháp luật thế giới. Từ đó ta sẽ rút ra được điểm tích cực mà pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại đã làm được, đồng thời cũng chỉ ra được những mặt mà pháp luật Việt Nam còn chưa rõ ràng, nhất quán, chưa phù hợp áp dụng trong thực tế. Theo đó, đưa ra được những giải pháp hồn thiện, hướng sửa đổi bổ sung cụ thể các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ. Điều này nhằm mang lại những thuận lợi cho việc giao kết cũng như xử lý vi phạm xảy ra khi giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ với người nước ngoài.

Trên đây chỉ là những vấn đề nổi bật cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn đối với khóa luận. Ngồi những vấn đề nổi bật nêu trên đó thì vẫn cịn nhiều vấn đề khác có thể đi vào nghiên cứu phụ thuộc vào mục đích của người nghiên cứu để làm gì và cần làm rõ những mảng nào.

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh tế thương mại ngày càng phát triển, hoạt động cung ứng dịch vụ diễn ra liên tục trên thị trường đồng nghĩa với việc pháp luật về kinh tế thương mại nói chung cũng như pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại nói riêng ngày càng hồn thiện. Hợp đồng cung ứng dịch vụ là một văn bản pháp lý mang tính quy ước cho quá trình hợp tác và phát triển của các bên trong quá trình thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ trong thương mại. Để có được hợp đồng đó trước hết phải diễn ra quá trình giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ. Trong những năm gần đây pháp luật về giao kết hợp đồng Việt Nam nói chung cũng như pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển và phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, sự phát triển của giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ là một cầu nối không thể thiếu của hoạt động cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại vẫn còn nhiều những bất cập, thiếu sót, chưa phù hợp với thực tiễn thực hiện. Tổng hợp từ các văn bản pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư LIGHTHOUSE khóa luận đã tìm ra được một số hạn chế, vướng mắc trong hệ thống pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại, từ đó đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị khắc phục những bất cập trong hệ thống pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại nhằm giúp đề tài có tính ứng dụng cao hơn, trở thành tài liệu tham khảo có giá trị thực tiễn.

Trong q trình thực hiện khóa luận vẫn cịn nhiều thiếu sót, rất mong được thầy cô và bạn đọc quan tâm bổ sung và góp ý!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật, Bộ luật

 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 2015; Bộ luật Dân

sự; NXB Chính trị Quốc gia;

 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 2015; Luật Thương

mại; NXB Lao động;

 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 2014; Luật Doanh

nghiệp, NXB Chính trị Quốc gia;

 Nghị định số 19/VBHN-BCT quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa,

dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, Bộ Cơng

thương ban hành ngày 09/5/2014.

Tài liệu sách, giáo trình

 Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.

 Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình luật thương mại tập1, NXB Công an Nhân dân;

 Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình luật thương mại tập 2, NXB Cơng an Nhân dân, Hà Nội.

Cơng trình nghiên cứu, luận văn

 Lê Minh Hùng (2010), “Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật

Việt Nam’, Luật án Tiến sỹ luật học.

 Vũ Đức Lịnh (2010), “Một số vấn đề cơ bản về giao kết hợp đồng dân sự

trong pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ.

 Mai Thị Thương, “Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơng

ty TNHH Nhất Nước, Chuyên đề thực tập, Trường đại học Kinh tế quốc dân.

 Lê Minh Hùng (2010), “Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật

Việt Nam’, Luật án Tiến sỹ luật học.

 Nguyễn Thị Tuyết Lan (2014): “Lý luận và thực tiễn về sự thống nhất ý chí để

giao kết hợp đồng thương mại”, Luận văn Thạc sĩ Luật học.

 Hoàng Thị Vịnh (2014), “Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam”, Luận văn Tiến sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội.

Tài liệu trên Website

 Công Ước Viên 1980 “ Công ước của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Cong-uoc-vien-Lien-Hop-quoc-mua- ban-hang-hoa-quoc-te-11-04-1980-90153.aspx>.

 Bộ Nguyên tắc UNIDROIT “Bộ Nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng Thương mại quốc tế”, < http://tailieuxnk.com/upload/sanpham/thumb/Tai-lieunguyen- tac-unidroit-ve-hop-dong-thuong-mai-317191556747.pdf>.

 “Nguyên tắc giao kết hợp đồng”, Pháp Luật hợp đồng, truy cập ngày 16 tháng 04 năm 2018, < http://luathopdong.com/thong-tin/kien-thuc-ve-hop-dong/1616- nguyen-tac-giao-ket-hop-dong.html>.

 Nguyễn Sinh (2016), “So sánh nội dung Công ước Viên 1980 và pháp luật

hợp đồng của Việt Nam”, Tài liệu luật, truy cập ngày 16 tháng 04 năm 2018, <

http://tailieunghiencuuluat.blogspot.com/2016/07/so-sanh-noi-dung-cong-uoc-vien- 1980-va.html>.

 Nguyễn Văn Quang (2014), “So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công Ước Viên 1980”, <

http://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3294/1/00050005067.pdf>.

 Hà Công Anh Bảo (2015), “ Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết

tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam” , truy cập ngày 18 tháng 04

năm 2018, < http://luanvan.co/luan-van/tom-tat-luan-an-hop-dong-thuong-mai-dich- vu-va-giai-quyet-tranh-chap-ve-hop-dong-thuong-mai-dich-vu-o-viet-nam-62901/>.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ thƣơng mại thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần tƣ vấn đầu tƣ LIGHTHOUSE (Trang 44 - 48)