6. Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp
2.1 Tổng quan tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các nhân tố
2.1.2 Tổng quan tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại công ty cổ
cơng ty cổ phần sản xuất bao bì Khánh An
Thực tế hiện nay việc kinh doanh mua bán hàng hóa quốc tế khơng cịn xa lạ với các thành phần kinh tế của nước ta, việc thực hiện hợp đồng trong mua bán hàng hóa ngày càng nhiều và được sử dụng một cách thường xun. Chính vì vậy việc vận dụng hợp đồng vào việc xuất khẩu và nhâp khẩu bao bì , máy móc của cơng ty cổ phần sản xuất bao bì khánh an là điều tất yếu. Kể từ năm 2012 công ty được thanh lập đến nay việc sử dụng và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm xuất khẩu các sản phẩm như bao jumbo , bao bigbag , bao container sử dụng trong các nghành công nghiệp nặng như luyện vôi , đá vôi , xi măng hay cá nghành thực phẩm.
Đối tác xuất khẩu của công ty chủ yếu là các thị trường hàn quốc , nhật bản , thái lan.... Đây là các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu tại châu Á, chính vì vậy khi mà giao thương với đối tác có nền kinh tế phát triển sẽ có những cơ hội và sức ép nhất định đối với công ty.
Nhìn từ số liệu cơng ty cung cấp thì năm 2016 cơng ty có tổng số hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là 375 hợp đồng, năm 2017 là 425 hợp đồng, năm 2018 tính từ đầu năm đến nay có khoảng hơn 100 hợp đồng xuất khẩu bao bì 5. Có thể thấy nhu cầu sử dụng và thực hiện hợp đồng mua bán của công ty là rất lớn. Tuy nhiên chưa có ban pháp chế trong bộ máy nên việc sử lý các vần đề liên quan đến pháp luật của hợp đồng do cơng ty ký kết cịn hạn chế.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam
Thứ nhất yếu tố kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới hiện nay, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng chung đó. Từ vỏn vẹn 11 nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1954, đến năm 2015 chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục; đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới. Điều này đòi hỏi pháp luật nước ta phải đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế và các nước trên thế giới. Cho nên pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam cũng cần phải có sự hồn thiện hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi giúp hoạt động thương mại quốc tế phát triển.
Thứ hai yếu tố con người: Con người đóng vai trị là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho nên đây là yếu tố tác động trực tiếp tới việc thực thi pháp luật. Trình độ dân trí cao là điều kiện đầu tiên, cơ bản để có những hành vi và cách xử sự hợp pháp. Người có trình độ văn hóa cao sẽ dễ dàng tiếp cận, hiểu biết và nhận thức đúng pháp luật hơn so với người có trình độ văn hóa thấp và ngược lại. Thực tế cho thấy hầu hết các tranh chấp xảy ra trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế là do sự thiếu chặt chẽ của hợp đồng. Như vậy, nhận thức của con người về pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ rủi ro khi thực hiện hợp đồng.
Thứ ba sự quản lý của Nhà nước đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Nhà nước là cơ quan có vai trị quyết định đến sự ổn định của nền kinh tế và là cơ sở thúc đẩy ngoại thương phát triển. Để thực hiện các mục tiêu đó, điều quan trọng nhất là Nhà nước tạo lập khung pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả và cũng chỉ duy nhất Nhà nước có được chức năng này. Theo đó, hệ chuẩn pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Nhà nước càng được xây dựng đồng bộ, đúng đắn, nhất quán và kịp thời bao nhiêu, càng có tác động tích cực tới sự vận hành của nền kinh tế bấy nhiêu.
Bên cạnh các yếu tố trên, cịn có các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đên pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
văn hóa doanh nghiệp… Có thể kết luận rằng, trước những ảnh hưởng từ các yếu tố khác nhau, công tác nghiên cứu để khơng ngừng hồn thiện các quy phạm pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một nhu cầu tất yếu.
2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật Việt Nam điều chỉnh thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trong những năm gần đây, pháp luật thương mại quốc tế ở nước ta không ngừng phát triển. Luật thương mại 2005 ra đời thay thế cho Luật thương mại năm 1997 đã góp phần tích cực trong việc điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng. Luật thương mại 2005 không tách riêng một mục cho hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế như Luật thương mại 1997, mà quy định cùng với hoạt động thương mại trong nước thành “Các quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hóa”. Trong hệ thống pháp luật hợp đồng của Việt Nam hiện nay, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được đề cập trong Bộ luật dân sự 2015 phần quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi. Dưới đây là những phân tích cụ thể hơn về thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam trong điều chỉnh việc giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Giá và phương thức thanh toán:
Giá cả và phương thức thanh toán được các bên tự do thỏa thuận và áp dụng trong khuôn khổ của pháp luật. Pháp luật nước ta cho phép đồng tiền thanh tốn trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc của nước nhập khẩu hoặc của nước thứ ba. Đồng tiền thanh tốn có thể trùng hoặc khơng trùng với đồng tiền tính giá. Khi đồng tiền thanh tốn và đồng tiền tính giá là hai đồng tiền khác nhau, cần xác định tỷ giá quy đổi hai đồng tiền này.
Về phương thức thanh toán, pháp luật nước ta tôn trọng quyền lựa chọn các phương thức thanh toán thường sử dụng trong kinh doanh quốc tế để các bên có thể thỏa thuận, thống nhất trong hợp đồng tùy vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể như: Phương thức hàng đổi hàng, thanh toán bằng tiền mặt, nhờ thu, tín dụng chứng từ, chuyển tiền, chuyển tài khoản…Tuy nhiên vấn đề về phương thức thanh tốn lại khơng được luật thương mại 2005 quy định cách thức thanh toán mà chỉ quy định quyền và nghĩa vụ thanh tóan thuộc về bên nào trong mỗi trường hợp, cách thức thanh toán cho đến hiện nay chủ yếu được áp dụng bởi các nguồn luật, công ước quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc gia, đồng thời nó chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thơng lệ và tập quán quốc tế, đó là:
+ Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice or Documentary Credit) – viết tắt là UCP.
+ Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C (International Standard Banking Practice Under Documentary Credit) – viết tắt là ISBP.
+ Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử (Supplement To The Uniform Customs and Practice For Documentary Credit For Electronic PresentationP) – viết tắt là eUCP.
+ Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo L/C (Uniform Rules For Bank – To – Bank Reimbursements Under Documentary Credit) – viết tắt là URR.
Trong đó, UCP là văn bản chính, cịn các văn bản khác có tính chất giải thích và làm rõ việc áp dụng và thực hiện UCP.UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tn thủ UCP. Từ đây có thể thấy được văn bản pháp luật Việt Nam đang có sự thiếu sót hơn so với các văn bản quốc tế.
Có thể thấy được rằng thực trạng về xác định giá và thanh toán quốc tế vẫn chưa được việt Nam quy định một cách cụ thể và rõ ràng vẫn để cho các bên thoải mái lựa chọn giữa tập quán quốc tế hoặc các pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy mà dẫn đến tình trạng khó kiểm sốt và quản lý về các dịng tiền ngoại tệ vào Việt Nam. Ngoài ra dễ xảy ra tranh chấp và khó giải quyết khi Việt Nam khơng có quy định
Giao nhận hàng và chứng từ liên quan
Pháp luật nước ta tôn trọng thỏa thuận của các bên về địa điểm và thời hạn giao nhận hàng. Trên thực tế các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay thường thỏa thuận áp dụng các điều kiện cơ sở giao hàng INCOTERMS trong hợp đồng của mình, căn cứ vào đó xác định địa điểm giao hàng và thời hạn giao nhận cũng chính từ địa điểm giao nhận hàng xác định được thời điểm chuyển giao rủi ro. Luật thương mại 2005 và công ước viên 1980 quy định về vấn đề này có khá nhiều điểm tương đồng , vì khi xây dựng luật Thương mại 2005 các nhà làm luật Việt Nam đã có sự tham khảo đối với các quy định của công ước viên 1980. Cụ thể là các quy định về thời gian giao hàng, giao thừ hàng , giao các chứng từ có liên quan đều khá là tường thích với nhau . Tuy nhiên vẫn có một vài sự khác biệt về địa điểm giao hàng . Đối với pháp luật việt nam thì hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hố đó,tuy nhiên cơng ước viên khơng có quy định về điều khoản này.
Ngồi ra trong hợp đồng khơng có quy định về vận chuyển hàng hố, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hố thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó. Tuy nhiên theo cơng ước viên 1980 tại điều 31 thì việc chuyển giao hàng hóa tại các điểm này là những hàng hóa đã được các bên biết , hoặc người bán phải đặt dưới quyền của người mua .Trong trường hợp đó địa điển giao hàng của cơng ước viên sẽ gây khó khăn cho bên bán
Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu khơng có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán. Điểm này là điểm ưu việt , thuận tiện hơn cho người bán của luật thương mại so với công ước viên 1980. Từ đây có thể thấy theo luật thương mại 2005 thì bảo vệ người bán và Cơng Ước Viên 1980 thì lại bảo vệ quyền lợi về phía người mua. Tuy nhiên trong vấn đề giao nhận hàng hóa thì cần phải nghiên về phía người mua hơn vì đây là tài sản của bên mua nên khi giao nhận cần tuân thủ theo ý chí của bên mua hàng
Chuyển giao rủi ro
Chuyển giao rủi ro là tại một thời điểm đã xác định trong hợp đồng nếu có các rủi ro xảy ra thì một bên trong hợp đồng đã hồn thành nghĩa vụ và nghĩa vụ này được chuyển sang cho bên kia trong hợp đồng. Đặc biệt trong mua bán hàng hóa quốc tế thì việc xác định thời điểm, chuyển giao hàng hóa là rất cần thiết. Pháp luật Việt Nam cũng đã rất quan tâm đến vấn đề này cụ thể là được quy định tong luật Thương mại 2005 tại điều 57 và 58 cụ thể quy định về địa điểm chuyển giao rủi ro khi giao hàng cho người mua tại địa điểm đã được định sẵn. Theo điều 57 Luật thương mại 2005 người bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua. Khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá. Đối với trường hợp khơng có địa điểm cụ thể tại điều 58. Chuyển rủi ro trong trường hợp khơng có địa điểm giao hàng xác định thì trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hố và bên bán khơng có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên. Những quy đinh này của Việt nam tương thích với Cơng ước viên năm 1980 quy định khá chặt chẽ. Tuy nhiên tại điều 68 công ước viên 1980 lại có quy định khác với điều 59 luật thương mại 2005 về trường hợp giao hàng hóa cho người nhận hàng để giao mà không phải là người chuyên chở. Luật Việt nam quy định thì trong trường hợp này người mua chỉ có trách nhiệm khi hàng hóa khi mà đã nhận được chứng từ hoặc khi người nhận hàng xác nhận hàng hóa đã thuộc quyền định đoạt của người mua. Tuy nhiên trong cơng ước viên thì quy định về việc giao hàng này thì rủi ro được chuyển giao kể từ thời điểm hàng được chuyển giao cho người chuyên chở thứ nhất. Trong hai quy định này thì quy định của cơng ước viên có tính khả thi và dễ thực hiện hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam . Tuy rằng pháp luật Việt Nam đã quy định về trường hợp người nhận hàng để giao là chi tiết hơn nhưng bản chất của người nhận hàng để giao cũng là một người chun chở , vì khi đó
trách nhiệm sẽ dễ được xác định cũng như việc xác định chuyển giao chứng từ sẽ dễ hơn. Ngồi ra luật thương mại 2005 và cơng ước viên 1980 có sự khác nhau về việc chuyển giao rủi ro với hàng hóa đang đi đường . Theo điều 60 luật thương mại thì việc chuyển giao rủi ro sẽ được chấp nhận ngay từ khi hợp đồng được giao kết . Song cũng tại trường hợp này thì rủi ro sẽ được chuyển giao sẽ được chuyển giao khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển thứ nhất . Việc này quy định của công ước viên sẽ được xem là công bằng hơn cho cả 2 bên bên bán và bên mua. Tóm lại các quy định của luật thương mại 2005 tuy đã khá tương thích với cơng ước viên 1980 những vẫn có một vài điểm chưa tương thích. Đối với điều khoản về trách nhiệm của người chuyên chở thì pháp luật quy định tuy là chi tiết hơn nhưng thực tế lại rườm rà hơn Công Ước Viên 1980. Về hàng hóa đang đi đường thì có điểm thiếu cơng bằng hơn so với cơng ước viên . Từ sự khác biệt đó dẫn đến sự khó xác định
Bảo quản hàng hóa
So với cơng ước viên năm 1980 quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì luật Thương mại 2005 của Việt Nam thiếu đi phần quy định về pháp luật bảo quản hàng hóa trong thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo như Cơng Ước Viên thì vấn đề này được quy định để xác định trách nhiệm bảo quản của các bên. Đối với một số loại hàng thực phẩm và một số mặt hàng đặc biệt khác thì các vấn đề liên quan đến bảo quản rất quan trọng . Thực tiễn cho thấy Việt nam là một nước xuất khẩu nhiều các loại mặt hàng về nông sản vậy mà lại khơng có quy định về việc bảo quản hàng hóa. Đây là là một phần thiếu xót lớn của hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề bảo quản hàng hóa.