Tổng quan tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực ti n thực hiện tại Công ty cổ phần Sản xuất bao bì Khánh An (Trang 38 - 39)

6. Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp

2.1 Tổng quan tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các nhân tố

2.1.1: Tổng quan tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Trong những năm qua tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt nam ln ln ở mức cao, có thể thấy hiện nay việc trao đổi mua bán hàng hóa quốc tế đã khơng cịn xa lạ và ngày càng có nhu cầu cao. Minh chứng cho quan niệm đó ta có thể tham khảo biểu đồ sau:

Biểu đồ thể hiện tình hình xuất nhập khẩu của việt nam từ năm 2006 đến 20163

Có thể thấy xuất nhập khẩu từ năm 2006 đến nay đã tăng vọt theo các năm. Theo đó là tình hình sử dụng hợp đồng mua bán hàng hóa gia tăng. Đến nay Việt Nam chủ yếu xuật nhập khẩu sang các thị trường như thị trường xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á với kim ngạch hơn 85,28 tỷ USD, chiếm 48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó nổi bật như: thị trường Trung Quốc với kim ngạch hơn 21,97 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 12,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; thị trường Nhật Bản đạt gần 14,68 tỷ USD, tăng 3,9%, chiếm tỷ trọng 8,3%; Hàn Quốc đạt gần 11,42 tỷ USD, tăng 28%, chiếm tỷ trọng 6,5%; ...

Thị trường Châu Mỹ đạt kim ngạch hơn 47,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 38,46 tỷ USD; tăng 14,9%, chiếm tỷ trọng 21,78%; Thị trường Châu Âu với kim ngạch gần 37,84 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,4%. Trong đó, thị trường EU (28 nước) đạt gần 33,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,2%, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Châu Đại Dương đạt kim ngạch gần 3,39 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,9%; Châu Phi đạt gần 2,74 chiếm tỷ trọng 1,6%.4

Từ các số liệu trên có thể thấy hàng năm Việt Nam có hơn ngàn hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế xuất khẩu sang các thị trường châu Á và Mỹ giá trị kinh tế lên đến hàng tỷ usd. Có thể thấy nhu cầu về các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ngày càng tăng.. Từ khi gia nhập WTO cho đến nay nhà nước không ngừng cố gắng đưa ra các văn bản pháp luật để điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như luật thương mại 2005, các văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định số 23/ 2007/ TT-BTM ngày 17/7/2007; Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006...nhằm tạo nên mơi trường pháp luật bảo vệ và kích thích các thương nhân đầu tư và phát triển kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh phát triển lành mạnh, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tuy nhiên có thể thấy hiện nay pháp luật Việt Nam chưa thể theo kịp với thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp dẫn đến nhiều quy định trái ngược với các văn bản điều ước quốc tế như Công ước Viên 1980, Bộ nguyên tắc Unidroit... Dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng và dễ xảy ra tranh chấp.

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực ti n thực hiện tại Công ty cổ phần Sản xuất bao bì Khánh An (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)