- Chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua:
2.1.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về thực hiện HĐMBHH 1 Ưu điểm.
2.1.2.1. Ưu điểm.
- Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán được quy định trong LTM 2005 cụ thể đối với từng trường hợp có thể xảy ra. Về địa điểm giao hàng, trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển hay thời hạn giao hàng đều được luật quy định các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng, việc quy định chặt chẽ nhằm kiểm sốt q trình thực hiện, tạo ra khung pháp lý quy chuẩn để thực hiện. Bên cạnh đó giảm thiểu được rủi ro và tranh chấp giữa các bên khi tiến hành thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi để việc giao kết hợp đồng đạt hiệu quả cao, mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và tạo uy tín với các đối tác.
- Pháp luật về thực hiện HĐMBHH phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp và bên cạnh đó có sự linh hoạt trong q trình thực hiện của doanh nghiệp. Vì luật được thiết lập trên điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam nên các cơ quan lập pháp dựa vào tình hình kinh tế thị trường, quy mơ doanh nghiệp, hoạt động hành chính xã hội và những trường hợp thực tế thường xuyên gặp phải để có thể quy định làm sao cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia. Trên thực tế có rất nhiều tình huống xảy ra ngồi phạm vi pháp luật điều chỉnh nhưng doanh nghiệp có thể dựa trên nền tảng cơ sở pháp lý đó để xử lý có hiệu quả. Ví dụ như quy định về việc bên mua có quyền từ chối nhận hàng trong trường hợp hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng tại Điều 39 LTM 2005 phù hợp với thực tế xảy ra khi hàng hóa khơng được đảm bảo đúng chất lượng ảnh hưởng đến lợi ích của bên mua trong khi hợp đồng khơng có thỏa thuận cụ thể về điều khoản này.
- Các quy định về thực hiện HĐMBHH đã được các cơ quan lập pháp nghiên cứu kỹ lưỡng và đã có những sửa đổi phù hợp tiến bộ hơn so với luật cũ. Đó là bước đột phá trong quá trình điều chỉnh các hành vi của doanh nghiệp và kiểm soát được các hoạt động giao thương phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế, góp phầnđẩymạnh họat động mua bán hàng hóa giúp nền kinh tế thị trường phát triển bền vững.
- Văn bản dưới luật hướng dẫn những quy định về thực hiện hợp đồng chưa được triển khai, gây khó khăn khi áp dụng pháp luật. Có một số điều luật pháp luật quy định rất sơ sài như Điều 56 về nhận hàng có nhắc tới bên mua phải thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng, vậy những công việc thế nào gọi là hợp lý và khi bên mua khơng có thiện chí giúp đỡ, hỗ trợ bên bán thì sẽ xử lý như thế nào. Những vấn đề này nếu khơng được giải thích rõ ràng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện.
- Pháp luật quy định về điều khoản kiểm tra hàng hóa “Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hố khơng thể phát hiện được trong q trình kiểm tra bằng biện pháp thơng thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng khơng thơng báo cho bên mua.” (Khoản 5 Điều 44 LTM 2005). Như vậy, trong trường hợp này liệu bên mua có phải có trách nhiệm yêu cầu bên bán có những biện pháp kiểm tra đối với những loại hàng hóa khơng thể kiểm tra bằng biện pháp thông thường và thông báo cho bên mua về chất lượng hàng hóa, nếu khi hàng hóa đã được giao cho bên mua mới phát hiện ra thì trách nhiệm thuộc về bên bán nhưng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh khi sử dụng hàng hóa đó. Hay trong trường hợp người mua mua hàng với mục đích bán lại cho đối tác khác thì nó ảnh hưởng đến uy tín của bên thứ hai khi mà hàng hóa khơng được kiểm định đúng chất lượng như hợp đồng đã thỏa thuận.
- Quy định về nghĩa vụ thông báo thời điểm giao hàng của bên bán tại Khoản 2, Điều 37 LTM 2005 chưa rõ ràng, nếu trong hợp đồng các bên chỉ thỏa thuận thời hạn mà không thỏa thuận thời điểm giao hàng thì hàng hóa được giao tại mọi thời điểm trong thời hạn đó và người bán phải có nghĩa vụ thông báo trước cho bên mua về thời điểm giao hàng. Như vậy, người bán chỉ có nghĩa vụ thơng báo về thời điểm giao hàng và sau khi đã thông báo họ có quyền giao hàng mà khơng cần phải có sự chấp thuận của người mua. Việc quy định như vậy ảnh hưởng đến quyền lợi của bên mua và gây khó khăn cho bên mua trong việc nhận hàngkhi chưa có sự chuẩn bị. Và thông báo trước là trước bao nhiêu ngày để bên mua có sự chuẩn bị để nhận hàng.
- Quy định về cơ sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro tại Điều 59 LTM 2005 chưa hợp lý:“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hàng hóa do người nhận hàng để giao nắm giữ mà khơng phải là người vận chuyển thì rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa hoặc khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua”. Trong trường hợp này, người nhận hàng để giao trong quy định trên có mối quan hệ với ai, với người bán hay với người mua. Nếu người nhận hàng để giao có mối quan hệ với người bán thì rõ ràng việc người bán giao hàng cho họ không thể coi là họ đã giao hàng cho người mua và vì vậy việc bên mua phải chịu rủi ro khi họ được giao chứng từ sở hữu hàng hóa khó có thể chấp nhận được bởi vì hàng vẫn do họ nắm giữ. Nếu người nhận hàng để giao có mối quan hệ với người mua thì rõ ràng người bán giao hàng cho họ có nghĩa là hàng hóa đã được giao cho người mua, và vì vậy việc bên mua đã nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa hay chưa khơng có ý nghĩa pháp lý.
- Quy định về thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa mua bán trên đường vận chuyển tại Điều 60 LTM 2005 chưa hợp lý, pháp luật quy định hợp đồng có đối tượng là hàng hố đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Quy định này cho phép xác định thời điểm rủi ro được chuyển sang người mua trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên dưới góc độ thực tiễn thì quy định này chưa thực sự phù hợp. Vì rủi rocó thể phát sinh kể từ thời điểm hàng hóa khơng cịn nằm trong tầm kiểm soát của người bán, tức là thời điểm hàng hóa được người bán giao cho người vận chuyển rất có thể bị hư hỏng trước thời điểm ký kết hợp đồng.
- Quy định về nghĩa vụ bảo hành tại Điều 49 LTM 2005 không quy định cụ thể về quyền yêu cầu bảo hành của người mua và nghĩa vụ, trách nhiệm bảo hành của người bán trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về bảo hành trong hợp đồng. Trong những trường hợp như vậy, các bên mua và bán cần áp dụng quy định liên quan của pháp luật dân sự và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 chỉ có thể được áp dụng đối với trường hợp bảo hành hàng hóa liên quan đến người tiêu dùng là người mua, sử
dụng hàng hố, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. Điều 446 BLDS 2005 lại quy định theo hướng cho bên mua lựa chọn một trong các quyền sau trong thời hạn bảo hành: yêu cầu bên bán sửa chữa khơng thu tiền,giảm giá,đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật lấy lại tiền mà không nêu rõ thứ tự trước sau của các yêu cầu này, người mua do đó có thể tùy chọn một trong các cách thức trên.Theo đó, trường hợp hai bên khơng thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng việc bảo hành, sẽ dẫn đến tranh chấp khó giải quyết được là bên mua có thể dựa vào Điều 446 BLDS 2005 để yêu cầu bên bán trả lại tiền hoặc đổi hàng trong khi bên bán có thể viện dẫn đến nghĩa vụ bảo hành quy định tại Điều 445 BLDS 2005 hoặc Điều 49 LTM 2005 để phản đối yêu cầu này của bên mua, không đồng ý trả lại tiền hoặc đổi hàng mà sẽ tiến hành bảo hành, nếu không sửa chữa được mới thực hiện các biện pháp khác. Như vậy ở đây có sự chồng chéo quy định của pháp luật khi LTM 2005 khơng có quy định cụ thể thì về vấn đề bảo hành.