Tổng quan về Công ty CP mía đường Lam Sơn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần mía đƣờng lam sơn (Trang 25 - 31)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố mơi trường đến hiệu quả sử dụng

2.1.1. Tổng quan về Công ty CP mía đường Lam Sơn

2.1.1.1. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty CP mía đường Lam Sơn

Tên cơng ty:

- Tên tiếng Việt: Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn

- Tên tiếng Anh: Lam Son sugar cane Joint Stock Corporation - Tên giao dịch: LASUCO

Quy mô:

- Vốn điều lệ: 700 tỷ đồng.

- Quy mơ lao động: Hiện tại tính đến thời điểm 2016 cơng ty có tổng cộng 5.085 lao động. Đội ngũ lao động của cơng ty gồm những người có năng lực và kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như trong chuyên môn nghiệp vụ. Khối công nhân trực tiếp sản xuất có tay nghề cao: cơng nhân kỹ thuật chiếm 12% tổng số lao động và công nhân công nghệ chiếm 42,97% tổng số lao động.

Địa chỉ:

- Trụ sở chính: Khu 6, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. - Điện thoại: 0373.8.996.667

- Mã số thuế: 2800463346 - Website: www.lasuco.com.vn  Chức năng, nhiệm vụ:

- Liên kết hợp tác, ứng dụng công nghệ tiên tiến “Phát triển bền vững vì cộng đồng” mang lại lợi ích cho cổ đơng, nhà đầu tư, người trồng mía, người lao động.

- Xây dựng, phát triển và tôn vinh Thương hiệu Lasuco thành một thương hiệu mạnh, uy tín trong nước và quốc tế.

- Tạo ra một lực lượng lao động tri thức trẻ năng động, đổi mới, sáng tạo có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, có tâm, có tầm để xây dựng doanh nghiệp ngày càng giàu mạnh, phát triển cùng với nông dân và giúp nơng dân làm giàu.

Q trình hình thành và phát triển:

Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tiền thân là Nhà máy đường Lam Sơn. Ngày 12/01/1980: Thủ tướng Chính Phủ ký quyết định số 24/TTg phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn với cơng suất 1.500 tấn mía/ngày.

- Ngày 30/09/2013: Triển khai Dự án “Đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp CNC Lam Sơn”. Tổng mức đầu tư của dự án là 135 tỷ đồng.

- Tháng 09/2014: Lasuco chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ lên 700 tỷ đồng.

- Năm 2015: Nghiên cứu và đang tiếp tục triển khai các Dự án trọng điểm, phục vụ định hướng phát triển lâu dài của Công ty trong giai đoạn mới: Dự án Lúa- gạo hữu cơ; Dự án trồng và chế biến tre luồng gắn với công viên sinh thái...

- Ngày 08/12/2015: Công ty long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm thành lập, đánh dấu sự phát triển vượt bậc, nâng cao tầm vóc và vị thế của tập đoàn lên một tầm cao mới, sức mạnh trong thời kỳ đổi mới.

- Ngày 01/07/2016: Chính thức chuyển đổi mơ hình, đưa Cơng ty TNHH Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp CNC Lam Sơn hoạt động độc lập; đánh dấu bước chuyển biến mới, bám sát và thực hiện thành công mục tiêu ban đầu.

2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Cơng ty CP mía đường Lam Sơn

Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn là cơng ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam, giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 056673 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 23/12/1999.

*Hoạt động trong năm hiện tại của Công ty:

- Ngành nghề kinh doanh chính: Cơng nghệ sản xuất mía đường, điện; Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao: rau, hoa, quả cao cấp; Sản xuất lúa gạo hữu cơ; Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét.

- Ngành nghề kinh doanh khác:

+ Sản xuất và cung ứng giống cây, con, tiêu thụ sản phẩm; Chế biến các sản phẩm nông sản, thực phẩm; Kinh doanh thương mại, khách sạn, ăn uống; Xuất nhập

khẩu các sản phẩm trên và máy móc, thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

+ Cơng nghiệp nước uống có cồn và khơng có cồn; Chế biến các sản phẩm sau đường, nông, lâm sản, thức ăn gia súc; Dịch vụ vận tải, cơ khí, cung ứng vật tư nguyên vật liệu.

+ Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghiệp, công nghiệp; nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; Dịch vụ sửa chữa và gia cơng máy móc, thiết bị; Dịch vụ làm đất nơng, lâm nghiệp.

2.1.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Cơng ty CP mía đường Lam Sơn

Để hiểu hơn về cách thức hoạt động cũng như chức năng của các bộ phận quản lý công ty cũng như bộ phận kế tốn của cơng ty, ta có thể xem sơ đồ của bộ máy quản lý công ty cũng như bộ máy kế toán dưới đây.

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của Cơng ty CP mía đường Lam Sơn

Chức năng từng bộ phận:

Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 09/05/2007 và quy chế quản trị trong công ty, cơ cấu bộ máy quản lý của Lasuco gồm:

- Đại hội Đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan quyết định cao nhất của

cơng ty, gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 1 lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các Báo Cáo Tài Chính (BCTC) hàng năm của cơng ty tiến hành bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm sốt của cơng ty.

- Hội Đồng Quản Trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý cơng ty, có tồn quyền

nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT của Lasuco hiện gồm 5 thành viên, có nhiệm kỳ là 5 năm (2016 – 2020); thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ khơng hạn chế.

- Ban Kiểm Sốt (BKS): Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu

ra; BKS có nhiệm vụ kiểm sốt mọi mặt hoạt động, quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện BKS cơng ty gồm 5 thành viên, có nhiệm kỳ 5 năm; thành viên BKS có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. BKS hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Tổng Giám Đốc.

- Ban Tổng Giám Đốc (TGĐ): Do HĐQT bổ nhiệm, chịu trách nhiệm

trước HĐQT và ĐHĐCĐ về điều hành quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Các phó TGĐ có trách nhiệm hỗ trợ TGĐ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của các đơn vị trực thuộc công ty, đồng thời báo cáo trực tiếp cho TGĐ. Hiện tại, giúp việc cho TGĐ có 03 phó TGĐ:

+ 01 phó TGĐ thường trực

+ 01 phó TGĐ phụ trách sản xuất

+ 01 phó TGĐ phụ trách ngun liệu mía

- Phó TGĐ thường trực: Giúp TGĐ giải quyết các cơng việc có tính chất

thường xun của cơng ty, giải quyết các công việc của TGĐ theo ủy quyền, tổng ban điều hành dự án mía cơng nghệ cao, dự án chăn ni và phát triển bị sữa, chương trình cơng nghiệp hóa nơng nghiệp nơng thơn, trưởng ban phịng chống bão

lụt. Đại diện phần vốn của công ty tại công ty TNHH Lam Sơn-Sao Vàng.

- Phó TGĐ sản xuất: Giúp TGĐ phụ trách sản xuất, đảm bảo sản xuất ổn

định, an toàn, chất lượng, hiệu quả, an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường, trực tiếp chỉ đạo các đợn vị: Nhà máy đường I, II; Xí nghiệp cơ khí; Nhà máy cồn II; Đội mơi trường.

- Phó TGĐ phụ trách ngun vật mía: Giúp TGĐ phụ trách cơng tác

ngun liệu mía, trực tiếp chỉ đạo Xí nghiệp nguyên liệu, trực tiếp Nghiên cứu giống mía; tham gia cùng phó TGĐ thường trực chỉ đạo, điều hành thâm canh mía cơng nghệ cao, dự án CNH - HĐH NN&NT.

- Khối sản xuất: Bao gồm các Nhà máy, Xí nghiệp sản xuất của cơng ty.

Chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất sản phẩm kinh doanh mang lại giá trị lợi nhuận chủ yếu cho cơng ty.

- Khối quản lý: Gồm các phịng ban chủ chốt trong hệ thống quản lý của

cơng ty: Phịng kế hoạch, phịng Tài chính – Kế tốn, phịng Tổ chức – Hành chính, phịng Kiểm sốt chất lượng và mơi trường,…có chức năng là Ban quản trị, điều hành và chi phối các phịng ban khác trong cơng ty.

- Khối hỗ trợ: Có chức năng điều phối, hỗ trợ các hoạt động thường xuyên

diễn ra trong công ty, phục vụ nhu cầu giải trí của cơng nhân viên; đảm bảo an toàn lao động, an tồn mơi trường trong sản xuất kinh doanh.

- Khối nguyên liệu: Là các Xí nghiệp cung cấp, sản xuất các tư liệu, công

cụ lao động phục vụ q trình SXKD trong cơng ty, như: Xí nghiệp cơ giới, xí nghiệp đường, xí nghiệp cồn,…

- Khối kinh doanh: Gồm các Trung tâm thương mại, nơi công ty thầu để

đặt gian hàng mua bán, giới thiệu sản phẩm cho người tiêu dùng. Hiện tại thì cơng ty đã có chi nhánh kinh doanh đặt tại Hà Nội.

- Khối R&D: Là khối nghiên cứu và phát triển thị trường của công ty. Có

nhiệm vụ hoạch định chiến lược, kế hoạch mở rộng quy mô SXKD cho công ty, chịu trách nhiệm cho việc phát triển trong tương lai của công ty.

Nhận xét: Có thể thấy cơ cấu bộ máy quản lý Cơng ty cổ phần mía đường

Lam Sơn được chia làm nhiều khối, phịng ban theo từng nghiệp vụ chun mơn vừa mang tính tập trung vừa mang tính phân hóa cao.

2.1.1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP mía đường

Lam Sơn năm 2015 và 2016

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty CP mía đường Lam Sơn năm 2015 và 2016

Số tiền (VNĐ) Tỉ lệ (%) Tổng doanh thu VNĐ 1.491.858.243.284 1.821.653.477.891 329.795.234.607 22,11

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

VNĐ 1.482.325.397.675 1.804.721.265.048 322.395.867.373 21,75 Doanh thu hoạt động

tài chính VNĐ 4.188.229.194 15.830.464.886 11.642.235.692 277,98 Thu nhập khác VNĐ 5.344.616.415 1.101.747.957 -4.242.868.458 -79,39 Tổng chi phí VNĐ 1.442.888.357.477 1.718.884.484.126 275.996.126.649 19,13 Giá vốn VNĐ 1.331.300.205.809 1.570.750.637.039 239.450.431.230 17,99 Chi phí tài chính VNĐ 39.500.537.071 45.484.947.083 5.984.410.012 15,15 Chi phí bán hàng và QLDN VNĐ 65.309.645.018 94.492.322.078 29.182.677.060 44,68 Chi phí khác VNĐ 6.777.969.579 8.156.577.926 1.378.608.347 20,34

Lợi nhuận trước thuế VNĐ 48.267.740.907 102.768.993.765 54.501.252.858 112,91

Thuế TNDN VNĐ 10.983.119.007 13.597.216.461 2.614.097.454 23,80 Lợi nhuận sau thuế VNĐ 37.284.621.900 89.171.777.304 51.887.155.404 139,17

Chỉ tiêu Đơn Năm 2015 Năm 2016 So Sánh năm 2016/2015

vị tính

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015, 2016)

Qua bảng 1.2 ta thấy, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2016 so với năm 2015 tăng 322.395.867.373 VNĐ, tương đương với tỷ lệ tăng 21,75%. Trong khi đó, giá vốn hàng bán năm 2016 so với năm 2015 tăng 239.450.431.230 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 17,99%. Như vậy tốc độ tăng của doanh thu cao hơn so với của giá vốn hàng bán là 3,76%. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang được thực hiện rất tốt, đạt hiệu quả cao.

Doanh thu tài chính có sự tăng đột biến từ 4.188.229.194 VNĐ năm 2015 lên 15.830.464.886 VNĐ năm 2016, tương đương tăng 277,98%. Trong khi đó chi phí tài chính chỉ tăng nhẹ 15,15% (từ 39.500.537.071 VNĐ lên 45.484.947.083 VNĐ). Có thể thấy cơng ty đã nâng cao được hiệu quả của hoạt động đầu tư tài chính. Tuy nhiên việc doanh thu tài chính vẫn chưa bù đắp được chi phí tài chính cũng đặt ra

cho cơng ty một số vấn đề cần giải quyết như việc phải tìm ra biện pháp để bù lỗ cho hoạt động đầu tư tài chính.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2016 tăng so với năm 2015 là 29.182.677.060 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 44,68%. Chi phí tăng lên chủ yếu là do doanh nghiệp tăng chi phí bán hàng để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tuy nhiên việc để chi phí bán hàng và QLDN tăng với mức tăng quá cao là không tốt, cần xem xét lại những khoản mục chi phí, thực hiện tiết kiệm trong khâu bán hàng để giảm thiểu chi phí tiến đến tăng lợi nhuận cho cơng ty.

Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty cổ phần mía đường Lam Sơn năm 2016 so với năm 2015 tăng đáng kể. Điều minh chứng rõ nhất là lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng 51.887.155.404 VNĐ, tương ứng tỷ lệ tăng là 139,17% (năm 2016 so với năm 2015). Như vậy có thể thấy hướng phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao của cơng ty là hồn toàn đúng đắn, mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần mía đƣờng lam sơn (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)