Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện pháp luật nó

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa thực ti n áp dụng tại công ty cổ phần đầu tƣ và kỹ thuật h a bình (Trang 37 - 39)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

3.2. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện pháp luật nó

chung và pháp luật hợp đờng nói riêng của cơng ty cổ phần đầu tư thương mại và kỹ thuật Hòa Bình.

3.2.1.Một số định hướng cho việc hồn thiện pháp luật về hợp đờng mua bán hàng hóa.

Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế hiện nay, cần có những định hướng mới cho tiến trình phát triển pháp luật hiện hành. Cụ thể là những định hướng đối với việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

- Nâng cao tính ổn định của pháp luật, đây là yêu cầu cần thiết, bởi không thể thường xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật. Nhưng điều này dường như trái ngược với pháp luật Việt Nam hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn đang trong q trình tiếp tục hồn thiện và sửa đổi nhằm phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại. Việc ổn đinh của pháp luật sẽ tạo cho doanh nghiệp sự yên tâm trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tính đồng bộ, thống nhất, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta còn chưa thực sự đồng bộ. Ngay trong pháp luật mua bán hàng hóa là một bộ phận rất nhỏ mà có rất nhiều vấn đề khơng có tính thống nhất. Vì vậy cần phải khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, và đảm bảo sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các công ước và tập quán quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tạo

điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào thị trường thương mại quốc tế, đồng thời đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

- Tính minh bạch của pháp luật, tính minh bạch của pháp luật là một đòi hỏi rất quan trọng. Các văn bản pháp luật khi ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung cần được công bố, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để thương nhân nói riêng và các tầng lớp khác trong xã hội nói chung biết đến và thực hiện theo. Khi các quy định của pháp luật được ban hành mà không được công khai phổ biến rộng rãi, khơng đảm bảo tính minh bạch thì rất khó có thể đi vào thực tiễn và trở thành công cụ quản lý nhà nước hiệu quả.

Tóm lại, cần tích cực hồn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa nói riêng và pháp luật về thương mại nói chung sao cho phù hợp với thực tiễn, khơng xa rời thực tiễn và phù hợp với cả những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoàn thiện pháp luật về hợp đờng mua bán hàng hóa.

Hiện nay, trong thời buổi nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc sửa đổi Luật là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu thực tiền. Nhất là hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, hoạt động mua bán hàng hóa ngày càng trở nên sơi động. Vì vậy sẽ khơng tránh khỏi những bất cập phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật thương mại vào thực tiễn.

- Đối với vấn đề nội dung của hợp đồng. Hiện nay, LTM 2005 không quy định các điều khoản bắt buộc đối với một hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, các bên được toàn quyền thỏa thuận về vấn đề này. Tuy nhiên, pháp luât nên quy định các điều khoản đối tượng là điều khoản bắt buộc đối với hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. Quy định như vậy sẽ tạo ra các cơ sở pháp lí chắc chắn cho q trình thực hiện hợp đồng cũng như quá trình giải quyết tranh chấp. Nếu sơ sài thì có thể xảy ra trường hợp hợp đồng vô hiệu hoặc tạo ra nhiều trở ngại trong quá trình thực hiện - Hình thức của hợp đồng, luật nên cho phép chủ thể được giao kết hợp đồng dưới mọi hình thức, khơng chỉ hạn chế trong ba hình thức quy đinh như hiện nay. Các bên có thể sử dung mọi cách thực hợp pháp để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng, kể cả việc sử dụng lời khai của nhân chứng để tương đồng với quy định theo cơng ước Viên 1980 về hình thức hợp đồng. Và cũng nên quy định rõ hơn trường hợp nào thì hợp đồng mua bán hàng hóa được lập thành văn bản.

- Chuyển đổi rủi ro, pháp luật nên quy định rõ khi nào thì người bán sẽ hồn thành nghĩa vụ giao hàng. Có như vậy các quy định về chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua đói với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa mới được coi là có tính chặt chẽ.

- Vấn đề địa điểm giao hàng cần được thống nhất lại, không thể để tồn tại thực trạng như hiện nay, BLDS quy định theo một cách, Luật chuyên ngành lại quy định theo cách khác. Điều đó làm mất đi mạch thống nhất trong hệ thống pháp luật nói chung. Địa điểm giao hàng có thể ở địa điểm của người bán, cũng có thể ở địa điểm của người mua nhưng nó cần có tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật tránh tình trạng nhầm lẫn, gây ra những tranh chấp khơng đáng có.

- Cần có những sửa đổi và bổ sung về pháp luật thương mại khi nước ta ra nhập WTO. Tính đến ngày 7/11/2006, Việt Nam đã sửa đổi và thông qua 25 luật và pháp lệnh. Việc sửa đổi các văn bản pháp luật trong nước cho phù hợp với các văn bản pháp luật quốc tế là việc cần làm và nên làm để tránh những khó khăn có thể xảy ra khi nước ta hội nhập và tham gia hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng ngày càng nhiều hơn. Nhà nước ta nên có những biện pháp trước mắt là hạn chế những thiếu sót trong hoạt động lập pháp khi chưa ban hành đủ các văn bản hướng dẫn các cam kết quốc tế mà ta đã tham gia. Bởi hiện nay có những quy định của pháp luật Việt Nam còn trái với các Điều ước quốc tế, mặc dù theo nguyên tắc sẽ ưu tiên áp dụng Điều ước quốc tế nhưng không phải mọi cá nhân và doanh nghiệp nào cũng biết và hiểu hết các Điều ước mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa thực ti n áp dụng tại công ty cổ phần đầu tƣ và kỹ thuật h a bình (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)