5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
3.2. Các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tạ
3.2.1. Các đề xuất, kiến nghị đối với công ty TNHH TM Vĩnh Long
3.2.1.1. Nâng cao năng lực và trình độ các nhà quản trị của cơng ty và trình độ chun mơn của các nhân viên trong Công ty TNHH TM Vĩnh Long.
Quản trị doanh nghiệp là một trong những nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh,sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế đầy biến động như hiện nay. Kết quả và hiệu quả của quản trị doanh nghiệp cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào trình độ chun mơn cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. Vì vậy cần thiết phải nâng cao năng lực và trình độ chun mơn cho đội ngũ các nhà quản trị cũng như năng lực và trình độ của đội ngũ cơng nhân viên trong công ty. Công ty TNHH TM Vĩnh Long cần khai thác ở khía cạnh quản lý để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình.
Trong cơng tác quản lý Cơng ty cần đưa ra một chính sách kỷ luật, khen thưởng chặt chẽ và cụ thể đến từng cá nhân trong công ty. Hiện tại công ty mới chỉ đặt ra chính sách kỷ luật, khen thưởng áp dụng cho các phòng chưa quy về cá nhân cụ thể. Điều này làm cản trở phát huy năng lực của từng cá nhân cụ thể trong công ty. Công ty nên áp dụng việc trích hoa hồng cho nhân viên khi họ thu hồi được khoản cơng nợ khó địi của cơng ty.
3.2.1.2. Đẩy nhanh tiến độ thu hồi công nợ, gia tăng khoản mục tiền và tương đương tiền.
Lý do đề xuất giải pháp
Ta nhận thấy rằng, khoản mục tiền và tương đương tiền của công ty trong tổng VLĐ rất nhỏ, chỉ chiếm có 9.21% năm 2014. Trong khi đó các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tới 32.26% tăng 0.93% so với năm 2013. Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại cần có vốn tiền nhất định để lưu thơng và có thể chủ động đối phó với các rủi ro trong kinh doanh. Do vậy công ty cần đẩy nhanh tiến độ thu hồi công nợ, gia tăng các khoản mục tiền và tương đương tiền.
Nội dung giải pháp
- Công ty cần tiến hành đánh giá chặt chẽ khả năng thanh toán của khách hàng nhằm xác định khoản tín dụng này sẽ được khách hàng thanh tốn đúng thời hạn hay khơng. Để làm được điều này công ty phải xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu tín dụng như: phẩm chất, tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, vốn của khách hàng, tài sản thế chấp, điều kiện của khách hàng.
- Công ty phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách sắp xếp chúng theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết các khoản phải thu khi đến hạn như: tăng lãi suất nếu trả chậm, cắt giảm việc bán hàng cho các con nợ.
- Cơng ty có thể đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu khách hàng bằng cách thực hiện các hình thức chiết khấu thanh tốn trên tổng số tiền phải thu. Thực hiện giải pháp này có thể khiến cơng ty phải gánh chịu thêm một khoản chi phí chiết khấu thanh tốn nhưng lại đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn của vốn lưu động.
- Khi ký kết hợp đồng cần quy định rõ ràng về thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và quy định mức phạt nếu vi phạm thời hạn đó để tránh việc bị chiếm dụng vốn bất hợp pháp. Mức phạt vi phạm có thể tính bẳng tỷ lệ phần trăm số tiền cịn nợ và tính trên số ngày trả chậm, tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng. Đây là biện pháp tốt đối với các hợp đồng có giá trị lớn, khách hàng có ý định chiếm dụng vốn của Cơng ty. Từ đó tránh được những rủi ro về đạo đức của khách hàng và cũng đảm bảo được lợi ích của Cơng ty.
- Cơng ty nên có một bộ phận chun trách về quản lý thu nợ và theo dõi công nợ, chia theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng, vị trí địa lý hoặc giá trị cơng nợ. Những nhân viên này được đào tạo về kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, khả năng thuyết phục khách hàng thanh toán hoặc cam kết thanh tốn, cách xử lý các tình huống khó, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ...
3.2.1.3. Gia tăng lượng hàng nhập khẩu, cân đối với lượng hàng tiêu thụ trong nước để tránh tịnh trạng thiếu hàng hóa cung cấp cho các khách hàng.
Lý do đề xuất giải pháp
Từ kết quả phân tích ta thấy năm 2014, hàng tồn kho của công ty giảm 32,820,146,010 đồng, tương ứng với tỉ lệ giảm là 24.37% so với năm 2013. Hàng tồn kho giảm là do bộ công thương đưa ra hạn mức nhập khẩu và đưa ra nhiều chính sách, thủ rục trong việc làm thông quan đối với mặt hàng sắt thép hợp kim. Tuy nhiên, nhu cầu sắt thép trong nước vẫn khá ổn định, do vậy công ty đứng trước nguy cơ thiếu hàng hóa để tiêu thụ trong nước, thiếu hàng hóa dự trữ cho kỳ tiếp theo.
Nội dung giải pháp
- Định kỳ hàng tháng phòng kế hoạch –vật tư, và phịng kế tốn cần kiểm kê, đánh giá lại hàng tồn kho cũng như tìm hiểu, xem xét trang thái hàng tồn kho như vật có đáp ứng tốt cho nhu cầu kinh doanh hay không và mức dự trữ hàng tồn kho tại thời điểm đó có phù hợp hay khơng. Tránh tình trạng hàng tồn khơng đủ để đáp ứng nhu cầu làm ảnh hưởng đến tình hình bán ra của cơng ty hay cũng, tránh trường hợp để hàng tồn quá nhiều gây ứ đọng hàng hóa, chậm lưu chuyển.
- Đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thì trường hoạt động ra nhiều địa bàn hơn nữa. Ngồi ra cơng ty cần đẩy mạnh quảng cáo hình ảnh của cơng ty trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng hơn để mọi người biết đến hình ảnh cơng ty hơn nữa, có chế độ thưởng phạt phân minh để khuyến khích nhân viên kinh doanh nhiệt tình, hăng say, có
chính sách ưu đãi cho khách hàng có giá trị lớn và dài hạn. Đồng thời tổ chức, lên kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng đến để cung cấp kịp thời cho khách hàng.
- Tăng cường khả năng lãnh đạo giỏi về chun mơn và nâng cao trình độ của nguời lao động góp phần tăng năng suất lao động, quá trình phân phối và sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh hợp lý hơn đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
3.2.1.4. Đẩy mạnh công tác bán hàng, gia tăng lượng hàng nhập.
Lý do đề xuất giải pháp.
Năm 2014 vốn kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận đều giảm mạnh. Cụ thể: vốn kinh doanh giảm 33,092,162,286 đồng, doanh thu giảm 8,189,367,109 đồng, lợi nhuận giảm 3,889,615,586 đồng.
Lượng hàng nhập khẩu giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước. Nội dung giải pháp.
Công ty cần đẩy mạnh quảng cáo, không chỉ cung cấp hàng cho các nhà máy, các cơng ty mà cần tìm kiếm các cơng trình lớn để cung cấp hàng tới tận chân cơng trình
Bên cạnh đó cơng ty cần chuẩn bị tiềm lực tài chính, kho bãi, đầu tư tài sản cố định để gia tăng lượng hàng nhập khẩu vào năm tới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.