Phân tích biến động và cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2012-

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tƣ nhân thƣơng mại xuân bình (Trang 37 - 39)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp Tư nhân Thương

2.2.2.2. Phân tích biến động và cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2012-

Bảng 2.4: Phân tích biến động và cơ cấu vốn lưu động năm 2012-2013

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2013/2012

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) TT (%)

1.Tiền và tương đương tiền 8.928.306.012 23,68 7.639.294.505 16,55 -1.289.011.507 -14,44 -7,13

2.Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0,00 0 0,00 0 - 0,00

3.Các khoản phải thu ngắn hạn 2.319.938.370 6,15 3.516.844.790 7,62 1.196.906.420 51,59 1,47 4.Hàng tồn kho 25.226.830.073 66,89 33.812.079.862 73,25 8.585.249.790 3,40 6,36 5.Tài sản ngắn hạn khác 1.236.166.114 3,28 1.189.946.962 2,58 -46.219.152 -3,74 -0,7 Tổng vốn lưu động 37.711.240.568 100 46.158.166.119 100 8.446.925.550 22,39 0

Nhận xét:

 Qua bảng số liệu trên ta thấy, vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2013 tăng 8.446.925.550đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 22,39%. Trong đó:

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 giảm 1.289.011.507 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm là 14,44%. Nguyên nhân có sự biến động này là do năm 2013 doanh nghiệp liên tục bổ sung thêm các mẫu xe mới, trong khi đó lượng hàng tồn kho từ năm 2012 tương đối lớn nên vốn lưu động chủ yếu dưới dạng hàng tồn kho, dẫn đến tiền và các khoản tương đương tiền giảm. Mặt khác, trong năm 2013 tình hình kinh doanh xe máy gặp nhiều khó khăn nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp giảm, hơn nữa chủ yếu lại chưa thu được tiền nên làm cho lượng tiền và các khoản tương đương tiền giảm.

Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 tăng 1.196.906.420 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 51,59%. Nguyên nhân khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012 chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng tăng. Trong năm 2013 doanh nghiệp có thêm hình thức bán hàng trả góp trong vịng 6 tháng, 1 năm tùy thuộc vào từng loại xe. Hơn nữa, theo báo cáo doanh số bán hàng từng tháng của doanh nghiệp, lượng sản phẩm bán ra trong năm 2013 chủ yếu vào tháng 10, tháng 11, tháng 12 (thời điểm giáp tết nguyên đán) nên kết thúc năm 2013 vẫn chưa thể thu hồi được hết nợ, dẫn đến các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng lên.

Hàng tồn kho năm 2013 tăng 8.585.249.790 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,4%. Nguyên nhân có sự biến động này là do mặt hàng xe máy luôn luôn thay đổi, mỗi năm các hãng đua nhau cho ra thị trường nhiều dòng xe mới khác nhau. Trong khi đó, thị trường xe máy những năm gần đây rất ảm đạm, cung quá lớn so với cầu nên để thu hút khách hàng, đẩy mạnh lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh nghiệp tiếp tục nhập bổ sung thêm các mẫu xe mới, cùng với việc tiêu thu các mẫu xe cũ chậm nên lượng sản phẩm bán ra giảm, hàng tồn kho sẽ tăng lên.

Tài sản ngắn hạn khác năm 2013 giảm 46.219.152 đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,74%.

Như vậy, có thể thấy quy mơ vốn lưu động của doanh nghiệp đang ngày càng được mở rộng. Vốn lưu động của doanh nghiệp tăng chủ yếu là do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng.

Về mặt tỷ trọng các khoản mục vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2012- 2013 ta thấy:

Khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất và đang có xu hướng tăng 6,36% (từ 66,89% lên 73,25%). Chiến tỷ trọng lớn thứ hai và đang có xu hướng giảm 7,13% là tiền và các khoản tương đương tiền (từ 23,68% xuống 16,55%). Tiếp theo là các khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 chiếm tỷ trọng 7,62%, tăng 1,47% so với năm 2012. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và đang có xu hướng giảm từ 3,28% xuống 2,58%.

Việc tăng tỷ trọng khoản mục hàng tồn kho đang có xu hướng tăng lên là không tốt làm vốn bị ứ đọng đồng thời làm chậm khả năng quay vòng vốn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Việc tăng tỷ trọng khoản mục phải thu là không tốt, bởi vì nó làm tăng khả năng bị khách hàng chiếm dụng vốn, làm giảm khả năng

thanh toán. Tỷ trọng khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng vốn lưu động đang có xu hướng giảm chưa hẳn đã là không tốt, điều này cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp tăng lên. Việc doanh nghiệp kinh doanh trên vốn của người khác sẽ giúp làm tăng khả năng quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Như vậy, việc phân bổ các khoản mục trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp trong năm 2013 là chưa tốt. Vốn lưu động của doanh nghiệp tăng chủ yếu do tăng hàng tồn kho và các khoản phải thu. Điều này làm giảm vòng quay vốn của doanh nghiệp, làm cho hiệu quả sử dụng vốn giảm.

Trong năm tới, doanh nghiệp cần tăng tăng tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền giảm tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tƣ nhân thƣơng mại xuân bình (Trang 37 - 39)