Các đề xuất, kiến nghị đối với công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tổng hợp và xây dựng thành nam (Trang 33 - 36)

1.1 .Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

3.2.1.Các đề xuất, kiến nghị đối với công ty

1.3.1.1 .Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh

3.2.1.Các đề xuất, kiến nghị đối với công ty

3.2.1.1. Xây dựng bộ phận chuyên trách thực hiện cơng tác phân tích

Lý do đề xuất giải pháp

Hiện nay cơng ty chưa có bộ phận chun trách làm nhiệm vụ phân tích các chỉ tiêu kinh tế nói chung và phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng. Do đó, các nhà quản trị chưa thể có những đánh giá chính xác về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Nội dung giải pháp

Công ty cần nhanh chóng xây dựng và đề phịng Phân tích – Tài chính đi vào hoạt động. Bộ phận phân tích cần được phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận kế tốn, bộ phận kỹ thuật các phịng ban khác để có những số liệu chính xác và kịp thời phục vụ cơng tác phân tích. Sau khi phân tích cần có các báo cáo gửi cho các nhà quản trị, chỉ rõ với kết quả phân tích như vậy là tốt hay xấu, để khắc phục cần tác động vào các chỉ tiêu nào, giúp cho nhà quản trị có thể nắm bắt nhanh chóng tình hình kinh doanh của cơng ty, ngun nhân của thực trạng đó và tìm ra biện pháp phù hợp.

3.2.1.2. Nâng cấp, đổi mới tài sản cố định

Lý do đề xuất giải pháp

Đối với các doanh nghiệp việc mua sắm tài sản cố định đúng phương hướng đúng mục đích có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Nếu cơng ty khơng chủ động đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị thì chắc chắn sẽ bị thua kém trong cạnh tranh.

Nội dung giải pháp

Đây là chiến lược lâu dài mà cơng ty cần có phương hứng đầu tư đúng đắn. Tuy nhiên cần phải xem xét hiệu quả của sự đầu tư mang lại, công ty mua sắm tài sản cố định cần phải dựa trên khả năng hiện có của mình về lao động, khả năng tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu kỹ lưỡng các tài sản cố định đầu tư về mặt tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

Do việc mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn vay cho nên cơng ty phải có trách nhiệm trả lãi định kỳ và hoàn trả phần gốc trong một thời hạn nhất định. Do đó sẽ thúc đẩy cơng ty cần phân tích kỹ lưỡng, tìm giải pháp tốt nhất để đưa tài sản vào sử dụng một cách triệt để sao cho kết quả kinh doanh bù đắp được tất cả các chi phí.

Để làm được điều này cơng ty phải cố gắng đầu tư sử dụng tốt vốn nói chung và vốn cố định nói riêng trên cơ sở phải phân tích kỹ lưỡng để lựa chọn đầu tư vốn vào loại máy móc nào là chủ yếu và hoạt động một cách hiệu quả. Việc đổi mới tài sản giúp thuận lợi cho việc chiếm lĩnh thị trường và tạo uy tín với khách hàng.

3.2.1.3. Tiến hành quản lý chặt chẽ tài sản cố định

Lý do đề xuất giải pháp

Sau khi mua sắm, đổi mới tài sản cố định thì việc tiếp theo đó là cần bảo quản tài sản. Để làm được điều này có thể tiến hành theo các cách sau:

Nội dung giải pháp

Tiến hành mở sổ kế toán theo dõi chính xác tồn bộ tài sản cố định hiện có: nguyên giá, khấu hao, giá trị cịn lại theo đúng chế độ kế tốn thống kê hiện hành, phản ánh trung thực, kịp thời về tình hình sử dụng, biến động tài sản trong q trình kinh doanh.

Cơng ty phải tiến hành kiểm kê lại tài sản cố định theo đúng định kỳ và khi kết thúc tài chính năm. Xác định được số tài sản thừa, thiếu, ứ đọng và nguyên nhân gây ra những tình hình chung trên để kịp thời đưa ra giải pháp cụ thể cho tình hình chung.

Tiến hành phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận trong công ty, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn đồng thời kiểm kê, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong một năm. Đối với tài sản cố định thuộc loại thanh lý hay nhượng bán thì cơng ty cần phải tiến hành lập hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định về giá trị tài sản.

3.2.1.4. Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

Lý do đề xuất giải pháp

Việc giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty.

Cần xem xét một cách hợp lý về nhân viên, chế độ bán hàng, các chính sách marketing. Điều chỉnh hướng tới mức chi phí có thể thấp nhất

3.2.1.5. Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho

Lý do đề xuất giải pháp

Hàng tồn kho trung bình của cơng ty trung bình chiếm 10,49% trong cơ cấu nguồn vốn của cơng ty. Lượng hàng tồn kho này có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Nội dung giải pháp

Do đó cơng ty càng cần phải quản lý tốt hàng tồn kho của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

3.2.1.6. Quản lý chặt chẽ nguồn vốn

Lý do đề xuất giải pháp

Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu có tác dụng làm tăng doanh thu bán hàng chi phí tồn kho giảm, tài sản cố định được sử dụng hiệu quả song nó cũng làm tăng chi phí địi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt của ngân quỹ. Vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng đang khá nhiều trong khi đó cơng ty lại đang thiếu vốn để đầu tư. Chính vì thế cần quản lý chặt chẽ hơn nữa các khoản phải thu để tăng được doanh thu, tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có vừa đảm bảo tính hiệu quả. Có thể giảm các khoản phải thu bằng cách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung giải pháp

Không chấp nhận bán chịu với mọi giá để giải phóng hàng tồn kho. Hoặc là khi bán chịu cơng ty cần phân tích khả năng tín dụng của khách hàng và đáng giá các khoản tín dụng được đề nghị nhằm xem xét khách hàng có thể thanh tốn đúng thời hạn hay không. Để làm được điều này công ty phải xây dựng được một hệ thống tiêu chí tín dụng như: phẩm chất, tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, vốn của khách hàng, tài sản thế chấp, điều kiện của khách hàng.

Công ty phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách sắp xếp chúng theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết các khoản phải thu khi đến kỳ hạn, theo dõi kỳ thu tiền bình quân khi thấy kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh thu khơng tăng có nghĩa là cơng ty đang bị ứ đọng ở khâu thanh tốn cần phải có biện pháp kịp thời để giải quyết. Hoàn thiện cơ cấu vốn theo kết cấu tài sản. Đối với

tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp phải lập kế hoạch vốn bằng tiền cân đối tỷ trọng tiền của doanh nghiệp trong việc chi trả nguyên vật liệu, trả lương, tỷ trọng các khoản phải trả khác và tỷ trọng các khoản dự trữ cho việc chi đột xuất.

Hồn thiện cơ cấu vốn theo nguồn hình thành bao gồm: giảm các khoản nợ phải, tăng vốn chủ sở hữu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là phải xác định danh mục đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị cho hợp lý, tính khấu hao cho đúng, cho đủ quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao, lập kế hoạch sửa chữa tốt tài sản cố định. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lưu động cần tăng cường công tác thu hồi nợ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong khâu thanh toán, chủ động thu hồi dứt điểm công nợ, cố gắng không để phát sinh nợ mới, chủ động kiến nghị chủ đầu tư nghiệm thu cơng trình hồn thành.

3.2.1.7. Tăng khả năng cạnh tranh, tiếp tục tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Lý do đề xuất giải pháp

Chú trọng tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường các công tác nghiên cứu, dự báo thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả. Đây là biện pháp tốt nhất để tăng số lượng, doanh số bán hàng trong cả hiện tại và tương lai, tạo điều kiện cho việc định hướng đầu tư trong những năm tiếp theo.

Nội dung giải pháp

Nghiên cứu thị trường cả đầu vào và đầu ra của thị trường. Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, marketing, nắm bắt những yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời những mặt tồn tại, hạn chế của sản phẩm và phát huy những thế mạnh hiện có. Nghiên cứu và phát triển thương hiệu riêng với một hoặc nhiều đặc điểm khác biệt, mang tính đột phá, để từ đó nâng cao giá trị của cơng ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại tổng hợp và xây dựng thành nam (Trang 33 - 36)