Các kết luận và phát hiện qua phân tích

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ph n t ch hiệu quả sử dụng v n kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển an phát (Trang 56 - 60)

5. Kết cấu của khóa ḷn tớt nghiệp

3.1 Các kết luận và phát hiện qua phân tích

3.1.1. Những kết quả đạt được

Trải qua nhiều khó khăn để khẳng định mình, cho đến nay công ty đã trở thành một công ty độc lập, hoạt động kinh doanh mang tính hiệu quả cao và đã đạt được một số thành tựu:

Dù phải đối mặt với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành xây dựng, nhưng tính tự chủ trong tài chính của công ty tương đối cao, các hệ số tự tài trợ của công ty đều đạt mức cao. Công ty đã cố gắng phát huy hết năng lực của mình để dần thích ứng và tạo ra uy tín trên thị trường, ký kết được nhiều hợp đồng, tạo mối quan hệ lâu dài với các đối tác.

 Về tình hình vốn kinh doanh của công ty

Nguồn vốn kinh doanh của công ty được tăng lên qua các năm, cụ thể trong năm 2017 đạt mức 712.243.689 VNĐ, tăng 7,58% so với năm 2016, vốn cố đinh tăng 2.225.385.177 VNĐ tương ứng với 49,2% chứng tỏ công ty đang mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công ty cũng đã có những chính sách kích cầu tiêu dùng, thực hiện các biện pháp xúc tiến bán hàng nhằm tiêu thụ hàng đã xây dựng, điều này làm cho hàng tồn kho của công ty trong năm 2017 giảm so với năm 2016, tuy lượng hàng tiêu thụ được không lớn nhưng nó cũng là một dấu hiệu tích cực để công ty tiếp tục phát uy trong các kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. Cụ thể, trong năm 2017 hàng tồn kho đã giảm 893.211.581 VNĐ so với năm 2016, tương ứng với 11,29%.

Ngoài ra công ty còn mở rộng quy mô sản xuất bằng cách mở rộng các hoạt đông kinh doanh như: Sản xuất và lắp dựng nhà lưới nhà kính; Kinh doanh các loại máy móc thiết bị phục vụ ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi; Kinh doanh thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị đo lường phân tích và kiểm nghiệm, thiết bị

mơi trường, điện tử tin học; Kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố.

3.1.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Bênh cạnh những kết quả đạt được, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển An Phát vẫn còn có những mặt hạn chế về vốn kinh doanh. Để công ty tiếp tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả, công ty cần tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại đó. Một số tồn tại trong yếu và nguyên nhân như sau:

 Về tình hình vốn kinh doanh tại công ty

Trong cơ cấu vốn lưu động, khoản mục các nợ phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn, là 58,01% trong năm 2016 và 64,19% trong năm 2017 làm mất đi tính năng động của vốn kinh doanh, công ty bị chiếm dụng một lượng vốn tương đối lớn. Như vậy sẽ làm giảm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, qua đó làm giảm hiệu quả sử dụng của vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Nguyên nhân là do đặc điểm kinh doanh của ngành xây dựng, các công trình phải được nghiệm thu mới được thanh toán; mặt khác, sau khi công trình hoàn thành khách hàng thường giữ lại một phần giá trị công trình coi như khoản bảo hiểm cho công trình. Giá trị công trình là lớn nên các khoản giữ lại của khách hàng cũng tương đối cao. Đồng thời, việc quản lý nguồn vốn chưa chặt chẽ cũng làm cho công tác thu hồi nợ còn chưa hiệu quả và bị chiếm dụng vốn nhiều.

Mặt khác, việc đi thuê máy móc thiết bị phục vụ ngành xây dựng như máy hàn, máy khoan cắt bê tông... trước mắt có thể làm giảm được khoản chi phí phải mua chúng, thuận lợi trong công tác di chuyển khi có công trình hoàn thành, xong đây lại không phải là một biện pháp lâu dài mà công ty cần xem xét lại, bởi vì khi mà công ty tập trung quá nhiều vào các tài sản ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn đang không phát huy được hiệu quả như công ty mong muốn.

Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân năm 2017 so với năm 2016 giảm 0,01 lần, tỷ lệ giảm 19,42%. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chưa cao.

Hệ số doanh thu trên vốn cố định bình quân năm 2017 giảm 12,37 lần, tỷ lệ giảm 45,02%. Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định bình quân năm 2017 giảm 0,16 lần, tỷ lệ giảm 41,9%. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đều giảm chứng tỏ khả năng tạo ra doanh thu và khả năng sinh lời của một đồng vốn cố định năm 2017 bị suy giảm so với năm 2016. Công ty sử dụng vốn cố định chưa thực sự hiệu quả, chưa khai thác hết tiềm năng của vốn cố định. Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định còn ở mức thấp chỉ đạt 0,22 lần, tức là một đồng vốn cố định chỉ tạo ra được 0,22 đồng lợi nhuận, đây là một con số còn khá khiêm tốn và hoàn toàn có thể tăng cao nếu như có những giải pháp hợp lý và kịp thời.

 Nguyên nhân

Những hạn chế được nêu ở trên gặp phải là do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân chủ quan

- Việc điều chỉnh vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và nhu cầu phát sinh trong quá trình hoạt động. Công tác quản lý vốn kinh doanh không dựa trên cơ sở khoa học, phân tích thực tiễn mà chủ yếu dựa trên cơ sở trực quan, kinh nghiệm. Điều này đã làm cho sản xuất luôn ở trạng thái bị động, các điều chỉnh chỉ được tiến hành khi công việc đã thực hiện. Công tác lập kế hoạch vốn kinh doanh cũng chỉ dựa trên kinh nghiệm của cán bộ phòng Kế toán - tài chính dựa trên ước tính cho những năm tiếp theo.

- Công ty chưa chú trọng nhiều đến vai trò của công tác đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Công ty không có một hệ thống tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn kinh doanh. Vì thế công ty thường không phát hiện được các sự cố trong từng khâu để có thể tiến hành điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó công tác thông kê chưa được công ty chú trọng gây khó khăn cho việc xây dựng, tính toán các chỉ tiêu

đánh gihá hiệu quả. Ngoài ra việc giao cho các xí nghiệp hạch toán rồi mới báo cáo lên cho công ty cũng làm ảnh hưởng đến sự chính xác của số liệu, việc đánh gía các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn.

- Công ty chưa có những biện pháp để thu hồi công nợ hiện tại cũng như các biện pháp hạn chế các khoản phải thu trong tương lai. Điều này đã làm cho vòng quay của vốn lưu động bị giảm đi rất nhiều, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong công ty nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung.

Nguyên nhân khách quan

- Tình trạng chậm thanh toán khi công trình hoàng thành. Hiện nay vẫn chưa có một chế tài đủ mạnh để hạn chế tình trạng này. Chính điều này đã làm cho vốn lưu động bị lưu đọng rất nhiều trong khâu này, từ đó làm cho vòng quay vốn lưu động của công ty giảm xuống.

- Khó khăn trong việc huy động vốn: Nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu vẫn là từ các ngân hàng thươg mại. Tuy nhiên để khai thác được nguồn này cũng rất khó khăn do điều kiện cam kết rất khắt khe mà các ngân hàng áp dụng với công ty.

- Sự biến động của thị trường nguyên vật liệu đầu vào: Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Bởi tỷ lệ nguyên vật liệu thường chiếm tới 60-70% giá trị công trình. Do đó khi mà giá cả của nguyên vật liệu tăng lên sẽ làm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty bị giảm đi.

- Nhu cầu vốn lưu động thường không ổn định giữa các tháng trong năm: Đây chính là đặc điểm chung của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, vì các công trình được thi công chủ yếu ở ngoài trời nên vào mùa mưa phải tạm ngừng các công việc, từ đó dẫn tới nhu cầu về vốn sẽ giảm đi so với mùa khô, việc tính toán lượng vốn lưu động cần thiết cho các tháng trong năm nếu không được tiến hành một các chính xác sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ph n t ch hiệu quả sử dụng v n kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển an phát (Trang 56 - 60)