Các đề xuất, kiến nghị về vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ph n t ch hiệu quả sử dụng v n kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển an phát (Trang 60)

5. Kết cấu của khóa ḷn tớt nghiệp

3.2. Các đề xuất, kiến nghị về vấn đề nghiên cứu

3.2.1. Các đề xuất, kiến nghị đối với công ty

Giải pháp 1: Tăng cường công tác quản lý các khoản công nợ

- Lý do đưa ra giải pháp:

Từ kết quả phân tích, ta có thể thấy được các khoản phải thu của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản lưu động của công ty. Điều này chứng tỏ là vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng rất lớn. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì các biện pháp nhằm hạn chế lượng vốn lưu động bị chiếm dụng, bao gồm việc nhanh chóng thu hồi khối lượng vốn đang bị chiếm dụng và hạn chế sự chiếm dụng vốn ngay từ khâu ký hợp đồng, cung ứng sản phẩm.

- Nội dung giải pháp:

Với các khoản phải thu hiện tại, công ty cần thành lập ban thu hồi nợ với nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính, đốc thúc và yêu cầu thanh toán. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu nguyên nhân mà các đối tác chậm thanh toán, từ đó có thể đưa ra những kế hoạch cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng. Công ty cũng cú thể đưa ra các chính sách chiết khấu thanh toán đối với khách hàng thanh toán đúng và trước hạn nhằm tăng tốc độ thu hồi các khoản nợ.

Đối với các khách hàng có tỷ lệ nợ đọng cao, công ty cần xây dựng hạn mức nợ cho những đối tượng khách hàng này và hạn mức này cần được đưa ra bàn bạc trước khi tiến hành ký kết các hợp đồng xây dựng.

- Yêu cầu và điều kiện thực hiện:

Trong thời gian tới, trước khi ký các hợp đồng thì công ty cần phải xem xét, đánh giá khả năng tài chính cũng như tình hình thanh toán nợ trong quá khứ, cũng như các khả năng phát triển của đối tác trong tương lai, để đảm bảo đối tác của công ty là những đơn vị uy tín, có đủ tiềm lực tài chính để thanh toán.

Khi ký kết hợp đồng cần có các điều khoản cụ thể quy định về thời gian thanh toán, phương thức thanh toán cũng như mức tiền ứng trước và quy định rõ ràng mức phạt khi khách hàng chậm thanh toán so với hợp đồng. Bên cạnh đó, công ty cũng sử dụng một số khuyến khích khách hàng thanh toán như chiết khấu thanh toán và chỉ chấp nhận thanh toán cho những khách hàng uy tín lâu năm được phép trả chậm, trả góp trong thời gian quy định.

Giải pháp 2: Đẩy mạnh công tác lập kế hoạch, xác định nhu cầu vốn cố định, vốn lưu động trong các năm tới một cách hợp lý

- Lý do đề xuất giải pháp:

Từ kết quả phân tích ta thấy năm 2017, các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định hầu hết đều giảm so với năm 2016, chứng tỏ công ty sử dụng máy móc, thiết bị chưa hợp lý. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, công ty cần có kế hoạch đầu tư và sử dụng tài sản cố định hợp lý.

- Nội dung giải pháp:

Công ty cần phải tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, sự cần thiết của nguồn vốn cố đinh, tài sản cố định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tính toán những chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn trong những kỳ trước. Tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất, doanh thu dự kiến dựa trên bản kế hoạch sản xuất, các hợp động đã ký kết với đối tác. Việc xác định cần dựa trên khả năng tài chính hiện tại của công ty và triển vọng trong năm tới.

Xác định lượng vốn lưu động dự kiến bằng cách tổng hợp nhu cầu vốn của từng đội trong công ty. Đồng thời cũng tính toán nhu cầu vốn trong từng khâu sản xuất như: khâu dự trữ, khâu sản xuất và khâu lưu thông, sau đó tổng hợp lại cho cả kỳ.

Khi xác định được nhu cầu của từng loại vốn, công ty cần xem xét khả năng tài chính hiện tại của mình, đồng thời tiến hành huy động vốn cần thiết từ bên ngoài, lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn.

Công ty phải định kỳ xem xét đánh giá lại tài sản cố định, điều chỉnh kịp thời phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá tài sản cố định thấp hơn giá trị thị trường sẽ không thực hiện được việc tái đầu tư tài sản cố định, ngược lại nếu như đánh giá cao hơn giá thị trường sẽ nâng giá thành sản xuất sản phẩm tạo ra được định giá cao, mất đi tính cạnh tranh và khó tiêu thụ.

- Yêu cầ và điều kiện thực hiện:

Do đặc điểm sản xuất của công ty, nhu cầu về vốn giữa các tháng trong năm không giống nhau, chi phí sản xuất phụ thuộc vào giá cả nguyên vật liệu. Do đó, việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về vốn trong cả năm là cần thiết. Để đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả, công ty cần theo dõi chặt chẽ kế hoạch vốn lưu động hàng tháng, hàng quý trong năm. Lập các báo cáo về tình hình sử dụng vốn, xem xét giữa báo cáo thực tế nhằm điều chỉnh kịp thời nguồn vốn cần thiết, tránh tình trạng có thời điểm thừa vốn gây ứ đọng xốn, có thời điểm lại thiếu vốn làm chậm tiến độ công trình, mất chi phí vốn lớn để huy động thêm vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất của cơng ty.

Giải pháp 3: Mở rộng thị trường để tìm kiếm hợp đờng

- Lý do đưa ra giải pháp:

Trong những năm gần đây, suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến hầu hết các thị trường trong các ngành, ngành xây dựng cũng không nằm ngoài số đó. Tuy trong những năm gần đây có dấu hiệu về sự phục hồi nhưng đó cũng chỉ là những dấu hiệu rất nhỏ, nhưng công ty cần tận dụng cơ hội này để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt, khi mà công ty cũng đã tạo dựng được cho mình một chỗ đứng trên thị trường thì việc tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trường là yêu cầu tất yếu đặt ra đối với công ty.

- Nội dung giải pháp:

Hiện nay thị trường chủ yếu củ công ty tập trung ở khu vực miền Bắc. Để tìm được nhiều hợp đồng hơn, công ty cần tiến hành mở rộng thị trường tìm kiếm ra các

tỉnh miền Trung và miền Nam, tiến tới xâm nhập một số thị trường ở các nước lân cận như Lào, Campuchia…

- Yêu cầu và điều kiện thực hiện:

Muốn thực hiện được giải pháp này, công ty cần củng cố hơn nữa chỗ đứng trên thị trường của mình sao cho thật vững chắc, để có thể cạnh tranh được với các công ty xây dựng lớn khác...

Công ty cần xây dựng một ấn tượng tốt đối với khách hàng về thương hiệu, quy mô, công nghệ và trình độ của đội ngũ lao động, để khách hàng khi sử dụng công trình mà công ty xây dựng sẽ yên tâm về chất lượng, hài lòng với sản phẩm mà mình sử dụng, từ đó sẽ giới thiệu hình ảnh của công ty đến bạn bè, đối tác. Công ty nên tận dụng lợi thế đó để xây dựng một chiến lược mở rộng, lâu dài và bền vững.

3.2.2. Các đề xuất, kiến nghị đối với Nhà nước

Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn

- Nghiên cứu việc Nhà nước góp vốn thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, sửa đổi quyết định số 193/2001/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, chuyển Quỹ bảo lãnh tín dụng thành Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: tăng vốn cấp của ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ mức tối đa không qua 30% vốn điều lệ lên 50% và có cơ chế tăng giảm nguồn vốn này.

- Nguồn vốn của các ngân hàng thương mại là nguồn vốn quan trọng của các doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại xây dựng kế hoạch định hướng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa với số dư nợ tín dụng đạt đến trên 60% tổng dư nợ. Ngân hàng thương mại cần tăng cường tiếp thị với tư cách ngân hàng bán lẻ để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Thủ tục vay vốn cần giải quyết nhanh chóng, đơn giản, hạ lãi suất cho vay để các doanh nghiệp có khả năng vay vốn.

- Nghiên cứu, bổ sung quy định về khấu hao tài sản cố định theo hướng cho phép áp dụng chế độ khấu hao lũy tiến, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện đổi mới máy móc thiết bị công nghệ.

Thứ hai, cải thiện chính sách thuế

Đặc điểm của ngành xây dựng là chu kỳ kinh doanh kéo dài, khách hàng có thể thanh toán chậm sau khi công trình đã hoàn thành. Tuy nhiên chính sác thuế hiện nay của Nhà nước ta đó là cứ phát sinh doanh thu là phải nộp thuế dù thực tế doanh nghiệp vẫn chưa nhận được tiền. VÌ thế doanh nghiệp vừa phải chịu những khó khăn do chi phí nợ đọng vốn lại vừa phải nộp thuế cho cơ quan thuế đúng hạn quy định. Do vậy Nhà nước cần có một chính sách thuế riêng, linh hoạt đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp này.

Thứ ba, Nhà nước cần đảm bảo ởn định chính sách vĩ mơ

Nhà nước cần đảm bảo ổn định chính sách vĩ mô, trong năm 2017 cần tiếp tục khống chế không để lạm phát tăng cao. Đặc biện Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, tạo cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp tạo ra được những công trình có chất lượng cao. Các chính sách Nhà nước ban hành cần phải sát với thực tế hiện nay, và có quy định áp dụng cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp.

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần xây dựng những nguyên tác trong việc tổ chức thủ tục hành chính sao cho gọn nhẹ, nhanh và đúng pháp luật. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi khi muốn mở rộng hay đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh. 3.3. Điều kiện thực hiện

Cùng với sự tích lũy kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nhà quản trị của công ty cần linh hoạt trong quá trình vận dụng và phối hợp các biện pháp huy động vốn với nhau tùy theo sự biến động của hoàn cảnh chung và điều kiện cụ thể tại công ty. Hơn nữa, các biện pháp sử dụng thường có mối liên hệ với nhau, thực hiện tốt biện pháp này sẽ tạo điều kiện và cơ sở thành công của biện pháp khác.

Bộ phận phân tích cần được thành lập và phối hợp nhịp nhàng với bộ phận kế toán, bộ phận kỹ thuật và các phòng ban khác để có những số liệu chính xác và kịp thời phục vụ công tác phân tích.

Công ty cần phải xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu tín dụng như: Phẩm chất, tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, vốn của khách hàng, tài sản thế chấp, điều kiện của khách hàng.

Công ty cần xây dựng kế hoạch mua sắm, đầu tư tài sản cố định từ đầu kỳ kinh doanh.

Ngoài ra công ty cần tranh thủ tối đa ưu thế sẵn có và sự giúp đỡ từ bên ngoài, không chỉ về mặt kinh tế mà còn nhiều lĩnh vực khác như phản ánh những vướng mắc, kiến nghị của công ty tới cơ quan chức năng của Nhà nước hay cung cấp thông tin về vấn đề mà công ty đang quan tâm. Sự hỗ trợ của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp đóng vai trò to lớn. Sự giúp đỡ này trước tiên thể hiện qua việc Nhà nước nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và các chính sách kinh tế. Ngoài ra, yêu cầu đối với Nhà nước về việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi và tự chủ là mong muốn của các doanh nghiệp tại thời điểm hiện nay.

KẾT LUẬN

Qua quá trình phân tích tình hình cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển An Phát cho thấy vấn đề này trong công ty vẫn đang vấp phải rất nhiều sai sót, chưa mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty trong những năm gần đây. Hiện nay khi mà công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của rất nhiều các doanh nghiệp cũ và mới trong ngành xây dựng, tình hình ngày càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, người lao động trong toàn công ty, công ty đang nỗ lực giải quyết bài toán cạnh tranh và mấu chốt là vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thực hiện tốt vấn đề này sẽ đảm bảo cho công ty sự ổn định và phát triển vững vàng trên thị trường hiện nay, giành được ưu thế tiến tới, mở rộng quy mô sản xuất và tạo điều kiện để góp phần cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là thước đo trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tăng sẽ dẫn tới lợi nhuận tăng theo. Qua quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn, nhìn chung hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển An Phát đang gặp một số vấn đề mà cốt yếu là do cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty chưa hợp lý. Để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty ngày càng phát triển, đảm bào hiệu quả năm sau cao hơn năm trước, công ty cần cố gắng và phát huy những thành quả đã đạt được và không ngừng cải thiện những chỉ tiêu chưa đạt nhằm mục đích cuối cùng là làm sao sử dụng vốn có hiệu quả hơn, cải thiện được tình hình hiện tại.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Đặng Văn Lương, ban lãnh đạo và tập thể nhân viên phòng Kế toán - tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển An Phát đã giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ph n t ch hiệu quả sử dụng v n kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển an phát (Trang 60)