Khái quát chung về công ty cổ phần lâm sản Nam Định

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần lâm sản nam định (Trang 37)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần lâm sản Nam Định

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Tên đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH - Tên giao dịch: NAFOCO

- Địa chỉ : Lơ C1 đường D2 khu Cơng nghiệp Hịa Xá, Xã Lộc Hoà, Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định

- Điện thoại: 03503843091

- Email: nafoco.namdinh@gmail.com

- Loại hình: Cơng ty cổ phần ngồi quốc doanh (100% vốn tư nhân) - Vốn điều lệ: 2.000.000.000 ( Hai tỷ đồng chẵn )

- Tổng Giám đốc: Ơng Bùi Đức Thun

Cơng Ty Cổ Phần Lâm Sản Nam Định có mã số thuế 0600160460 được cấp vào ngày 22/11/1998, cơ quan Thuế đang quản lý: Cục Thuế Tỉnh Nam Định.

Ngày 26-04-1999 Căn cứ quyết định 458/1999/ QĐ-UB của UBND tỉnh Nam Định, công ty tiến hành chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần, và lấy tên là công ty cổ phần Lâm sản Nam Định, tên giao dịch quốc tế là: Nam Dinh Forest Products Joint stock Company và tên viết tắt là: NAFOCO.

Năm 2004 công ty tiến hành mở rộng thêm một xưởng sản xuất chế biến gỗ Xuất khẩu Hồ Xá. Với diện tích 3200 m2.

Từ năm 2004 đến nay công ty luôn tiến hành mở rộng thị trường. Công ty hoạt động với phương châm “chất lượng sản phẩm dịch vụ là uy tín, quyết định sự ổn định, phát triển bền vững của công ty” và “ khách hàng là trên hết ”.

* Ngành nghề kinh doanh

- Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện.

- Trồng rừng và chăm sóc rừng

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần lâm sản Nam Định

Chức năng của công ty

Công ty cổ phần lâm sản Nam Định có chức năng sản xuất chế biến các sản phẩm đồ gỗ nội thất gia đình để tiêu dùng trong nước.

Nhiệm vụ của công ty

Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là tổ chức và sản xuất kinh doanh đồ gỗ nội thất gia đình nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước. Bên cạnh đó cơng ty cịn phải làm tròn nghĩa vụ với nhà nước giao là sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nhà nước, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất tinh thần bồi dưỡng và nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ cơng nhân viên.

Để thích ứng với cơ chế thị trường công ty đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể sau: - Dựa vào năng lực thực tế của công ty, công ty tiến hành nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm tự bù đắp chi phí, vốn, hồn thành việc nộp ngân sách cho nhà nước trên cơ sở tận dụng năng lực sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ đổi mới sản phẩm

- Nghiên cứu nhu cầu đồ gỗ nội thất trên thị trường trong nước và trên thế giới, nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu đầu vào để có kế hoạch mua sắm vật tư hoạch định sản xuất kinh doanh, đồng thời cơng ty cịn phải xem xét đối thủ cạnh tranh để đưa ra phương án kinh doanh của mình

- Mở rộng sản xuất với các cơ sở kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, tăng cường hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài

- Thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, tổ chức tốt đời sống cán bộ công nhân viên.

- Thực hiện tốt các chỉ tiêu nhà nước giao như nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty Công ty cổ phần lâmsản Nam Định sản Nam Định

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần lâm sản Nam Định.

(Nguồn: Phịng hành chính nhân sự Cơng ty cổ phần lâm sản Nam Định)

Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban:

- Ban lãnh đạo là bộ phận đứng đầu của cơng ty gồm có: Hội đồng quản trị, Giám Đốc và Phó Giám Đốc

*Hội đồng quản trị: Được các cổ đơng chọn trong đại hội đồng cổ đơng,có

chức năng hoạch định có chiến lược cho tồn bộ cơng ty, tiến hành bổ nhiệm ban giám đốc, và các vị trí chủ chốt của cơng ty, đưa ra các quyết định thay đổi cơ cấu tổ chức.

*Tổng Giám Đốc: Là người được hội đồng cổ đông bổ nhiệm, là người trực

tiếp điều hành hoạt động quản lý của công ty và chịu trách nhiệm trước chủ tịch hội đồng quản trị về nhiệm vụ được phân cơng.

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC Phịng vật tư Phịng Hành chính- Nhân sự Phịng Kinh Doanh Phịng Tài Chính- Kế Tốn Hệ thống phân xưởng Hệ thống cửa hàng

* Phó tổng Giám Đốc: Giúp việc cho tổng giám đốc có phó tổng giám Đốc. Phó Giám Đốc cơng ty được phân cơng phụ trách một hoặc một số lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực mình đảm nhiệm..

- Dưới tổng giám đốc, phó tổng giám đốc là các phịng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất và các hệ thống cửa hàng.

* Phòng Hành chính- Nhân sự: Giúp cho lãnh đạo công ty (ban giám đốc và

trưởng cán bộ các phịng ban) trong việc bố trí tuyển dụng và đào tạo lao động, đảm bảo tính an tồn cho người lao động, giải quyết các vấn đề khó khăn của người lao động.

* Phịng Kế tốn- Tài chính: Tiến hành ghi chép sổ sách các hoạt động kinh

doanh phát sinh của doanh nghiệp về ngun vật liệu, thu chi, phân tích và đánh giá tình hình tài chính nhằm cung cấp cho giám đốc gia quyết định, phịng phải tn thủ các chính sách của nhà nước về kế tốn, sổ sách chứng từ.

* Phòng kinh doanh : Có chức năng tìm kiếm khách hàng, tiến hành cùng với

giám đốc đàm phán ký kết hợp đồng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, theo dõi tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu của cơng ty.

* Phịng Vật tư : Có chức năng kiểm tra, lưu trữ máy móc, thiết bị nguyên liệu

đầu vào, sản phẩm đầu ra, hàng tồn kho của công ty. Cung cấp các trang thiết bị cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

* Hệ thống phân xưởng: Bao gồm xí nghiệp chế biến lâm sản Nam Định, xưởng chế biến gỗ xuất khẩu Hoà Xá, Xưởng chế biến gỗ Trình Xun có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất sản phẩm của công ty.

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty cổ phần lâm sản Nam Định

Công ty cổ phần lâm sản Nam Định hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến các sản phẩm đồ gỗ nội thất gia đình để tiêu dùng trong nước. Trong những năm qua công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất, mở rộng mạng lưới cung cấp gỗ nguyên liệu cũng như đồ gỗ nội thất gia đình trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, nâng cao đời sống công nhân. Sự phát triển của công ty được thể hiện qua bảng 2.1.

( Đơn vị: VNĐ)

STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 Số tiền TL (%) Số tiền TL (%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1 Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ 10.259.519.466 17.458.473.927 24.884.975.643 7.198.954.461 70,17 7.426.501.716 42,54 2 Các khoản giảm trừ doanh

thu 0 0 0 0 0

3 Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch 10.259.519.466 17.458.473.927 24.884.975.643 7.198.954.461 70,17 7.426.501.716 42,54

4 Giá vốn hàng bán 9.126.935.600 15.719.347.837 21.994.575.894 6.592.412.237 72,23 6.275.228.057 39,92

5 Lợi nhuận gộp về bánhàng và cung cấp dịch vụ 1.132.583.866 1.739.126.090 2.890.399.749 606.542.224 53,55 1.151.273.659 66,20 6 Doanh thu hoạt động tài

chính 28.235.048 38.456.543 79.574.857 10.221.495 36,20 41.118.314 106,92 7 Chi phí tài chính 20.065.782 22.483.302 63.847.575 2.417.520 12,05 41.364.273 183,98 - Trong đó: Chi phí lãi vay 20.065.782 22.483.302 63.847.575 2.417.520 12,05 41.364.273 183,98 8 Chi phí quản lý kinh doanh 998.563.545 1.586.004.834 2.704.554.323 587.441.289 58,83 1.118.549.489 70,53

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh 142.189.587 169.094.497 201.572.708 26.904.910 18,92 32.478.211 19,21

10 Thu nhập khác 40.657.380 75.589.374 65.749.344 34.931.994 85,92 -9.840.030 -13,02 11 Chi phí khác 37.456.895 58.048.463 29.047.544 20.591.568 54,97 -29.000.919 -49,96 12 Lợi nhuận khác 3.200.485 17.540.911 36.701.800 14.340.426 448,07 19.160.889 109,24

13 Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế 145.390.072 186.635.408 238.274.508 41.245.336 28,37 51.639.100 27,67

14 Chi phí thuế thu nhậpdoanh nghiệp 26.946.384 37.758.745 47.846.435 10.812.361 40,13 10.087.690 26,72

15 Lợi nhuận sau thuế thunhập doanh nghiệp 118.443.688 148.876.663 190.428.073 30.432.975 25,69 41.551.410 27,91

Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty cổ phần lâm sản Nam Định giai đoạn 2015-2017 có nhiều chuyển biến tốt, do cơng ty đã có những chính sách, kế hoạch cụ thể và quản lý chặt chẽ hơn, cụ thể:

- Về thu nhập : Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm

2015 của công ty là 10.259.519.466 đồng. Năm 2016, doanh thu của công ty tăng lên rõ rệt 7.198.954.461 đồng tương ứng tăng tỷ lệ 70,17%. Sang năm 2017, doanh thu đạt 24.884.975.643 đồng tăng 7.426.501.716 đồng tương ứng tăng tỷ lệ 42,54%. Doanh thu của Công ty tăng mạnh là do công ty tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất bước đầu đạt được kết quả khả quan.

- Về chi phí: Chi phí quản lý kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2015

chi phí quản lý kinh doanh đạt 998.563.545 đồng. Đến năm 2016 chi phí này tăng 587.441.289 đồng tương ứng với tăng tỷ lệ 58,83 %. Năm 2017 chi phí quản lý kinh doanh đạt 2.704.554.323 đồng tăng 1.118.549.489 đồng tương ứng với tăng tỷ lệ 70,53 %. Ngồi ra chi phí tài chính cũng tăng dần qua các năm. Năm 2016 tăng 2.417.520 đồng tương ứng với tăng tỷ lệ 12,05 %. Năm 2017 tăng 41.364.273 đồng so với năm 2016 tương ứng với tăng tỷ lệ 183,98%. Có thể thấy chi phí phát sinh trong 3 năm 2015-2017 có xu hướng tăng nhanh là do công ty đầu tư trang thiết bị mở rộng sản xuất và trả tiền lãi vay thêm một số khoản vay.

- Về lợi nhuận: Năm 2015, lợi nhuận sau thuế của công ty là 118.443.688

đồng. Năm 2016, lợi nhuận sau thuế đạt 148.876.663 đồng tăng 118.443.688 đồng so với năm 2015 tương ứng với tăng tỷ lệ 25,69 % Đến năm 2017, lợi nhuận sau thuế tăng 41.551.410 đồng tương ứng tăng tỷ lệ 27,91% so với năm 2016. Điều này cho thấy thấy công ty đã bắt kịp tiến độ mở rộng, đang dần phát triển, tình hình kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực.

2.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1.1. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Thu thập số liệu bằng việc hỏi trực tiếp các nhân viên kế tốn và nhà quản trị cơng ty, trong đó tập trung nhiều vào phỏng vấn Anh Hồng Văn Khái – kế tốn

trưởng công ty Cổ phần lâm sản Nam Định. Các câu hỏi phỏng vấn được chuẩn bị trước (Phụ lục 01). Thời gian và địa điểm phỏng vấn được thỏa thuận trước. Việc phỏng vấn được tiến hành theo phương thức gặp mặt và phỏng vấn trực tiếp. Địa điểm phỏng vấn là tại phịng kế tốn của cơng ty. Những người được phỏng vấn đã trả lời các câu hỏi với thái độ nhiệt tình, cởi mở. Nội dung của cuộc phỏng vấn nhằm tìm hiểu sâu hơn về hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Để tiến hành phương pháp này ta thực hiện qua các bước:

Bước 1: Chuẩn bị các câu hỏi cần phỏng vấn

Bước 2: Xác định đối tượng phỏng vấn đó là Trưởng phịng Kế tốn: Anh Hồng Văn Khái.

Bước 3: Gọi điện hẹn trước đối tượng phỏng vấn.

Bước 4: Tiến hành phỏng vấn: buổi phỏng vấn được diễn ra vào ngày 25/03/2018.

Bước 5: Ghi chép tổng hợp kết quả phỏng vấn.

- Ưu điểm: thơng tin thu thập được mang tính chính xác cao, trung thực. - Nhược điểm: Mất nhiều thời gian

2.2.1.2. Phương pháp điều tra trắc nghiệm

- Mục đích: Tìm hiểu về thực trạng của việc sử dụng tài sản của công ty Cổ phần lâm sản Nam Định, biết được những nhân tố nào ảnh hưởng tới tình hình sử dụng tài sản của công ty.

- Cách thức tiến hành

+ Nội dung của phiếu điều tra gồm: thông tin cá nhân của đối tượng điều tra, tìm hiểu về tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp, các câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng đã có sẵn câu trả lời ( Phụ lục 02)

+ Đối tượng phát phiếu: ban lãnh đạo, kế toán trưởng và các nhân viên kế tốn khác trong cơng ty. Số lượng phiếu phát ra: 7 phiếu.

+ Xử lý phiếu điều tra: Xử lý phiếu điều tra bằng phần mềm SPSS ( Phụ lục 03).

- Ưu điểm: Lấy được một số lượng thông tin khá lớn từ nhiều đối tượng khác

- Nhược điểm: Mất thời gian liên lạc với từng đối tượng, ý kiến có thể mang

tính chủ quan của từng cá nhân, thơng tin chưa mang tính chính xác lắm

2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Với các dữ liệu thu thập được tại phịng hành chính nhân sự, phịng kế tốn, phịng kinh doanh của CT, tập trung thu thập số liệu trong 3 năm 2015, 2016, 2017 thu thập các dữ liệu chính và quan trọng có liên quan đến hoạt động sử dụng tài sản để qua đó phân tích định lượng và đánh giá cụ thể hơn. Sàng lọc dữ liệu có giá trị, logic và cần thiết cho q trình phân tích , tính tốn sau này. Xem xét bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh của các năm, số liệu tổng hợp liên quan đến hoạt động sử dụng tài sản của CT

Có thể xem xét dữ liệu thứ cấp bằng các phương pháp sau:

- Phương pháp thông kê : Thống kê các số liệu có liên quan để xem xét sự biến động của chúng qua từng thời kì. Qua đó tính các chỉ tiêu đặc trưng nhằm xem xét ngun nhân của sự biến động cũng như dự báo trong tương lai.

- Phương pháp phân tích: Xem xét các dữ liệu có sự so sánh, đối chiếu nhằm tìm hiểu bản chất. Phương hướng này giúp tìm ra ngun nhân, từ đó đề xuất các kiến nghị để giải quyết vấn đề. Công cụ chủ yếu là phần mềm SPSS

- Phương pháp tổng hợp : Khái quát các đặc điểm, tổng kế q trình phân tích và rút ra kết ln.

2.3. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phầnlâm sản Nam Định lâm sản Nam Định

2.3.1. Kết quả phỏng vấn chuyên gia và kết quả điều tra trắc nghiệm

Để thu thập dữ liệu phục vụ cho cơng trình nghiên cứu làm khóa luận, em đã phát 7 phiếu điều tra cho giám đốc cơng ty, kế tốn trưởng và 5 nhân viên phịng kế tốn. Nội dung câu hỏi trong phiếu điều tra xoay quanh các vấn đề công tác quản lý và sử dụng tài sản tại cơng ty để từ đó thấy được hiệu quả của việc sử dụng tài sản tại công ty.

Sau khi thu được phiếu điều tra e tiến hành xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS. Kết quả thu được ( Phụ lục 03): Qua bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra trên, có thể rút ra một số kết luận sau:

- Cơng ty chưa có bộ phận riêng chun thực hiện cơng tác phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, nên cơng tác phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty chưa được chú trọng dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty chưa đạt hiệu quả cao.

- Cơng tác sử dụng TSCĐ cịn chưa đạt hiệu quả cao, TSCĐcòn chưa được khai thác hết cơng suất. Qua đó tìm ra ngun nhân tồn tại và tìm hướng khắc phục để khai thác triệt để cơng dụng cụ TSCĐ. Việc trích khấu hao TSCĐ vẫn chưa hợp lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần lâm sản nam định (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)