.Nhân tố bên trong công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ quốc tế VISION trên thị trường hà nội (Trang 29)

Công ty áp dụng mức vốn điều lệ theo đúng quy định của trong bản đăng ký kinh doanh.Tỷ lệ vốn góp tăng nhanh theo các năm cụ thể 2016 tăng 12% năm 2017 tăng 16,3% năm 2018 tăng 21,9%. Cụ thể đến năm 2018 tổng tài sản đã đạt 49.000.000.000(vnđ) có triển vọng tăng mạnh hơn trong tương lai

Cơ cấu nguốn vốn của công ty: Nguồn vốn của công ty được tạo thành từ nhiều nguồn khác nhau gồm vốn góp của các cổ đơng,vốn được để lại từ lợi nhuận sau thuế, vốn vay,vốn thu được từ hoạt động đầu tư khác, nguồn vốn khác. Cụ thể cơ cấu nguồn vốn của công ty thể hiện qua bảng sau :

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của cơng ty

Nguồn vốn 2015 (%) 2016 (%) 2017 (%) 2018 (%) Vốn góp của các cổ đơng 26 16 12 8

Vốn để lại từ lợi nhuận sau thuế 0 19 21,26 21,92

Vốn vay 36 34,6 26,12 28,89

Vốn từ hoạt động đầu tư 11 17,26 19,62 21,63

Nguồn vốn khác 27 13,14 21 19,56

Nguồn:Phịng Kế Tốn của cơng ty

Công ty đã sử dụng nguồn vốn một cách đa dạng vào nhập sản phẩm, trả lương nhân viên, thuế phí, lệ phí, chi phí kỹ thuật, chi phí phát sinh khác, và đầu tư... Các chính sách quản lý sử dụng vốn của công ty nhằm đảm bảo tối đa hố lợi nhuận và lợi ích của các cổ đơng.

Nguồn lực tài chính (nguồn vốn) của cơng ty cơng ty ngay càng có xu hướng tăng nguồn vốn có được từ hoạt động kinh doanh và giảm nguồn vốn từ hoạt động đi vay tuy nhiên thì tỷ trọng nguồn vốn đi vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất điều này rất dễ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty khi lãi suất cho vay trên thị trường có sự thay đổi tác động tới năng lực cạnh tranh của công ty.

- Nguồn nhân lực:

Trải qua 4 năm thành lập và phát triển, đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp cũng tăng lên qua các năm. Nếu nói thời điểm thành lập cơng ty chỉ có 30 người thì hiện nay cơng ty đang có 70 nhân viên. Số lượng tuy khơng nhiều nhưng được đánh giá là chất lượng nhân viên có trình độ cao. Trình độ đại học chiếm tỉ trọng cao. Cụ thể như sau:

Bảng 2.3 Cơ cấu nhân sự Công ty Cổ phân Thương mại và Dịch vụ Quốc tế VISION Tiêu chí Số lao động (người) Tỷ trọng (%)

Đại học ,và trên Đại học 38 54.3%

Cao đẳng ,Trung cấp 29 41.4%

Dưới trung cấp 3 4.3%

Tổng 70 100%

Nguồn: Phịng hành chính nhân sự

Từ bảng 2.3 ta có thể thấy được rằng lao động của cơng ty chiểm tỷ trọng lớn nhất là lao động có trình độ đại học và cao đẳng trung cấp như vậy ta có thể kết luận rằng lao động của cơng ty chủ yếu là lao động có trình độ cao điều này tạo ra lợi thế rất lớn đối với cơng ty trong q trình xây dựng và phát triển.

Cơ cấu lao động khá trẻ và nhiều tiềm năng thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4 Cơ cấu giới tính và độ tuổi của lao động trong cơng ty

Chỉ tiêu Giới tính

Nam(người) Nữ(người)

20-39(tuổi) 21 16

40-50(tuổi) 16 10

Trên 50(tuổi) 5 2

Nguồn: Phịng hành chính nhân sự của cơng ty

Từ bảng 2.4 ta có thể thấy rằng cơ cấu lao động của cơng ty có xu hướng trẻ, tuy nhiên có sự chênh lệch tương đối giữa lao động nam và nữ. Nguồn nhân lực dồi dào như hiện nay nếu doanh nghiệp có những chính sách khai thác và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp khác trong nghành.

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:

Để có thể đạt được mục tiêu cũng như đưa sản phẩm đến với thị trường một cách xâu rộng hơn trong tương lại và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác thì cơng ty cần đưa ra các chiến lược có tính chất dài hạn nhằm đạt được mục tiêu trên. Một số chiến lực cụ thể như:

+ Chiến lược Marketing: Cần xây dựng một chiến lược giới thiệu sản phẩm lâu dài từ 5-10 năm. Đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ rộng hơn không chỉ trong mà cả ngồi nước, đa dạng hố khách hàng khơng chỉ tầng lớp có thu nhập cao mà cả những tầng lớp có thu nhập trung bình. Cùng với đó là q trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng.

+ Chiến lược phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn lao động, đối với từng phòng lĩnh vực, nâng cao năng lực quản lý của nhà quản lý để đưa ra những chính sách phát triển doanh nghiệp hợp lý trong dài hạn từ 5-7 năm

Chiến lược kinh doanh phù hợp, thiết thực giúp doanh nghiệp có những hướng đi đúng đắn tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp. Chính vì vậy việc xác định chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ mang ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.2.2 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

- Yếu tố kinh tế:

Kinh tế Việt Nam trong thời gian qua tăng trưởng nhanh, ổn định, đạt tốc độ bình quân 7,32%/năm. Trong những thập niên gần đây, Việt Nam hội nhập dần vào nền kinh tế toàn cầu và trở thành một trong những trung tâm sản xuất của thế giới. Chính nhờ điều này mà các doanh nghiệp trong nước nói chung và cơng ty VISION nói riêng đã có được mơi trường tốt nhất để phát triển các hoạt động kinh doanh của công ty.

Hơn nữa, quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước trong và ngoài khu vực ngày càng mở rộng, đặc biệt là với Hàn Quốc do VISION là công ty kinh doanh hàng hóa nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc. Sau khi hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc được ký kết càng tạo nhiều điều kiện ưu đãi hơn đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa của cơng ty. Bên cạnh đó rất nhiều nghị định, thơng tư có liên quan đến hoạt động kinh doanh giữa Việt Nam và Hàn Quốc cụ thể như thông tư 201/2015 TT-BTC của bộ tài chính về việc ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VIỆT NAM để thực hiện hiệp định thương mại tự do VIỆT NAM - HÀN QUỐC giai đoạn 2015-2018. Đây có thể coi là lợi thế đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của cơng ty địi hỏi cơng ty cần tận dụng tốt ưu đãi đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với Hàn Quốc để có thể tối thiểu hóa chi phí đồng thời giảm giá thành sản phẩm.

- Yếu tố khách hàng: Là yếu tố cốt lõi quyết định đến thành công của công ty.

Các sản phẩm của công ty chủ yếu tập trung vào tầng lớp có thu nhập khá trở lên. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đa dạng hóa khách hàng là điều rất cần thiết đối với cơng ty để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong tương lại.

- Đối thủ cạnh tranh: Xét trên thị trường Hà Nội hiện có rất nhiều các cơng ty kinh

doanh cùng nghành với VISION điển hình như cơng ty TNHH dịch vụ Tân Khải Hoàn, K-GIN, Thịnh Phát, Đại Chiều, Onplaza Việt Pháp... Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ khác nhau trên thị trường VISION cần phải có những chính sách đối phó trước những động thái của các doanh nghiệp khác và phát triển cơng ty mình.

2.3 Thực trạng vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cố phầnThương mại và Dịch vụ Quốc tế VISION trên thị trường Hà Nội. Thương mại và Dịch vụ Quốc tế VISION trên thị trường Hà Nội.

2.3.1 Thị phần:

Thị phần là một trong yếu quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng coi trọng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình bởi nếu khơng giữ được thị trường tiêu thụ cơng ty sẽ khơng có được thị trường đầu ra cho sản phẩm điều này ảnh hướng xấu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Thị phần của công ty phân bố trong cả nước được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1 Thị phần của công ty trong cả nước

Nguồn: Phịng kế tốn

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy được rằng thị phần của cơng ty được phân bố khắp cả nước tuy nhiên không đồng đều tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Tuy nhiên thì Hà Nội vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các tỉnh thành khác. Như vậy, Hà Nội đang là thị trường đem lại doanh thu lớn nhất cho công ty trong các giai đoạn vừa qua

Bảng 2.5 thị phần của công ty VISION và các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường Hà Nội

Đơn vị :%

Năm VISION Tân Khải

Hoàn K-GIN Thịnh Phát Đại Chiều Onplaza Việt Pháp Các doanh nghiệp khác 2015 8,654 22,478 12,157 10,479 18,398 13,116 14,718 2016 13,590 23,667 11,209 12,534 19,556 11,578 7,886 2017 12,676 24,888 13,660 12.133 21,932 9,546 5,165 2018 12,451 27,435 12,682 13,162 19,911 10,302 4,057

Nguồn: Phịng Kinh doanh của cơng ty

Từ bảng 2.5 ta có thể thấy được rằng thị phần của cơng ty có xu hướng tăng lên tương đối theo từng năm. Tuy nhiên, thị phần của cơng ty thì chưa cao so với các đối thủ cạnh tranh khác đặc biệt là Tân Khải Hồn và Đại Chiều là hai đối thủ lớn ln có thị phần lớn nhất. Trong bối cạnh cạnh tranh ngày càng ngay gắt như hiện nay các doanh nghiệp ln cố gắng tìm cách mở rộng thị phần của mình chính vì vậy mà cơng ty VISION cần có những chính sách chiến lược để nâng cao thị phần của mình trên thị trường Hà Nội góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty.

2.3.2 Năng lực tài chính của cơng ty.

- Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn của công ty rất đa dạng tuy nhiên nguồn vốn của công ty phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn vay. Căn cứ vào bảng 2.2 ta có, tỷ lệ vốn vay trong cơ cấu nguồn vốn năm 2015 là 36%, năm 2016 là 34,6% năm 2017 la 26,12%, năm 2018 là 28,89% mặc dù tỷ lệ vốn vay có xu hướng giảm dần tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn

- Doanh thu: Là chỉ tiêu tiêu biểu phản ánh năng lực cạnh tranh của công ty dưới đây là biểu đồ thể hiện tổng doanh thu của công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Quốc tế VISION trên thị trường Hà Nội

Biểu đồ 2.2 Doanh thu của công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Quốc tế VISION trên thị thường Hà Nội năm 2018

Nguồn phịng kế tốn của công ty

Từ biểu đồ trên ta thấy rằng doanh thu của cơng ty có nhiều biến động cụ thể như sau tổng doanh thu của công ty đa phần tăng theo từng năm tuy nhiên tốc độ tăng tương đối chậm.

- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận:

Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là hai yếu tố không thể thiếu để đánh giá kết quả kinh doanh của công ty.Trong những năm vừa qua công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Quốc tế VISION đã đạt được một số kết quả sau:

Bảng 2.6 Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợ nhuận của công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Quốc tế VISION trong giai đoạn 2015-2018

Năm 2015 2016 2017 2018

Lợi nhuận sau thuế (VNĐ) 695.398.400 929.330.600 570.721.600 638.004.800

Tỷ suất lợi nhuận (%) 7,06 9,38 5,42 6,39

Nguồn phịng kế tốn

Từ bảng 2.6 ta thấy rằng lợi nhuận của công ty có chiều hướng tăng tỷ suất lợi nhuận tương đối lớn cho thấy khả năng phát triển của công ty tạo ra lợi thế nhất định cho công ty trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay

2.3.3 Giá bán sản phẩm và chất lượng sản phẩm

- Giá bán sản phẩm có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nó ảnh hưởng đến doanh thu cũng như số lượng các đơn hàng của công ty. Trong gia đoạn 2015-2018 công ty cố gắng rất nhiều trong việc tiết kiệm chi phí

giúp làm giảm giá thành nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận bên cạnh đó là số lượng các đơn hàng trên thị trường Hà Nội ngày càng ra tăng. Dưới đây là một số mặt hàng chủ lực và giá bán các sản phẩm của công ty VISION trong 6 tháng cuối năm 2018.

Bảng 2.7 Giá sản phẩm tiêu biểu của công ty trong 6 tháng cuối năm 2018

STT Tên sản phẩm Giá bán sản phẩm

(VNĐ)/sản phẩm 1 Nước cốt sâm đen (70ml*30ml) 1.640.000 2 Viên sâm đen trong hộp gỗ 1.650.000

3 Trà sâm đen 450.000

4 Sâm đen nguyên củ 5.950.000

5 Linh chi vàng 550.000

6 Nấm linh chi 950.000

7 Cao hồng sâm 1.350.000

8 Sâm tươi 1.580.000

9 An cung ngưu hoàng hoàn 1.300.000

Nguồn: Phịng kế tốn

Mặc dù đã nỗ lực rất nhiều để giảm giá thành sản phẩm tuy nhiên thì giá sản phẩm vẫn tương đối cao so với mức thu nhập của người tiêu dùng làm giảm năng lực cạnh tranh của cơng ty. Chính vì vậy địi hỏi cơng ty cần có những chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Qua khảo sát giá của các đối thủ cạnh tranh trong nghành có thể đưa ra bảng so sánh về giá bán sản phẩm của ba công ty VISION, Đại Chiều, K-GIN sáu tháng cuối năm 2018 ta có kết quả như sau:

Bảng 2.8 So sánh giá bán sản phẩm của ba công ty VISION, Đại Chiều, K-GIN 6 tháng cuối năm 2018

Đơn vị: VND/ Sản phẩm

STT Tên sản phẩm VISION Đại Chiều K-GIN

1 Nước cốt sâm(70ml*30ml) 1.640.000 1.640.000 1.640.000

2 Viên sâm đen trong hộp gỗ 1.650.000 1.645.000 1.670.000

3 Trà sâm đen 450.000 400.000 470.000

4 Sâm đen nguyên củ 5.950.000 5.900.000 5.950.000

5 Linh chi vàng 550.000 600.000 500.000

6 Nấm linh chi 950.000 950.000 940.000

7 Cao hồng sâm 1.350.000 1.360.000 1.390.000

8 Sâm tươi 1.580.000 1.550.000 1.560.000

9 An cung ngưu hồng hồn 1.300.000 1.300.000 1.300.000

Từ bảng 2.8 có thể thấy được rằng giá bán sản phẩm của công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ quốc tế VISION phần lớn cao hơn so với công ty Đại Chiều là doanh nghiệp hoạt dộng lâu năm trong nghành và giá bán sản phẩm thường thấp hơn so với doanh nghiệp mới thành lập như K-GIN.

- Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ giúp cho hoạt động kinh doanh có thể đạt được thành cơng trong thời gian ngắn nhất. Chất lượng sản phẩm được đánh giá qua một hệ thống các chỉ tiêu cụ thể. Đặc biệt đối với cơng ty VISION thì sản phẩm kinh doanh được xếp vào nhóm các sản phẩm chức năng chính vì thế mà chất lượng ln là yếu tố được công ty xem trọng. Tuy nhiên thì sản phẩm của cơng ty nhập từ Hàn Quốc nên chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn chất lượng của bộ y tế Hàn Quốc an toàn với người tiêu dùng điều này giúp tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

2.3.4 Cơ cấu tổ chức, năng lực quản lý,

- Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty bao gồm hội đồng cổ đồng, hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc, phịng kinh doanh, phịng kế tốn, phịng HCNS, phịng thị trường các phịng ban trong cơng ty thực hiện tốt nhiệm vụ được giao kết hợp hài hòa giữa các phịng ban với mục đích tối đa hóa lợi nhuận và tiết kiệm tối thiểu hóa chi phí quản lý.

- Năng lực quản lý: Cán bộ quản lý và điều hành của cơng ty VISION có kinh nghiệm từ 3-7 năm trong lĩnh vực quản lý và điều hành, trình độ học vần từ đại học trở lên. Tuy nhiên việc điều hành cơng ty vẫn gặp rất nhiều khó khăn do tầm nhìn cũng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ quốc tế VISION trên thị trường hà nội (Trang 29)