CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.3 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu TBĐL của
Công ty cổ phần Emin Việt Nam
4.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý ổn định: Nhà nước cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, bãi bỏ các thủ tục và giấy tờ khơng cần thiết nhằm giảm chi phí cho hoạt động kinh doanh, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa bằng việc ứng dụng phương thức hải quan trên cơ sở sửa đổi hợp lý, hướng dẫn
cụ thể chi tiết. Tăng cường cơ chế quản lý nhập khẩu nhằm hạn chế tiêu cực phát sinh trong các cơ quan quản lý nhập khẩu để đẩy nhanh thời gian thông quan nhập khẩu, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Nhà nước cần ban hành hệ thống pháp luật một cách chặt chẽ, quy định rõ ràng, chi tiết biểu thuế nhập khẩu với từng chủng loại mặt hàng TBĐL với từng thị trường khác nhau. Rà sốt văn bản pháp luật, tránh tình trạng chồng chéo lẫn nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác quản lý tỷ giá và lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt các chi phí phát sinh khơng cần thiết: Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý tỷ giá, lãi suất ở các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, nhà nước nên có biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp thơng qua việc ban hành chính sách vay vốn lãi suất thấp. Sự điều chỉnh lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước sẽ kéo theo sự thay đổi về lãi suất cho vay của ngân hàng đối với công ty. Điều này ảnh hưởng đến nguồn vốn nhập khẩu và hoạt động tiêu thụ của công ty trở nên thuận lợi hơn.
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp: Đại diện Nhà nước là cơ quan hải quan cần kiểm sốt chặt chẽ số lượng hàng hóa nhập hàng từ nước ngoài, nhất là các biện pháp mạnh để ngăn chặn tình trạng nhập lậu giá rẻ, việc khai lậu của một số đơn vị sản xuất và kinh doanh để trốn ths. Nếu khơng kiểm sốt được thì sẽ tạo nên mơi trường cạnh tranh khơng lành mạnh gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của cơng ty nói riêng và doanh nghiệp nhập khẩu nói chung.
- Chính sách tỷ giá hối đối: Nhà nước cần nới lỏng tỷ giá hối đoái giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với nhau. Thông qua cơng cụ tài chính, giữ cho tỷ giá hối đối ở mức hợp lý, tránh biến động bất thường và khơng kiểm sốt được. Điều này giúp doanh nghiệp ổn định được giá đưa hàng hóa vào trong nước, tính tốn được thời điểm nhập hàng cũng như huy động vốn.
- Tăng cường hỗ trợ thông tin thị trường cho doanh nghiệp: Với sự biến động của thị trường trong nước và ngoài nước hiện nay, hoạt động nhập khẩu lại rất cần nhiều thông tin để hạn chế rủi ro có thể phát sinh, vì vậy Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ thơng tin cho doanh nghiệp. Cục xúc tiến thương mại, phòng thương mại và công nghiệp cần tiếp tục cung cấp những thông tin cho doanh nghiệp hoặc thông qua những diễn đàn chuyên ngành để có thể giúp cho doanh nghiệp nhập khẩu tạo
dựng và tăng cường mối quan hệ làm ăn, giảm bớt rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
- Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động nhập khẩu: Nhà nước cần chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển chuyên dụng cho bốc dỡ, vận chuyển, trang bị các thiết bị chuyên dụng, nâng cao công suất bốc dỡ tại các cảng biển giúp giảm bớt thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời nâng cấp hệ thống giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển, giúp cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa doanh nghiệp nhập khẩu dễ dàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
4.3.2 Kiến nghị tới các ban nghành liên quan
- Đối với ngân hàng: Các ngân hàng cần đơn giản hóa thủ tục hành chính và các điều kiện đi kèm trong thủ tục vay vốn để cơng ty khi có nhu cầu vay vốn có thể huy động dễ dàng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời cần xác định lãi suất vay vốn một cách hợp lý và quản lý các hoạt động cho vay một cách công bằng và hiệu quả giúp giảm gánh nặng về chi phí lãi vay cho cơng ty cũng như cho doanh nghiệp. Ngân hàng cần có chính sách liên kết doanh nghiệp về hỗ trợ vốn.
- Các viện khoa học cơng nghệ: Cần có sự hợp tác hai bên giữa cơng ty và các viện khoa học có nhu cầu lớn về thiết bị đo lường. Bởi vậy, các viện khoa học nên cử người đi tham dự hội thảo, triển lãm về TBĐL do công ty tổ chức nhằm tạo sự quản lý và mối quan hệ chặt chẽ với nhau cũng như giúp Viện khoa học nghiên cứu, hiểu rõ hơn về các loại máy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2014, 2015, 2016, Ban hành chính tổng hợp, Cơng ty Cổ phần Emin Việt Nam
2. Báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016, Ban Tài chính - Kế tốn, Cơng ty Cổ phần Emin Việt Nam
3. Báo cáo thường niên năm 2014, 2015, 2016, Công ty Cổ phần Emin Việt Nam
4. Nguyễn Cảnh Hiệp (2013), bài viết: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt động nhập khẩu” của website: https://voer.edu.vn
5. Ngơ Văn Thìn (2015), bài viết: “Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh bản chất của hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp” của website: https://voer.edu.vn
6. Nhiều tác giả,Giáo Trình Kinh Doanh Thương Mại Quốc Tế (2014), Nhà xuất bản Lao động-xã hội.
7. Ths. Bùi Lê Hà (2008) - Quản trị kinh doanh quốc tế - Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
8. Ths.Trần Trí Thành (2006) – Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu – Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội.
9. Thống kê của phịng Hành chính tổng hợp và Kế tốn tài chính, Cơng ty cổ phần Emin Việt Nam.
10. PGS. TS. Dỗn kế Bơn (2010), Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính.
11. Website: https://voer.edu.vn, http://emin.vn/ , http://thietbido.net, http://tudonghoa.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MƠN KINH TẾ QUỐC TẾ
********
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********
THƯ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Nguyệt Nga Đơn vị công tác: BM Kinh tế quốc tế - ĐHTM
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Nết
Mã sinh viên: 13D130311 Lớp: K49E5
Tên đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng thiết bị đo
lường từ thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc của Công ty cổ phần Emin Việt Nam”
Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần Emin Việt Nam
Sau q trình hướng dẫn, tơi có nhận xét về sinh viên Trần Thị Nết như sau:
1. Q trình thực hiện khóa luận của sinh viên:
……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
2. Chất lượng của khóa luận:
……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
3. Kết luận
Tôi đồng ý để sinh viên Trần Thị Nết nộp khóa luận tốt nghiệp và đề nghị bộ mơn tiến hành đánh giá khóa luận tốt nhiệp theo quy định.
Hà Nội, ngày……..tháng……….. năm 2017