TRONG SCN
Định tuyến là vấn đề luôn được quan tâm trong các mạng đa bước truyền. Các phương pháp định tuyến được áp dụng trong SCN có những khác biệt với những phương pháp truyền thống hiện đang được áp dụng cho mạng có cấu trúc.
Có nhiều dự án nghiên cứu và xây dựng cơ chế định tuyến trong mạng ad- hoc [AHN_00], trong đó luận văn này tôi tập trung bàn luận về AODV và ZRP vì
chúng có những điểm phù hợp với các bài toán cụ thể được đặt ra trong SCN. Bảng 1. Các dự án nghiên cứu định tuyến trong mạng ad-hoc DSR (Dave Johnson, CMU)
WINGs (JJ Garcia/UCSC) ROAM (JJ Garcia/UCSC) WAMIS (Gerla/UCLA) ODMRP (Gerla et.al/UCLA) TRAVLR (Kleinrock/UCLA) Tora/IMEP (Park, Corson/UMD) Link Quality (Rohit Dube/ UMD) LAR (Texas A&M)
TBRPF (SRI)
OLSR (Inria: Clausen./Jacket) DSDV (Dest. Sequence #'s)
AODV (refinement of DSDV) AOMDV
(Multipath - Das/Marina) Hiearachical (Akyildiz/ Georgia Tech) GPSR (Karp/Harvard) CBRP (singapore) Terminodes (EPFL) MMWN (Steenstrup/BBN) ABR (C.K.Toh) STAR (JJ Garcia/UCSC) ZRP (Zygmunt Haas/Cornell) Fisheye/Hiararchical (UCLA) CEDAR (Urbana-Champaign) Các kiểu định tuyến trong mạng ngang hàng có thể chia vào hai nhóm chính là:
- Nhóm pro-active hướng tiếp cận gần giống với mạng truyền thống, trong đó
liên tục tính toán và phát hiện định tuyến mới để cập nhật topo mạng. Điều này cho phép có thể chuyển tiếp gói, như là tuyến đã được dự đoán trước tại thời điểm nhận gói. Giao thức pro-active hoặc là giao thức table-driven cập nhật sự thay đổi của topo mạng bởi việc thêm, chuyển, xóa nút đòi hỏi phải cập nhật liên tục dẫn đến chiếm dụng băng thông vốn đã không được rộng trong mạng không dây.
- Nhóm re-active xây dựng định tuyến chỉ khi có nhu cầu, tức là khi gói tin có
nhu cầu truyền. Khi đó bảng định tuyến theo nhu cầu sẽ được xây dựng dựa vào phản hồi của điểm cần đến. Kỹ thuật này cho phép không cần băng thông quảng bá và thám truyền cố định nhưng có bất lợi là có trễ truyền do đến thời điểm cần truyền mới xây dựng định tuyến. Các thuật toán loang cổ điển có thể áp dụng tại đây.
5.1 ĐỊNH TUYẾN AODV
Ngay từ tên gọi "Ad-hoc on demand distance vertor" đã cho biết đây là phương pháp tìm đường động dựa theo nhu cầu với những lợi điểm do được xây dựng riêng cho đặc thù của mạng ad-hoc gồm có:
- Tối thiểu hóa truyền quảng bá bởi kỹ thuật phát hiện định tuyến quảng bá DSR.
- Tách biệt việc quản trị kết nối nhóm cục bộ với bảo trì topo toàn hệ thống với bảng định tuyến động được. Tức là chỉ giữ lại thông số next- hop chứ không giữ lại thông tin toàn bộ tuyến.
- Các thông tin định tuyến mới được sử dụng sẽ được đánh số tuần tự. Các loại thông điệp quảng bá trong AODV gồm có RREQ, RREP,
RERR và RREP-Ack.
Trong AODV thì việc phát hiện đường được khởi tạo khi có nhu cầu truyền thông. Nút nguồn quảng bá thông tin tìm đường RREQ cho các nút lân cận. Trong
gói tin RREQ sẽ bao gồm những thông tin sau [AODV_97]: <source_addr,
source_sequence_#, broadcastid, destaddr, dest_sequence_#, hop_cnt>
Cặp <source_addr, broadcast_id> xác thực duy nhất thông tin RREQ.
Mỗi nút sẽ bao gồm 2 thông số là Số tuần tự và id-quảng bá. Nút lân cận đó sẽ quảng bá RREQ cho lân cận của nó hoặc nếu thỏa mãn RREQ bởi gửi RREP ngược lại nguồn. Các bản sao của cùng RREQ sẽ bị loại bỏ.
Cùng với việc định tuyến thuận thì đường truyền ngược cũng được xây dựng tự động bởi việc thiết lập bản ghi nút truyền RREQ. Thực thể này sẽ được xóa tự động sau khoảng thời gian nhất định.
Nút thiết lập tuyến hồi gói tin RREP đến các lân cận mà nó nhận được
RREQ theo tuyến đã được thiết lập bởi đường truyền ngược.
Mỗi nút trong hành trình RREP sẽ đặt con trỏ xuôi, cập nhật thời gian trễ, ghi số đích tuần tự của yêu cầu đích.
Nhằm đánh số thứ tự nguồn và đích, các thông tin hữu dụng được lưu trữ trong bảng định tuyến tạm thời, cùng với tuyến ngược lại do không có gì đảm bảo là tuyến ngược cũng sẽ qua đúng số hop và trùng với tuyến xuôi. Bảng định tuyến tạm thời này được bảo trì bởi nhiều tham số hỗ trợ ví dụ như route caching
timeout, active route timeout, route request expiration timer và mã hóa các thông tin
như:
- Đích đến.
- Bước truyền tiếp theo. - Số bước truyền (metric). - S ố tuần tự hướng đích. - Các lân cận tham gia tuyến.
Việc triển khai định tuyến AODV có những điểm giống với EIGRP do vậy ta có thể xây dựng giải thuật tương tự giải thuật DUAL của EIGRP để tăng tốc hội tụ cho định tuyến này khi áp dụng vào SCN16.
5.2 ĐỊNH TUYẾN ZRP
Trên thực tế thì định tuyến AODV là rất tong quát, do vậy hoàn toàn có thể thu hẹp phạm vi để có những hướng tiếp cận vấn đề tốt hơn trong SCN. Người ta lợi dụng sự khác biệt giữa Link State và Distance Vector để phát triển giao thức định tuyến ZRP17 [ZRP_02].
Link state và distance vector khác nhau cơ bản về cách chúng quảng bá
thông tin định tuyến. Link state quảng bá thông tin về trạng thái của các liên kết, trong khi đó distance vector quảng bá thông tin về các tuyến đường. Điều này dẫn đến việc cập nhật routing table cũng khác nhau. Link state router tự tính route từ link state database trong khi đó distance vector router tính route bằng cách so sánh
các route mà nó nhận được từ lân cận quảng bá.
Việc nắm hết các thông tin trạng thái của các tuyến đường trong mạng phân tán diện rộng như SCN, nếu không giảm quy mô để thu hẹp không gian lời giải là không khả thi. Tuy nhiên khi triển khai thì Link state không bị loop trong khi việc này có thể xảy ra với distance vector.
Vì vậy, ý tưởng nảy sinh là ứng dụng các phương thức định tuyến giống
link state cho các nút gần lân cận và giống distance vector cho các nút xa nhau.
Một cách hình dung đơn giản là sử dụng phương pháp định tuyến truyền thống cho những nút lân cận nhau và sử dụng phương pháp định tuyến theo nhu cầu cho những nút thuộc các nhóm khác nhau.
Việc giả thiết là phần lớn các truyền thông diễn ra giữa các nút lân cận là hợp lý. Các thay đoi, chuyển vị nếu có chỉ có tác động lớn đến các nút lân cận tức là có ảnh hưởng cục bộ nhiều hơn so với tác động đến toàn hệ thống. Bằng việc 16 Xem phụ lục 2.