Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nạ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (Trang 28 - 31)

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại, đối với nội dung và hình thức chỉ đạo, giữ ngun tắc Đảng khơng làm thay vai trò quản lý nhà nước nhưng giữ định hướng dân chủ tập trung. Do vậy, sự chỉ đạo của Đảng trong giải quyết khiếu nại là hết sức quan trọng và cần thiết.

- Trong các cấp đảng cần có những định hướng đúng đắn trên cơ sở pháp luật, phù hợp với điều kiện, hồn cảnh, cơ chế chính sách và phong tục tập quán của người dân địa phương. Thống nhất trong phương thức giải quyết, xử lý nghiêm túc và triệt để những cán bộ vi phạm, kết hợp giữa xây dựng và chỉnh đốn đảng. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi nắm tình hình, dự báo trước các nguy cơ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

- HĐND cần tăng cường công tác giám sát đối với việc giải quyết khiếu nại của chính quyền các cấp, các ngành. Đại biểu HĐND đã có mối liên hệ chặt chẽ với cử tri trên địa bàn thơng qua tiếp xúc nhằm nắm bắt tình hình, bức xúc nổi cộm trong nhân dân, đại diện cho những nguyện vọng chính đáng của nhân dân và yêu cầu cơ quan đơn vị tiếp nhận giải quyết theo qui định hiện hành.

- Công tác tiếp dân của Bộ phận tiếp dân cách thức và phương pháp cần có sự đổi mới hơn nữa theo tinh thần: Kịp thời, khách quan, dân chủ, đúng luật và cởi mởi. Thực hiện triệt để trách nhiệm tiếp dân và giải quyết khiếu nại của người đứng đầu cơ quan, qua đó làm đổi mới tồn diện và nâng cao hiệu quả giải quyết đơn thư, từ đó làm giảm bức xúc và tăng niềm tin của nhân dân vào những chính sách của Đảng và Nhà nước.

Mỗi công dân khi đến nơi tiếp công dân hoặc gửi thư khiếu nại đều có những bức xúc vì cho rằng quyền lợi của mình đã bị cá nhân, tổ chức xâm hại. Vì vậy, cơng chức, tổ chức, đơn vị nhà nước có thẩm quyền phải thường xuyên liên hệ với dân, xử lý triệt để các trường hợp né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, làm sai lệch kết quả, chủ quan kết luận duy ý chí.

Đơn thư đến các cấp có thẩm quyền theo nhiều nguồn khác nhau nhưng cần có bộ phận xử lý, bóc tách nội dung, nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề

nghị tố cáo để giao cho cá nhân cơ quan có trách nhiệm thẩm quyền giải quyết và trả lời trực tiếp cho công dân.

Tiếp tục rà soát, phân loại vụ việc, phân cấp triệt để vụ việc giải quyết đơn thư khiếu nại theo thẩm quyền. Nắm chắc và hiểu rõ nguồn gốc phát sinh vụ việc, định hướng cách giải quyết ngay từ cơ sở, chú trọng và cải tiến khâu đối thoại trong giải quyết lần đầu đảm bảo thực hiện dân chủ, khách quan, thông qua kết quả để người dân hiểu công việc của chính quyền, chính sách của Nhà nước.

Thanh tra huyện đóng vai trị chủ đạo trong giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn về nghiệp vụ, đôn đốc trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cơ sở. Có sự kết hợp, khảo sát và hướng dẫn cho cơ sở giải quyết các vụ việc phức tạp, nhằm hạn chế thấp nhất đơn thư tái khiếu, vượt cấp.

Thanh tra huyện phối hợp với các cơ quan chức năng trong khối nội chính để mở hoặc lồng ghép các chương trình tuyên truyền, hình thức và loại hình tuyên truyền về luật khiếu nại nói riêng và các Bộ luật khác nói chung. Kiến nghị với cấp có thẩm quyền ban hành, hỗ trợ chính sách, chế độ phụ cấp cho cán bộ tiếp dân, cán bộ tham gia giải quyết khiếu nại để cán bộ gắn bó với cơng việc và có điều kiện tập trung cơng tác.

Các ngành, đoàn thể cơ sở cần có sự cơng khai, minh bạch cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, cán bộ cơng chức như: Đất đai, tài chính, xây dựng cơ bản, các khoản thu chi đóng góp của nhân dân. Cơ chế phải rõ ràng, chính sách cụ thể và đến được với người dân, đúng đối tượng được hưởng.

Thực hiện chun mơn hóa cơng tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại thông qua đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại.

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu, xem xét hoàn thiện pháp luật về khiếu nại theo hướng:

- Quy định thống nhất về thời hiệu khiếu nại và thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính trong Luật Khiếu nại và Luật Tố tụng hành chính;

- Hướng dẫn cụ thể việc sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại để vừa đảm bảo quyền của các bên, vừa đảm bảo thống nhất giữa các cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp tài liệu cho người khiếu nại, của luật sư, trợ giúp viên pháp lý;

- Quy định rõ trường hợp người giải quyết khiếu nại lần đầu đồng thời là người bị khiếu nại thì khơng tổ chức đối thoại;

- Quy định bổ sung một số trường hợp cụ thể có thể xem xét tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết khiếu nại cho phù hợp với thực tế;

- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 75/2012/NĐ-CP theo hướng bổ sung quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, đảm bảo cho các quyết định này được thực hiện nghiêm túc, nâng cao tính hiệu lực của các quyết định giải quyết khiếu nại.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w