- thứ nhất Là thực hiện đúng các quy định của pháp luật, của ngành về công tác
3.3.2. Giải pháp về tăng cường kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát, tố giác, tin báo về tội phạm. viện kiểm sát chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra ngay từ khi tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra, chủ động đề ra yêu cầu xác minh; khẩn trương và nâng cao chất lượng trong nghiên cứu những vụ việc do Cơ quan điều tra trao đổi quan điểm xử lý.
Nâng cao chất lượng kiểm sát việc khởi tố trên coe sở kiểm sát chặt chẽ căn cứ, thủ tục và thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Quyết định việc áp dụng các biện pháp năn chặn trên cơ sở kiểm sát chawth chẽ các căn cứ áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, nhất là các biện pháp tạm thời hạn chế quyền tự do, dân chủ của công dân là người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam và các biện pháp cưỡng chế.
Thận trọng khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế như khám xét, tạm giữ đồ vật, tiền bạc trong quá trinh điều tra. Trong mọi trường hợp khám xát có thu giữ tiền bạc, cơng cụ phương tiện gây án, vật chứng vụ án, Viện kiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Bám sát các hoạt động điều tra, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, nhất là khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét và hỏi cung bị can.Đặc biệt phải chú ý yêu cầu thu thập dấu vết, vật chứng xác định nguyên nhân và điều kiện gây ra hậu quả.
Nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án , chủ động phối hợp chặt chẽ với điều tra viên rà soát, đánh giá chứng cứ và các thủ tục, biện pháp tố tụng đã áp dụng trước khi kết thúc điều tra.
Nâng cao năng lực áp dụng pháp luật của các Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Kiểm sát viên cần xem xét tồn bộ các mặt của sự việc, phân tích , chứng minh đầy đủ các tình tiết có liên quan đến vụ án hình sự. Khi thực hành quyền cơng tố trong hoạt động điều tra , kiểm sát viên .
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, các kiểm sát viên cần làm rõ các vấn đề hãy chứng minh trong vụ án hình sự, có hành vi phạm tội xảy ra hay khơng, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có lỗi hay khơng có lỗi, do vơ ý, hay cố ý,có năng lực trách nhiệm hình sự hay khơng, mục đích động cơ phạm tội; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;và những đặc điểm nhân thân của bị can, bị cáo; tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Khi đề xuất các quyết định xử lý vụ án, kiểm sát viên không thể xuất phát từ định kiến chủ quan hoặc tình cảm cá nhân, mà cần xem xét kỹ vị trí, vai trị của từng bị can trong vụ án, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của từng người để cụ thể hóa hình phạt, bảo đảm tính cơng bằng trong chính sách hình sự của Đảng, pháp luật của Nhà nước .Quyết định xử lý vụ án phải có căn cứ vào và phù hợp với quy phạm pháp luật đưa ra áp dụng. Trong trường hợp việc giải thích pháp luật hình sự có mâu thuẫn thì kiểm sát viên cần đề xuất áp dụng theo nguyên tắc có lợi đối với bị can, bị cáo.
Khi thực hành quyền công tố trong hoạt động điều tra, kiểm sát viên thường phải soạn thảo các văn bản áp dụng pháp luật như quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn bắt khẩn cấp; quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; quyết định tạm giam; quyết định chuyển vụ án hình sự ;quyết định gia hạn tạm giữ, gia hạn tạm giam; quyết định truy tố bị can … các quyết định tố tụng phải được ban hành đúng thẩm quyền, tên gọi có căn cứ thực tế và cơ sở pháp lý, theo đúng thể thức đã quy định. Nội dung văn bản phải rõ rang, chính xác, nêu rõ trường hợp cụ thể, chủ thể áp dung; điều luật cần viện dẫn ngày, tháng, năm ra văn bản và người có thẩm quyền ký văn bản.