Thực hiện tốt chính sách khách hàng và chiến lược marketing hiệu quả

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lƣợng huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thƣơng việt nam chi nhánh hoàn kiếm (Trang 57)

1.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt đô ̣ng huy đô ̣ng vốn

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác HĐV tại chi nhánh

3.2.6 Thực hiện tốt chính sách khách hàng và chiến lược marketing hiệu quả

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần hiểu rõ lợi ích của ngân hàng hồn tồn phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của DN, vào lợi ích của người gửi tiền. Vì vậy ngân hàng phải có chính sách khách hàng đúng đắn. Đó là thu hút nhiều khách hàng, duy trì và mở rộng khách hàng truyền thống, đảm bảo lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng cũng phải nhằm giúp đỡ DN khắc phục những khó khăn yếu kém, tạo mối quan hệ lâu dài. Ngân hàng chia khách hàng ra làm nhiều loại để có cách đối xử cho phù hợp. Những khách hàng lâu năm, có số dư TG lớn, được ngân hàng tín nhiệm thì ngân hàng sẽ có chính sách ưu tiên về lãi suất, kỳ hạn món vay cũng như việc xét thưởng.

Để thu hút khách hàng đến với ngân hàng ngày một nhiều thì ngân hàng phải đặt ra chiến lược khách hàng. Vì lợi ích khách hàng, ngân hàng cần có phịng Marketing riêng chuyên thu thập thng tin, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, phân loại thị trường, phân loại khách hàng để từ đó có cách xử lý cho phù hợp.

Thêm vào đó, hoạt động khuyếch trương, quảng cáo đối với ngân hàng là không bao giờ thừa, bởi hiện nay rất nhiều người dân chỉ mới quen với việc đến

ngân hàng chỉ gửi tiền để lấy lãi. Họ chưa quen với các dịch vụ của ngân hàng, khái niệm sản phẩm ngân hàng đối với họ còn rất trừu tượng. Do vậy, chi nhánh cần có những hình thức tun truyền, quảng cáo, giới thiệu để đưa thông tin đến với khách hàng để họ biết tới hoạt động của ngân hàng. Đồng thời họ thấy được lợi ích khi giao dịch với ngân hàng, về lãi suất, về các chính sách ưu đãi của các hình thức HĐV. Việc nắm bắt được thông tin của khách hàng, nắm bắt được thông tin của thị trường sẽ giúp cho ngân hàng tận dụng được hầu hết các cơ hội, từ đó có những định hướng và chính sách huy động phù hợp hơn, đa dạng hơn. Trong hoạt động quảng cáo nên tập trung một số vấn đề như: lãi suất TG, hình thức huy động, việc khai trương phòng giao dịch mới…Thực tế cho thấy nhiều khi ngân hàng phát hành kỳ phiếu với lãi suất hấp dẫn để HĐV trong một thời gian ngắn co hoạt động kinh doanh nhưng không được người dân hưởng ứng. Đó là phần lớn người dân khơng biết thơng tin này, ngoại trừ những người thường xuyên có giao dịch với ngân hàng.

3.2.7 Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh

Bên cạnh việc HĐV, cách điều hành, sử dụng nguồn vốn như thế nào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả công tác HĐV. Nếu như ngân hàng cho khách hàng vay vốn mà khơng thu hồi được thì nguồn vốn của ngân hàng sẽ bị ứ đọng, khơng quay vịng được nhanh. Còn nếu như ngân hàng thực hiện tốt cơng tác tín dụng, đầu tư, kinh doanh có hiệu quả thì sẽ có nhiều khách hàng đền quan hệ với ngân hàng. Uy tín của ngân hàng được nâng cao sẽ tạo điều kiện HĐV được dễ dàng hơn.

Từ phần thực trạng ở chương 2, ta thấy tình hình kinh doanh của ngân là khả quan. Tuy nhiên, nhiệm vụ của ngân hàng trong thời gian tới là tiếp tục tăng doanh số cho vay, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn hiệu quả. Để làm được điều này, ngân hàng nên thực hiện các biện pháp sau:

a. Ngân hàng phải chủ động tìm các dự án đầu tư hiệu quả, trước khi cho vay cần thẩm định kỹ về khách hàng. Trong quá trình thực hiện dự án cho vay, các cán bộ tín dụng phải thường xun định kỳ theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, có những nhận xét, kiến nghị lên ban lãnh đạo để đưa ra được những quyết định kịp thời tránh tổn thất cho ngân hàng.

b. Ngân hàng phải thường xuyờn thống kê các khế ước đến hạn, có kế hoạch đơn đốc trả nợ đối với các DN có nợ quá hạn trên tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn

nhau. Bằng các mối quan hệ của mình, ngân hàng có thể hỗ trợ khách hàng tiêu thụ sản phẩm của họ trong trường hợp sản phẩm có chất lượng cịn thấp, bị giảm giá do cung lớn hơn cầu.Làm được điều này, ngân hàng không những thu hồi được vốn cho vay, giảm rủi ro ở mức thấp nhất mà cũn giúp DN không bị phá sản.

c. Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chính quyền để quản lý tài sản thế chấp, thường xuyên trao đổi thông tin với trung tâm cung cấp những thông tin về rủi ro tín dụng ngân hàng. Sau khi cấp phát tiền vay, ngân hàng làm bản thông báo cho công an, viện kiểm sốt…biết những tài sản đó thế chấp. Cơ quan pháp luật Nhà nước sẽ không xác nhận bất cứ trường hợp nào do chủ tài khoản đề nghị chuyển nhượng, cho thuê hoặc để thế chấp ngân hàng khác.

3.2.8 Đổi mới cơng nghệ ngân hàng

Một biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác HĐV là đổi mới công nghệ ngân hàng, tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại. Ngân hàng cần phải nghiên cứu đổi mới công nghệ, đồng thời lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện, khả năng của ngân hàng. Trước mắt hiện nay, công nghệ ưu tiên là cơng nghệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhằm làm tăng vịng quay vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông.

3.2.9 Phát huy tối đa yếu tố con người

Đây khụng chỉ là giải pháp trước mắt mà còn là về lâu dài nhằm phát triển vững chắc hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Vì vậy, chi nhánh cần đào đạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ, có đủ năng lực để hồn thành nhiệm vụ. Hơn nữa, một cán bộ ngân hàng hiện đại không chỉ cần thành thạo về nghiệp vụ mà còn là phải hiểu biết về nhiều lĩnh vực, là chuyên gia tư vấn, marketing…

Các nhân viên ngân hàng cũng là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng , vì vậy văn minh ngân hàng, những cảm nhận đầu tiên về ngân hàng sẽ thể hiện qua phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ CNV với khách hàng. Chi nhánh cần đặc biệt quan tâm đến điều này. Đồng thời, cần tìm hiểu sở trường riêng của mỗi cán bộ, nhân viên để phân công công việc cho hợp lý, đạt được hiệu quả cao nhất trong cơng việc. Có chính sách thưởng phạt rõ ràng để khuyến khích mọi người cùng cố gắng.

Ngân hàng cần sắp xếp đội ngũ cán bộ một cách hợp pháp, mạnh dạn đề bạt, sử dụng những cỏn bộ trẻ, có năng lực, nhiệt tình gắn bó với sự nghiệp của ngành. Cơng tác tổ chức cán bộ phải coi việc phát triển nguồn lực là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong hoạt động kinh doanh.

Chi nhánh Hoàn Kiếm trực thuộc ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chịu sự chỉ đạo của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Vì vậy, những biện pháp trình bày ở trên là một số biện pháp mà chi nhánh Thanh Hố nói riêng và ngân hàng Cơng thương Việt Nam cần phải thực hiện để khắc phục những tồn tại trong công tác HĐV nhằm đưa chi nhánh trở thành một trong những tổ chức tài chính tiền tệ quan trọng, có vị trí then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh nhà theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảng cân đối kế toán NHTMCP Ngoại thương- Chi nhánh Hoàn Kiếm từ năm 2013 đến 2015

2. Báo cáo kết quả kinh doanh NHTMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Hoàn Kiếm từ năm 2013 đến 2015

3. Báo cáo thường niên NHTMCP Ngoại thương- Chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2013

4. Thuyết minh báo cáo tài chính NHTMCP Ngoại thương-Chi nhánh Hoàn Kiếm các năm từ 2013 đến 2015

5. Trang web

Trang web của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Hoàn Kiếm

6.Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 7.Luật Doanh nghiệp 2005

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lƣợng huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thƣơng việt nam chi nhánh hoàn kiếm (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)