Giải pháp về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường nam á của công ty TNHH TM SX nam phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG

4.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường

4.2.1. Giải pháp về phía doanh nghiệp

Trong bối cảnh hiện nay, một công ty muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt là điều không hề dễ, song cũng không hồn tồn là q khó nếu như cơng ty đề ra được mục tiêu và có hướng đi thích hợp trong từng giai đoạn.

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu và những khó khăn tồn tại của cơng ty TNHH TM & SX thép Nam Phát hiện nay, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của công ty trong thời gian tới như sau:

4.2.1.1 Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một việc làm hết sức cần thiết đối với bất kỳ một công ty kinh doanh nào đặc biệt là công ty kinh doanh xuất khẩu. Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường của công ty TNHH TM & SX thép Nam Phát vẫn còn khá yếu kém. Với nhiệm vụ chồng chất và số lượng nhân viên ít ỏi như vậy nên khơng

thể thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường. Cơng ty mới chỉ tìm kiếm các đối tác chứ chưa thực hiện công tác nghiên cứu thị trường đối với thị trường trong nước, cịn với thị trường nước ngồi điển hình là thị trường Nam Á, cơng ty vẫn chưa chủ động, vẫn còn tâm lý chờ đợi các đối tác.

Hiện nay, bộ phận tìm kiếm khách hàng có 5 nhân viên và chi dừng lại ở việc tìm kiếm bạn hàng đơn thuần. Cơng ty nên kết hợp việc tìm kiếm bạn hàng với những thị trường cụ thể và tăng thêm 3 nhân viên nữa. Phân chia nhiệm vụ cụ thể cho các nhân viên để nâng cao hiệu quả của việc tìm kiếm khách hàng. Một nhân viên phụ trách thị trường EU, một nhân viên phụ trách thị trường Nam Á, một nhân viên phụ trách thị trường Đông Nam Á. Thông tin thu thập từ các thị trường này được ba nhân viên phân tích, đưa ra những dự đốn cung cầu, giá cả cũng như mức biến động của cung cầu, giá cả trong tương lai…đồng thời đưa ra những chiến lược đối với từng thị trường cụ thể. Các thông tin trên sẽ được nhân viên còn lại tổng hợp và chuyển đến bộ phận chiến lược của công ty để tiến hành lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh xuất khẩu phù hợp với các đối tác trên từng thị trường cụ thể.

Ngồi ra, cơng ty cũng cần thu thập các thông tin từ các nguồn tin như Thương vụ Việt Nam tại Nam Á, các cơng ty tư vấn luật, phịng Thương Mại, Hiệp hội thép Việt Nam, Hiệp hội thép Nam Á, các hãng vận tải quốc tế, môi giới hải quan, các ấn phẩm quốc tế và qua mạng để đưa ra các phán đốn chính xác vị thể cạnh tranh, xu hướng thị trường, đánh giá toàn được toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trên thị trường Nam Á.

4.2.1.2 Nâng cao đồng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật

Thị trường Nam Á vốn là một trong số các thị trường khó tính trên thế giới, ln địi hỏi rất cao về chất lượng mặt hàng chính vì thế mà cơng ty phải thường xun kiểm tra xem các thông số kỹ thuật trên mặt hàng thép đã phù hợp hay chưa. Thêm vào đó, cơng ty phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm, tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu từ phía Nam Á, tuân thủ đúng quy trình kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu. Các loại thép ống và ống dẫn thép hàn cacbon phải có đường kính khơng q 406,4mm bất kể độ dày hay bề mặt. Đặc biệt đối với hàm lượng cacbon trong các sản phẩm phải đạt: sắt chiếm ưu thế về hàm lượng, hàm lượng cacbon ít hơn hoặc bằng 2%, khơng bao gồm một số chất và không vượt quá số lượng. Các loại

thép trong thành phần có chứa nguyên tố Bo phải đạt hàm lượng nguyên tố Bo từ 0,0008% trở lên. Để đảm bảo chất lượng mặt hàng thép xuất khẩu, giữ vững và nâng cao uy tín trên thị trường Nam Á, cơng ty nên mở thêm một phòng ban chuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm, đồng thời tạo mối quan hệ bền chặt với các bạn hàng là một biện pháp cần thiết cho công ty trong thời gian tới.

4.2.1.3 Huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả

Vốn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi đơn vị sản xuất kinh doanh. Để đạt được mục tiêu là tăng cường hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường Mỹ trước hết cơng ty phải có nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh của mình. Vì thế cơng ty phải có các biện pháp để khai thác và tạo nguồn vốn cho xuất khẩu từ những nguồn sau:

- Vốn vay từ ngân hàng: Nguồn vốn vay này là có hạn, đến hạn thì cơng ty phải trả. Chính vì vậy mà cơng ty cần phải tính tốn xem nên vay như thế nào để phục vụ cho công tác kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.

- Huy động vốn từ các cán bộ công nhân viên trong công ty: Sử dụng nguồn vốn này cơng ty có thể chủ động hơn trong kinh doanh. Đồng thời công ty không phải chịu sức ép khi đến hạn thanh tốn. Hơn thế nữa với hình thức vay vốn này cơng ty có thể huy động được một cách tối đa năng lực và lịng nhiệt huyết của cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty bởi thu nhập của họ phụ thuộc nhiều vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Vay từ các nhà nhập khẩu là khách hàng của công ty: Muốn sử dụng được nguồn vốn này công ty phải đặc biệt chú ý tới đối tượng khách hàng có khối lượng mua lớn, đã có quan hệ truyền thống với cơng ty. Để có được nguồn vốn này cơng ty phải đảm bảo được chữ “tín” trong kinh doanh. Có nghĩa là cơng ty phải nghiêm chỉnh chấp hàng các điều khoản về chất lượng, giá cả, thời gian và cách thức giao hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng kinh doanh.

- Vay từ các nhà xuất khẩu hàng cho cơng ty: Cơng ty có thể vay từ các nhà xuất khẩu hàng cho cơng ty thơng qua hình thức trả chậm. Hình thức này thường chỉ được thực hiện khi công ty nhập khẩu với một số lượng lớn hàng hóa và là khách hàng quen thuộc của họ. Một điều quan trọng nữa ở phương thức này mà công ty

cũng phải thực hiện được là chữ “tín” trong kinh doanh. Tức là cơng ty phải thanh tốn đủ tiền hàng cho nhà xuất khẩu khi đã đến hạn thanh toán.

Khi đã huy động được vốn, vấn đề tiếp theo mà công ty cần quan tâm là làm thế nào để sử dụng vốn này một cách có hiệu quả. Muốn vậy cơng ty cần phải thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, phải có biện pháp quản lý nguồn vốn một cách có hiệu quả. Vốn của công ty phải được tập trung vào những dự án mang tính khả thi cao. Đặc biệt, cơng ty phải dần dần giảm bớt kinh doanh những mặt hàng có giá trị kinh tế khơng cao để dần chuyển sang kinh doanh mặt hàng có giá trị kinh tế cao và sức cạnh tranh lớn.

4.2.1.4 Xây dựng chính sách giá cả hợp lý

Giá cả là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh nói chung và trong kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thép nói riêng. Giá cả hợp lý là mức giá phù hợp với nhu cầu về mặt hàng và mức giá trên thị trường. Giá quá cao sẽ làm cho mặt hàng của cơng ty khó tiêu thụ và giá quá thấp sẽ gây ra sự thua thiệt và đôi khi sẽ bị nước bạn kiện chống bán phá giá. Chính vì vậy giá cả cơng ty đưa ra phải dựa trên chi phí cho mặt hàng của cơng ty cũng như của đối thủ cạnh tranh.

Nghiên cứu xác định giá cả đối với công ty là một nhiệm vụ quan trọng và phải được tiến hành một cách thường xuyên, nhất là đối với các mặt hàng đồng nhất với mặt hàng của đối thủ cạnh tranh. Trong việc định giá, công ty cần phải thu thập đầy đủ thông tin và cũng cần xác định mục tiêu của chính sách giá đưa ra là tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường hay một mục tiêu nào khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường nam á của công ty TNHH TM SX nam phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 38)