Một số kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường nam á của công ty TNHH TM SX nam phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 45)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG

4.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường

4.2.2. Một số kiến nghị với Nhà nước

4.2.2.1. Chính sách trợ cấp xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách giành sự ưu đãi cho xuất khẩu thông qua trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp khi họ bán được hàng ra nước ngồi. Mục đích cuối cùng của việc trợ cấp là nhằm nâng cao tính cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt là mặt hàng thép. Ngoài ra chính phủ nên dùng biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp khi xuất khẩu tăng thêm 1USD (Ví dụ như 20USD cho 1USD tăng thêm). Chính ý nghĩa cũng như lợi ích đó mà nhà nước cần tiếp tục thực hiện biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, trợ giá xuất khẩu đối

với các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và mặt hàng thép xuất khẩu nói riêng để tăng cường hiệu quả xuất khẩu.

4.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý và cơ chế quản lý xuất khẩu

Hệ thống văn bản pháp lý phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quản trong việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài cho các công ty chuyên kinh doanh xuất khẩu, tránh tình trạng trống đánh xi, kèn thổi ngược, khuyến khích xuất khẩu một mặt hàng nào đấy nhưng lại khơng khuyến khích sản xuất mặt hàng đó.

Hiện nay cơng tác quản lý xuất khẩu của nhà nước còn nhiều bất cập. Thủ tục xuất khẩu rườm rà phức tạp, gây lãng phí thời gian và cơng sức cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhiều khi tỏ ra quan liêu cửa quyền gây khó dễ cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy trong thời gian tới Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu cho phù hợp với với tình hình mới. Ngồi ra Nhà nước cũng cần giám sát chặt chẽ, phối hợp hoạt động giữa các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thép để tránh tình trạng tranh giành khách hàng bằng cách hạ giá một cách bất hợp lý, gây tồn tại cho công ty cũng như cho Nhà nước.

4.2.2.3 Thiết lập một tỷ giá hối đoái thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu

Đây là một chính sách có tính chất hỗ trợ, tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu nói chung. Chính sách này cần phải được phối hợp một cách nhịp nhàng với các chính sách khác. Tùy theo từng thời kỳ, tạo tỷ giá hối đối có lợi và không chênh lệch quá lớn so với giá thực tế trên thị trường. Ở chính sách này, để tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu, các nhà hoạch định chính sách thường phải phá giá đồng bản tệ. Về mặt lý thuyết, việc phá giá tiền tệ làm giảm nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu. Khó khăn chủ yếu ở đây là phải xác định một tỷ giá vừa đủ nhưng cũng phải vừa ngắn để thu được một hiệu ứng có lợi cho ngoại thương và bảo tồn được đội ngũ bạn hàng. Thành cơng của chính sách này địi hỏi một loạt các chính sách khác đi kèm để giữ cho nền kinh tế khơng suy thối trong điều kiện lạm phát. Từ quan điểm này việc chọn thời điểm phá giá tiền tệ là hết sức quan trọng.

4.2.2.4 Tăng cường xúc tiến thương mại tại Nam Á

Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá giới thiệu mặt hàng tại thị trường Nam Á thông qua các hội trợ triển lãm, thiết lập kênh phân phối hiệu quả tại Nam Á. Các Bộ chủ quản của doanh nghiệp cung cấp những thông tin mới nhất về các hội trợ có uy tín tại Nam Á sẽ diễn ra vào một thời điểm cụ thể, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những quy định liên quan đến hoạt động hội chợ sắp diễn ra.

Củng cố và phát huy vai trò của cơ quan thương vụ tại Nam Á, đại diện của các hiệp hội ngành hàng. Cơ quan thương vụ Việt Nam tại Nam Á đã được thành lập một thời gian nhưng hoạt động của cơ quan này chủ yếu là cung cấp các thông tin đơn thuần về thị trường cho doanh nghiệp trong khi chức năng liên kết thị trường chưa thực sự được chú trọng. Vì vậy trong thời gian tới đây cơ quan thương vụ cần phát huy vai trò cầu nối giữa các chủ thể kinh tế, thực hiện điều tiết các mối quan hệ. Với tư cách là đại diện các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Nam Á, cơ quan thương vụ cần liên hệ thường xuyên với chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng của Nam Á để hiểu hơn về những quy định đối với từng mặt hàng nhập khẩu, từ đó truyền đạt lại cho doanh nghiệp trong nước nắm rõ, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng những quy định và quy trình xuất khẩu thép vào Nam Á.

KẾT LUẬN

Song song với sự lớn mạnh của nền kinh tế, sự phát triển và hội nhập đất nước là sự cạnh tranh gay gắt và mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp. Do đó, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải tìm cho mình một hướng đi nhằm đạt được mục tiêu nhất định.

Hiện nay, công ty TNHH TM&SX thép Nam Phát đã đạt được một số thành công nhất định. Trong thời gian ngắn, vốn điều lệ của công ty đã tăng lên đáng kể. Thị trường tiêu thụ hàng thép đã từng bước mở rộng ra các nước trong và ngoài khu vực. Công ty đang dần tạo được thương hiệu cho riêng mình. Đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây, doanh thu và chi phí của cơng ty khơng ổn định qua các năm nhưng có xu hướng tăng dần. Đặt cơng ty vào tình hình chung của đất nước thì hoạt động kinh doanh của cơng ty vẫn được đánh giá là có hiệu quả và tương đối ổn định. Bên cạnh đó cơng ty vẫn tồn tại nhiều hạn chế và cần có biện pháp khắc phục hợp lý.

Tóm lại, trong những năm gần đây đất nước và thế giới có nhiều biến động phần nào ảnh hưởng tới công ty. Nhưng công ty vẫn phấn đấu đạt được những thành công nhất định, đưa hoạt động công ty từng bước đi vào ổn định và phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PSG.TS Dỗn Kế Bơn (2010) Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại

quốc tế. Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính.

2. PGS.TS Trần Chí Thành (1996) Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế. Nhà xuất bản Thống Kê.

3. Phòng thương mại quốc tế ICC (2010), incoterms 2010, nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội.

4. Tài liệu nội bộ công ty TNHH TM&SX thép Nam Phát 5. Báo cáo tài chính cơng ty TNHH thép Nam Phát (2013-2015)

6. Báo cáo tình hình nhân sự tại cơng ty TNHH thép Nam Phát (2013-2015) 7. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu tại cơng ty TNHH thép Nam Phát (2013-

2015)

8. Các luận văn tốt nghiệp khóa trước của trường Đại học Thương mại. 9. Các website: - www.namphatsteel.com.vn - http://thuongmaiwto.com - http://xuatnhapkhauvietnam.com - www.moit.gov.vn - www.vis.com.vn

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Sinh viên: Đỗ Thị Thơm Ngày sinh: 11/03/1994 Giáo viên hướng dẫn: TH.S Nguyễn Quốc Tiến

Lớp: K48E4 MSV: 12D130214

Khoa: Thương Mại Quốc Tế - Đại học Thương Mại. Đơn vị thực tập: Công ty TNHH TM&SX thép Nam Phát

NHẬN XÉT ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …… ………………………………………………………………………………… ……… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …… Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2016

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường nam á của công ty TNHH TM SX nam phát trong giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 45)