Các thiết bị bảo mật bằng phần cứng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) một số giải pháp đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin của sở tài chínhthái bình (Trang 32 - 36)

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Qua biểu đồ cho thấy sử dụng USB với tỷ lệ 55.5%. Có thể thấy được việc sử dụng USB được ưu chuộng vì nó dễ dùng và phổ biến. Tỷ lệ là 33.33% cũng là tỷ lệ khá là cao. Còn lại là 11.17% sử dụng Firewall phần cứng.

Nhìn chung, các thiết bị bảo mật bằng phần cứng của Sở cịn đơn giản, chỉ để phục vụ cho cơng tác sao lưu và phục hồi dữ liệu là chủ yếu. Vì vậy Sở nên kết hợp cả các thiết bị Firewall phần cứng để đạt hiệu quả tốt nhất cho việc bảo mật thông tin cho phần cứng.

Tần suất sao lưu dữ liệu trong Sở: Dữ liệu của Sở được sao lưu từ 1 đến 2 tháng một lần. Với tần suất sao lưu như vậy, nếu có gặp sự cố về ATTT thì mức độ thiệt hại cũng giảm bớt đi vì thơng tin khơng bị mất đi nhiều.

-Hệ thống sao lưu, lưu trữ dữ liệu: Cơ quan Thuế, Kho bạc, Hải quan đã có các thiết bị chuyên dụng giúp sao lưu, lưu trữ dữ liệu cho các phần mềm ứng dụng quan trọng, đề phịng CSDL chính bị mất do lỗi thiết bị, đảm bảo mức độ sẵng sàng cao cho các phần mềm ứng dụng hoạt động liên tục. Riêng STC chưa có hệ thống sao lưu dữ liệu để đảm bảo cho các ứng dụng của STC hoạt động liên tục và không bị mất dữ liệu.

2.2.2.Thực trạng đảm bảo an toàn phần mềm

Với vấn đề an toàn phần mền em đưa ra câu hỏi trong phiếu điều tra và kết quả thu được như sau:

Các phần mềm ứng dụng trong công việc:

Hệ điều hành Sở đang sử dụng: Window 7, Microsoft Office

Nhằm thực hiện mục tiêu cải cách của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính cơng, nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường khả năng hội nhập của Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, Bộ Tài chính đã triển khai Dự án hệ thống thông tin quản lý ngân sách - kho bạc tích hợp (TABMIS) - một cấu phần quan trọng trong Dự án Cải cách quản lý tài chính cơng, được triển khai từ 2006 và hoàn thành vào 2011, phạm vi triển khai rộng và ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lĩnh vực quản lý tài chính ngân sách quốc gia.

Hệ thống TABMIS đã thay thế ứng dụng Kế toán Kho bạc, thực hiện ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trên hệ thống máy tính, có khả năng cung cấp thơng tin, dữ liệu về tình hình thực hiện ngân sách ở các cấp, các bộ, ngành, các đơn vị sử dụng ngân sách. Hệ thống thơng tin tích hợp này được kết nối giữa các đơn vị kho bạc và các cơ quan tài chính (Sở tài chính, Phịng tài chính – kế hoạch) từ Trung ương đến quận huyện, có kết nối với một số bộ chủ quản và một số sở chuyên ngành; Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp.

TABMIS tạo thành một quy trình liên kết chặt chẽ trong việc nhập dữ liệu, xử lý thông tin và quản lý thông tin giữa các cơ quan theo phân công trong hệ thống, giúp các cơ quan đơn vị tham gia hệ thống thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về quản lý, điều hành, kế toán, báo cáo và quyết tốn ngân sách. Tồn bộ dữ liệu về thu chi ngân sách trong hệ thống TABMIS sẽ được các cơ quan khác nhau đưa vào theo một đầu mối duy nhất nhưng lại được chia sẻ chung theo vai trò của mỗi cơ quan, giảm việc trùng lặp theo dõi thông tin tại các cơ quan, đơn vị như hiện nay.

Đã triển khai ứng dụng TABMIS cho STC và PTC của tỉnh Thái Bình.

Hiện đại hóa thu nộp thuế giữa cơ quan Thuế - Hải quan - Kho bạc - Tài chính:

Việc triển khai ứng dụng giúp tiết kiệm về nhân lực và thời gian cho cả cơ quan quản lý (thuế, hải quan, kho bạc, tài chính) và người nộp thuế. Với cách thức “chứng từ gốc nhập một nơi, sử dụng nhiều nơi”, thời gian cập nhật được dữ liệu thu ngân sách của cơ quan thuế, tài chính, hải quan đã được rút ngắn: trước kia thường bị kéo dài từ 1 - 2 ngày đến cả tuần, nhiều khi chứng từ còn bị thất lạc… ; nay đến cuối ngày là các cơ quan có liên quan đã biết được tồn bộ thơng tin nộp thuế. Cụ thể:

- Với cơ quan thuế, vào cuối mỗi ngày, cơ quan kho bạc sẽ truyền toàn bộ dữ liệu thu nộp thuế sang (đầy đủ bảng kê chứng từ) để cơ quan thuế theo dõi. Do đó, cơ quan thuế khơng cịn phải trực tiếp sang cơ quan kho bạc để lấy chứng từ giấy và không mất thời gian cho việc nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính của cơ quan mình.

- Với cơ quan hải quan, để đảm bảo truyền thông tin nộp thuế kịp thời (để thơng quan hàng hóa được nhanh chóng) thì thơng tin nộp thuế được cập nhật gần như trực tiếp (cứ 1 tiếng cơ quan kho bạc lại gửi toàn bộ dữ liệu nộp thuế của người nộp thuế sang cơ quan hải quan). Do vậy thời gian kiểm tra chứng từ nộp thuế của cơ quan hải quan diễn ra nhanh chóng, tạo thuận lợi lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

- Cơ quan kho bạc cũng giảm được phần nhập dữ liệu bằng tay vì tồn bộ dữ liệu thu thuế đã được cơ quan hải quan và thuế truyền qua mạng điện tử từ trước. Với dữ liệu truyền sang, cơ quan kho bạc khi thực hiện nhận tiền nộp thuế thì số tiền đó đã được hạch tốn ln, kế tốn trưởng có thể kiểm sốt được ngay những nguồn thu này. - Với cơ quan tài chính (STC, PTC), thơng tin nộp thuế được chuyển vào phần mềm Quản lý ngân sách để tổng hợp số thu của tỉnh, phục vụ công tác điều hành ngân sách của lãnh đạo UBND các cấp.

Đã triển khai thiết bị và đang triển khai ứng dụng thu nộp thuế giữa cơ quan Thuế - Hải quan - Kho bạc - Tài chính cho STC và PTC của tỉnh Thái Bình.

Ứng dụng trong quản lý tài chính, ngân sách

- Đã triển khai ứng dụng cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách theo mơ hình tập trung tại STC.

- Đã triển khai ứng dụng Quản lý ngân sách theo mơ hình phân tán tại STC (CSDL Oracle) và PTC (CSDL Foxpro).

- Đã triển khai phần mềm kế tốn tài chính – ngân sách xã cho Ban tài chính các xã, phường, thị trấn giúp quản lý tính hình thu, chi ngân sách hàng năm, hỗ trợ Chủ tịch UBND cấp xã điều hành ngân sách. Việc tổng hợp quyết tốn giữa PTC với Ban tài chính cấp xã chưa thực hiện được.

Quản lý đầu tư

Ứng dụng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đã triển khai cho STC, nhưng hiện nay khơng cịn phù hợp do chính sách chế độ thay đổi quá nhanh, ứng dụng không kịp chỉnh sửa.

Đã triển khai ứng dụng “Quản lý vốn đầu tư” cho Ban tài chính các xã, phường, thị trấn giúp quản lý tốt người vốn xây dựng nông thôn mới.

Chưa triển khai ứng dụng quản lý Đầu tư xây dựng cho STC và các PTC trên địa bàn

Quản lý tài sản

Đã triển khai ứng dụng Quản lý Đăng ký tài sản theo mơ hình tập trung tại Bộ Tài chính cho STC và một số PTC được phân cấp, giúp quản lý cơ sở dữ liệu tài sản Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương, hỗ trợ quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong q trình quản lý, khai thác, chuyển giao, xử lý tài sản Nhà nước.\

Đã triển khai ứng dụng quản lý tài sản theo mơ hình tập trung tại Cơ sở dữ liệu trung gian cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách tỉnh giúp quản lý cơ sở dữ liệu tài sản Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương tốt hơn.

Quản lý giá

Ứng dụng Quản lý cả thị trường hàng hóa, dịch vụ theo mơ hình tập trung tại Bộ Tài chính đã triển khai cho STC, hỗ trợ việc thập xử lý thông tin về giá cả thị trường hàng hố dịch vụ trong và ngồi nước, tăng cường công tác quản lý điều hành giá và bình ổn giá, hỗ trợ cơng tác thẩm định giá đáp ứng các quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BTC ngày 29/4/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo giá thị trường hàng hoá, dịch vụ trong nước, giá hàng hoá nhập khẩu.

Trong thời gian qua Thái Bình là một trong các tỉnh đi đầu trong công tác nhập số liệu vào phần ứng dụng quản lý Giá do Bộ Tài chính cung cấp

Kế tồn hành chính sự nghiệp:

- Thái Bình có tổng số 21 dự toán Cấp I, 175 đơn vị dự toán Cấp II, … Tổng cộng 1438 đơn vị thụ hưởng ngân sách chủ yếu sử dụng phần mềm kế tốn HCSN của cơng ty cổ phần Misa, nhưng việc tổng hợp số liệu quyết toán ngân sách giữa STC, PTC với các đơn vị HCSN trên địa bàn chưa thực hiện được.

Kế toán ngân sách xã

Phần mềm KTXA thực hiện tin học hóa hầu như tồn bộ nghiệp vụ kế toán từ khâu xử lý chứng từ ban đầu cho đến khâu lên các sổ, thẻ kế toán chi tiết và các báo cáo tổng hợp, quyết toán; đáp ứng các quy định của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam, chế độ kế toán cho các đơn vị xã, phường, thị trấn theo Quyết định 94/2005/QĐ- BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng BTC, hệ thống chứng từ kế tốn, tài khoản và báo cáo tài chính theo Thơng tư số 146/2011/TT-BTC ngày 26/10/2011 của Bộ trưởng BTC.

Hiện nay tỉnh Thái bình các xã, phường, thị trấn của tỉnh đã được triển khai phần mềm Kế tốn tài chính, ngân sách xã do MISA cung cấp.

- Các máy trạm của STC và PTC đã được Bộ Tài chính triển khai, cài đặt các phần mềm diệt virus có bản quyền

- Cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc đều có hệ thống kiểm sốt, phịng chống các tấn cơng qua mạng (Firewall, IPS) đảm bảo hoạt động ổn định cho hệ thống mạng nội bộ tại các đơn vị. STC đã triển khai hệ thống bảo mật nhưng độ an tồn chưa cao, do đó hệ thống thơng tin của STC chưa thật sự an toàn.

2.2.3.Thực trạng đảm bảo an toàn dữ liệu

Với vấn đề an toàn cơ sở dữ liệu em đưa ra câu hỏi trong phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn và kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) một số giải pháp đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin của sở tài chínhthái bình (Trang 32 - 36)