Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến công tác kế

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán mặt hàng thép tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng thăng long (Trang 25)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến công tác kế

kế tốn bán hàng của cơng ty

2.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong nền kinh tế thị trường đang phát triển như Việt Nam hiện nay, khi mà những giao dịch hàng hóa vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất thì hầu hết các doanh nghiệp đều thấy rõ tầm quan trọng của khâu tiêu thụ hàng hóa trong những hoạt động kinh doanh của mình. Bởi khi hàng hóa được tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu là nguồn thu hồi vốn kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy để quản lý tốt nghiệp vụ bán hàng, kế toán bán hàng cần được hồn thiện về cả hai mặt: kế tốn tài chính quản lý về mặt giá trị hàng hóa và kế tốn quản trị quản lý về mặt số lượng, hình thức của hàng hóa. Sau khi tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu về kế tốn bán hàng trong các DN của những năm trước em thấy rằng:

Nhìn chung các bài viết đều đề cập đến kế toán tiêu thụ trong DN SXCN, em thấy hầu hết các luận văn, chuyên đề của các khoá trước viết về đề tài này đều tập trung nghiên cứu kỹ việc vận dụng chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành về xác định doanh thu và thời điểm ghi nhận doanh thu, việc hạch toán các trường hợp ghi nhận doanh thu và đặc biệt về thực trạng kế toán tiêu thụ, cụ thể là nội dung, phương pháp và trình tự kế tốn tại đơn vị thực tập. Bên cạnh đó, các tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong tổ chức cơng tác kế tốn tiêu thụ ở đơn vị thực tập, như công tác tổ chức bộ máy kế tốn; cơng tác lập, lưu chuyển và quản lý chứng từ, công tác xác định doanh thu… từ đó làm căn cứ để đưa ra các giải pháp hồn thiện kế tốn tiêu thụ sản phẩm.

Bài viết “Vận dụng nguyên tắc thực hiện đối với ghi nhận doanh thu trong kế toán” được đăng tải trên trang web: http://tapchiketoan.com của TS Lê Văn Liên và ThS Nguyễn Thị Hồng Vân đã đề cập và đi sâu hơn về vấn đề thời điểm ghi nhận doanh thu và vận dụng nguyên tắc thực hiện đối với việc ghi nhận doanh thu trong một số trường hợp đặc biệt.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kế tốn bán hàng vẫn cịn tồn tại một số vấn đề cần được khắc phục, giải quyết như vấn đề về chiết khấu thương mại trong web

www.tapchiketoan.com cũng có bài luận về vấn đề này: “Hướng dẫn kế toán chiết khấu thương mại” của Ths. Lê Thuý Hằng (Giảng viên khoa Kinh tế - QTKD Đại học Hà Tĩnh).

Ngồi ra cịn có ý kiến của PGS, TS Nguyễn Văn Công (Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân) trên Tạp Chí Kinh Tế và Phát Triển “ Bàn về kế tốn bán hàng đại lý, ký gửi”. Trong đó tác giả có phản ánh về cách thức ghi chép nghiệp vụ kế toán bán hàng đại lý đúng giá hưởng hoa hồng tại DN nhận bán đại lý. Đó là việc lồng ghép các nghiệp vụ riêng biệt với chứng từ phản ánh khác nhau (lồng nghiệp vụ bán hàng đại lý và nghiệp vụ ghi nhận hoa hồng đại lý được hưởng) vào trong một bút toán ghi sổ. Khi mà việc ghi chép này chỉ được thực hiện trên bảng tổng hợp chứng từ cùng loại.

Nhìn chung DN cịn gặp nhiều lúng túng trong việc vận dụng VAS 14, VAS 02 vào trong ghi nhận doanh thu và xác định doanh thu cũng như giá vốn hàng bán.

2.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường tới kế tốn bán hàng tại Cơng ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long

2.1.2.1. Nhóm các yếu tố bên ngồi doanh nghiệp

Năm 2003, Luật kế tốn Việt Nam ra đời là văn bản mang tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực kế toán. Để thống nhất quản lý kế toán, đảm bảo kế tốn là một cơng cụ quản lý, chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thơng tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân. Do đó mọi nghiệp vụ liên quan tới hoạt động kế toán đều chịu sự chi phối của Luật này, từ các quy định chung về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán đến việc lập các báo cáo tài chính. Trong đó các nghiệp vụ bán hàng cũng không phải là ngoại lệ, cụ thể nhất: Điều 21- Luật kế tốn cịn quy định rõ việc sử dụng hóa đơn bán hàng trong hoạt động bán hàng.

Ngoài ra, để thống nhất và tạo khn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế tốn, nâng cao chất lượng thơng tin kế tốn cung cấp trong nền kinh tế quốc dân, và phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm sốt chất lượng cơng tác kế tốn, từ năm 2001 đến nay, Bộ trưởng BTC đã ban hành và công bố 26 Chuẩn mực kế tốn Việt Nam cùng các Thơng tư hướng dẫn kế toán thực hiện các chuẩn mực đó. Chuẩn mực kế tốn có ảnh hưởng trực tiếp đến nghiệp vụ kế tốn bán hàng. Ví dụ như trong VAS có quy định các ngun tắc chung, nhưng nội dung về doanh thu, chi phí, các khoản giảm trừ, phương

pháp tính giá gốc hàng xuất kho, phương pháp ké tốn bán hàng… bắt buộc kế toán bán hàng trong các DN phải tuân thủ theo.

Chế độ kế toán doanh ngiệp cũng là một nhân tố bên ngồi ảnh hưởng tới kế tốn bán hàng. Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hàng dồng bộ cả chế độ chứng từ, sổ kế toán, tài khoản kế tốn và báo cáo tài chính tạo điều kiện thuận lợi giúp cho kế tốn nói chung và kế tốn bán hàng nói riêng xử lý, phản ánh đúng bản chất của các hoạt động kinh tế phát sinh, làm cho thơng tin kế tốn cung cấp được chính xác, kịp thời và cho phép đánh giá thực trạng tài chính của DN ở mọi thời điểm.

Mặt khác, ta cũng phải cần xem xét tới sự thống nhất giữa Chế độ kế toán và Chuẩn mực kế tốn vì nó cũng ảnh hưởng đến hoạt động của kế toán. Nếu giữa Chế độ kế tốn và Chuẩn mực kế tốn khơng có sự thống nhất sẽ làm cho những người làm kế tốn lúng túng trong q trình xử lý, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Từ đó có thể dẫn tới sự nhầm lẫn, sai sót và kết quả thơng tin đưa ra sẽ khơng chính xác, khơng phản ánh đúng tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế tốn của DN, trong đó phần mềm kế tốn chính là một minh chứng rõ ràng nhất. Việc sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp cho cơng việc kế tốn của DN được thực hiện một cách nhanh chóng, khoa học và chính xác hơn. Điều này là rất quan trọng đối với việc quản lý chi phí và từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định phù hợp.

Đối với hoạt động bán hàng cịn có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng nằm bên ngoài bản thân mỗi DN mà DN khơng thể cải tạo hay kiểm sốt được, DN chỉ có thể thích nghi với nó như tình hình chính trị - xã hội, các chu kỳ khủng hoảng của cả thế giới, những tác động dây chuyền từ nền kinh tế thế giới mà nền kinh tế Việt Nam phải gánh chịu, sự biến động của thị trường tiền tệ khi giá trị đồng tiền thay đổi do lạm phát hay do sự thay đổi tỉ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ với đồng tiền trong nước… hoặc đơn thuần chỉ là xu thế tiêu dùng của người dân, thu nhập bình qn của người dân… Tất cả các nhân tố đó sẽ ảnh hưởng tới chi phí đầu ra, giá cả thị trường, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng của các DN. Nhưng tất cả các DN trong cùng một nền kinh tế trong đó có Cơng ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long đều chịu chung những ảnh hưởng này. Vì thế mỗi DN phải tự biết khai thác triệt để các thời cơ, cơ hội mà

mình nhận được từ đó sử dụng hiệu quả và phát huy tối đa nguồn lực nhằm tạo nên một vị trí vững chắc cho DN.

2.1.2.2. Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Hiện nay, Công ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long tổ chức cơng tác kế tốn theo mơ hình tập trung. Tồn bộ cơng ty có một phịng kế tốn duy nhất làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp, chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh của đơn vị, lập báo cáo kế tốn, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác kế tốn bán hàng tại công ty trong việc tổng hợp các thơng tin một cách chính xác.

Nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến cơng tác kế tốn bán hàng của cơng ty đó là trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế tốn. Nếu trình độ nhân viên kế tốn cao, nắm bắt tốt các nghiệp vụ bán hàng tại cơng ty thì cơng việc kế toán sẽ thuận lợi hơn, giải quyết các nghiệp vụ phát sinh chính xác và nhanh chóng. Ngược lại, nếu trình độ nhân viên kế tốn khơng cao thì sẽ gây khó khăn trong việc hạch tốn kế tốn tại cơng ty. Các nghiệp vụ phát sinh khơng được hạch tốn chính xác, đầy đủ tạo gây khó khăn trong cơng việc quản trị tại công ty.

2.1.3. Tổng quan về đơn vị thực tập

2.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Phịng kế tốn của Cơng ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long gồm 6 người, được tổ chức theo mơ hình kế tốn tập trung. Phịng kế tốn được đặt dưới sự lãnh đạo của giám đốc công ty và tồn bộ nhân viên kế tốn được đặt dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và chun mơn hóa của nhân viên kế tốn, bộ phận kế tốn của cơng ty được tổ chức theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 01. Tổ chức bộ máy kế tốn của cơng ty (Phụ lục 01)

2.1.3.2. Chính sách kế tốn áp dụng

Cơng ty đã thực hiện các chính sách kế tốn đúng theo chế độ kế tốn doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính.

- Phương pháp kế tốn hàng tồn kho:

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

- Phương pháp tính thuế: Cơng ty là đơn vị tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, áp dụng luật thuế GTGT theo đúng quy định của Bộ Tài Chính.

- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Căn cứ để tính khấu hao tài sản cố định là nguyên giá và thời gian sử dụng của TSCĐ.

Công ty thực hiện kỳ kế toán theo năm, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thức vào ngày 31/12 của năm đó. Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi chép và hạch toán là đồng Việt Nam (VNĐ). Các báo cáo Tài chính được lập vào cuối niên độ kế toán do kế toán trưởng lập và gửi lên ban giám đốc, cơ quan thuế, các ngân hàng, các nhà đầu tư và các đối tượng khác có liên quan.

- Hình thức kế tốn áp dụng: Cơng ty ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung và sử dụng hình thức kế tốn máy với phần mềm kế tốn Misa (Phụ lục 02)

Các mẫu sổ công ty áp dụng đều phù hợp với quy định theo chế độ kế tốn doanh nghiệp ban hành theo Thơng tư 200/2014/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính và cập nhật kịp thời các mẫu sổ của các thơng tư sửa đổi bổ sung có liên quan. Các loại sổ chủ yếu mà cơng ty sử dụng là Sổ Nhật kí chung; Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền gửi ngân hàng; Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa; Sổ TSCĐ và sổ theo dõi TSCĐ; Sổ chi tiết mua, bán hàng; Sổ chi tiết các tài khoản; Sổ theo dõi thuế GTGT… và một số các sổ phụ khác có liên quan khác.

2.2. Thực trạng kế toán bán hàng thép tại Công ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long

2.2.1. Thực trạng kế tốn bán hàng thép tại Cơng ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long dựng Thăng Long

2.2.1.1. Đặc điểm bán hàng tại Công ty

Công ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long được thành lập vào ngày 27/04/2009 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long chủ yếu sản xuất, phân phối và kinh doanh, xây lắp các vật liệu xây dựng, thép, cọc cừ lasen cho mọi cơng trình miền Bắc.

Trong khn khổ của bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp, em chỉ đề cập đến kế toán bán sản phẩm thép. Sản phẩm thép rất đa dạng nên được kí hiệu tiện cho việc theo dõi như D6, D8, D10, D12,…

Hiện nay Công ty Cổ phần kỹ thuật xây dựng Thăng Long áp dụng hai phương thức bán hàng chủ yếu là bán buôn và bán lẻ. Cơng ty có quan hệ với nhiều đối tượng khách hàng bán buôn và bán lẻ. Với những khách hàng có giao dịch thường xuyên, có sự tin cậy cơng ty cho phép thanh tốn chậm, với những khách hàng mua hàng với số lượng lớn, khách hàng thanh tốn ngay, cơng ty có chính sách chiết khấu thanh tốn, giảm giá như chiết khấu 1,8% với các đơn hàng từ 1,5 – 3 tỷ, 2% với đơn hàng 3 - 5 tỷ,...

Về hình thức thanh tốn cơng ty áp dụng các hình thức: tiền mặt, séc, ủy nhiệm chi qua ngân hàng… Trường hợp cơng ty bán hàng cho khách hàng theo hình thức bán bn thì thường hình thức thanh tốn sẽ được ghi rõ trong hợp đồng kinh tế. Thường nếu thanh toán ngay, khách hàng sẽ ứng trước 30% giá trị hợp đồng qua chuyển khoản ngân hàng cho Cơng ty trước khi hàng được giao, và thanh tốn nốt phần còn lại sau khi nhận được hàng đầy đủ.

Trong điều kiện kinh tế thị trường và với sự cạnh tranh của nhiều công ty thương mại khác, để nâng cao lợi nhuận và uy tín của mình trên thị trường địi hỏi cơng ty phải đa dạng hóa phương thức bán hàng và thanh tốn tiền hàng. Bên cạnh đó, với việc tiêu thụ sản phẩm là mặt hàng thép, để khách hàng ln tin tưởng và tạo dựng hình ảnh tốt của công ty, công ty luôn chú trọng đến quy cách, chất lượng luôn được đảm bảo hàng đầu.

2.2.1.2. Chứng từ sử dụng

Kế tốn bán hàng tại Cơng ty sử dụng các chứng từ chủ yếu sau : - Hợp đồng mua bán hàng hóa (hoặc thỏa thuận mua bán) (phụ lục 03) - Lệnh xuất kho

- Phiếu xuất kho (MS 02-VT) (phụ lục 05,08,09)

Được dùng làm căn cứ cho thủ kho xuất hàng và lập hóa đơn GTGT cho khách. Giá trên phiếu xuất kho phản ánh giá vốn hàng bán. Số lượng hàng bán trên phiếu xuất kho và hóa đơn GTGT phải trùng nhau để thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.

Khi bán hàng thì kế tốn lập hóa đơn GTGT căn cứ vào hợp đồng kinh tế và phiếu xuất kho. Trên hóa đơn GTGT ghi: Tên hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền. Có dịng ghi tổng tiền hàng, một dòng ghi tổng tiền thuế GTGT.Dịng tổng tiền thanh tốn ghi bằng cả chữ và số. Hóa đơn GTGT lập thành 3 liên, viết một lần qua giấy than:

+ Liên 1 (Màu tím): Được lưu trên gốc quyển hóa đơn GTGT (phụ lục 06) + Liên 2 (Màu đỏ): Giao cho khách hàng

+ Liên 3 (Màu xanh): Được dùng làm chứng từ kế tốn, lưu giữ tại cơng ty. - Phiếu thu: Khi khách hàng thanh toán tiền hàng, căn cứ vào số tiền trả kế toán viết phiếu thu. Phiếu thu được lập thành 2 liên:

Liên 1: Giao cho người nộp tiền.

Liên 2: Phịng kế tốn thu. (phụ lục 10) - Giấy báo của ngân hàng

- Hóa đơn GTGT liên 2 của các bên có liên quan như CP vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bán hàng…

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán mặt hàng thép tại công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng thăng long (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)