Thực trạng kế tốn chi phí sản xuất sản phẩm gạch ngói tại cơng ty cổ phần

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán chi phí sản xuất gạch ngói tại công ty cổ phần trần nguy n hà (Trang 41)

2 .1Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu

2.2. Thực trạng kế tốn chi phí sản xuất sản phẩm gạch ngói tại cơng ty cổ phần

Trần Nguyễn Hà.

Chi phí SXKD là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí, mà DN phải tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định, để thực hiện hóa quá trình SXKD. Thực chất CPSX là sự chuyển dịch vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố SX vào đối tượng tính giá thành lao vụ. Để phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các chi phí phát sinh trong quá trình SX. Từ đó cung cấp số liệu cần thiết cho công tác tính giá thành SP, thì trước hết cần phải xác định được đối tượng tập hợp CPSX đúng đắn, phù hợp với đặc điểm của công ty.

Để tập hợp CPSX kế toán sử dụng các tài khoản sau: + Tài khoản 621: Chi phí NVL trực tiếp.

+ Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp. + Tài khoản 627: Chi phí SXC

+ Tài khoản 154: Chi phí SXKD dở dang.

Và hầu hết tất cả các tại khoản kế toán cần thiết cho quá trình hạch toán.

Cuối tháng kế toán tập hợp các bảng: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ NVL – CCDC, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, định mức vật tư kỹ thuật cho từng loại SP, biên bản kiểm kê SP dở dang, biên bản nhập kho thành phẩm để tính giá thành SP và lập bảng tính giá thành SP.

2.2.1 Kế tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong chi phí và là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm gạch ngói. Việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu, tập hợp chính xác và đầy đủ chi phí NVL có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tiêu hao vật chất trong sản xuất và tính chính xác giá thành sản phẩm cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, việc theo dõi, giám sát, quan sát, quản lý phải hết sức chặt chẽ có như vậy mới phấn đấu hạ giá thành sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp .

Căn cứ vào kế hoạch SX, nhu cầu SX thực tế từng phân xưởng lập phiếu yếu cầu vật tư chuyển qua phịng kế toán dụt sớ lượng theo định mức sau đó chuyển sang phòng kế toán viết phiếu xuất kho, việc theo dõi thực hiện cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị.

+ Hiện vật: Khi xuất kho thủ kho và kế toán ghi số liệu từng lần xuất, tính số lượng tồn kho từng thời điểm làm căn cứ đối chiếu lên kế hoạch cung ứng vật tư đảm bảo cho quá trình SX liên tục.

+ Giá trị: Khi xuất kho nguyên vật liệu cho bộ phận sử dụng kế toán tính giá vật liệu theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ và lấy số liệu ghi sổ kế toán chi tiết, bảng kê, bảng phân bổ…để ghi vào sổ cái.

Theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu kế toán sử dụng tài khoản 152 – nguyên vật liệu – vật liệu để theo dõi chi tiết.

Ta tính giá xuất kho đất như sau:

Lượng đất tồn đầu tháng là: 1145 khối, giá nhập kho 50.000đ/khối. - Ngày 01/10 nhập kho: 714 khối, đơn giá 50.000đ/khối.

- Ngày 08/10 xuất kho: 1550 khối đất.

- Ngày 10/10 nhập kho: 428 khối, đơn giá 50.000đ/khối. - Ngày 17/10 xuất kho 700 khối đất.

Trong đó: Đơn giá bình quân

gia quyền =

Giá trị NVL đầu kỳ + Giá trị NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ Giá xuất kho đất dùng trong tháng là:

57.250.000 + 35.700.000 + 21.400.000

1.145 + 714 + 428 = 50.000đ. Giá đất xuất ngày 08/10 là: 1.550 x 50.000 = 77.500.000đ. Giá đất xuất ngày 17/10 là: 700 x 50.000 = 35.000.000đ.

Kế toán tính giá xuất rồi ghi phiếu xuất kho vào sổ chi tiết vật liệu đất.

Đối với các nguyên liệu khác như: dầu, than… đều tiến hành và tính toán như vậy. Căn cứ vào sổ chi tiết NVL kế toán lập bảng phân bổ chi tiết NVL và CCDC.  Chứng từ sử dụng: Công ty cổ phần Trần Nguyễn Hà áp dụng chế độ kế

toán theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006, của Bộ trưởng Bộ tài chính. Chứng từ sử dụng trong hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:

- Phiếu xuất kho - Phiếu nhập kho

- Hóa đơn giá trị gia tăng

Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng theo mẫu thống nhất theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn khác như: Phiếu xuất vật tư theo hạn mức, Biên bản kiểm nghiệm vật tư, Phiếu báo vật tư cịn lại ći kỳ.

Vận dụng tài khoản kế toán

Tài khoản sử dụng:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất được theo dõi trên TK 621 chi tiết cho từng phân xưởng:

TK 6211: Chi phí NVL TT phân xưởng chế biến TK 6212: Chi phí NVL TT phân xưởng nung

Ngoài ra cơng ty cịn sử dụng các TK 152, TK 133, TK 111, TK 112, TK 331… riêng với TK 152 cũng được theo dõi và chi tiết chi tiết cho từng nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu…

TK 152 được mở chi tiết như sau: TK 1521: Đất sét; TK 1522: Than; TK 1523: Nhiên liệu; TK 1524: Phụ tùng thay thế; TK 1525: Vật tư chưa dùng khác; TK 1527: Thu hời;

Quy trình kế tốn chi phí ngun vật liệu trực tiếp

Hàng tháng phân xưởng căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế của phân xưởng mình và đối chiếu với kế hoạch sản xuất. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất vật tư và định mức tiêu hao NVL, dự kiến tình hình thực tế thu mua NVL phòng kế hoạch vật tư sẽ lập ra “Phiếu xuất kho vật tư”. Phiếu xuất kho này sẽ được trình lên thủ trưởng đơn vị ký duyệt sau đó giao cho phân xưởng. Sau khi phân xưởng sản xuất nhận phiếu xuất kho gửi cho thủ kho, thủ kho có nhiệm vụ kiểm tra tính chuẩn xác và tiến hành xuất vật tư theo “Phiếu xuất kho”. Phiếu xuất kho gồm 3 liên: Liên 1, thủ kho giữ để làm cơ sở ghi thẻ kho và nộp cho kế toán vật tư; Liên 2 bộ phận phân xưởng giữ; Liên 3 lưu tại phòng kế hoạch vật tư.

Định kỳ 10 ngày một lần, các phiếu xuất - nhập kho được chuyển về cho kế toán vật tư làm căn cứ ghi sổ và đó là các chứng từ gớc. Tại phịng kế toán, kế toán vật tư tiến hành hoàn thiện chứng từ bằng cách kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ. Kế toán thực hiện phân loại từng NVL theo từng mục đích sử dụng và xác định giá trị của NVL đó.

Căn cứ vào phiếu xuất và phiếu nhập, hàng ngày thủ kho lên thẻ kho cho mỗi NVL để theo dõi tình hình thay đổi, sự tăng giảm của NVL, sớ lượng NVL cịn thừa còn thiếu để đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy công tác sản xuất sản phẩm. Phiếu xuất kho là căn cứ để lập Bảng kê chi tiết nhập xuất NVL, Nhật ký chung lên Sổ chi tiết TK 621 và Sổ cái TK 621 vì vậy kế toán phải kiểm tra độ chính xác của phiếu xuất kho như: Số phiếu xuất kho, ngày tháng lập phiếu xuất, đơn vị tính, số lượng, đơn giá vật tư và chữ ký của người có liên quan.

Để đảm bảo theo dõi kịp thời lượng NVL dùng cho thực tế, tồn đọng hàng tháng kế toán đối chiếu sổ sách với kho phân xưởng và cuối năm tiến hành kiểm kê, lập biên

bản kiểm kê từng kho xác định lượng tồn, chênh lệch giữa thực tế và sổ sách để tìm nguyên nhân xử lý và lập báo cáo tồn kho vật tư trình cấp trên.

Ví dụ: Tháng 10 năm 2013 tổng CP NVLTT của toàn công ty phát sinh là

270.410.000đ Kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan hạch toán bút toán: Nợ TK 6211: 120.210.000

Nợ TK 6212: 53.594.000 Nợ TK 6213: 32.233.000 Nợ TK 6214: 64.373.000 Có TK 152: 270.410.000

Và cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 và ghi Nợ TK 154: 270.410.000

Có TK 621: 270.410.000

Sở kế tốn: Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung vì vậy để

phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng các sổ sau: Nhật ký chung (phụ lục 22), Sổ cái TK 621 (phụ lục 12), Bảng phân bổ NVL- CCDC (phụ lục 10), Nhật ký nhập xuất vật tư TK 152 (phụ lục 11), Sổ chi tiết TK 621- gạch rỗng (phụ lục 13).

2.2.2 Kế tốn chi phí nhân cơng trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do đó việc tính toán và hạch toán đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp cũng như việc trả lương chính xác, kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý thời gian lao động, quản lý quỹ lương của công ty, tiến tới quản lý tốt chi phí và giá thành đồng thời sẽ khuyến khích người lao động làm việc đạt năng suất cao chất lượng và hiệu quả.

Ta xét trường hợp sau:

Theo bảng chấm công tháng 10/2013 của tổ mộc. Anh Nguyễn Viết Thông làm được 34.240 viên gạch mộc nghỉ 4 ngày. Giá tiền lương 1 viên gạch đối với anh Thông là 36đ, mức lương cơ bản 700.000đ/tháng khi đó kế toán sẽ tính lương như sau:

Lương thời gian nghỉ việc ( Hưởng 100% lương) =

4 x 700.000 x 1,92

26 = 206.769đ

Lương SP = 34.240 x 36 = 1.232.640đ Phụ cấp trách nhiệm tháng 9: 30.000đ

Tổng lương cả tháng của anh Thông là:

206.769 + 1.232.640 + 30.000 = 1.469.409đ

BHXH, BHYT anh Thông phải nộp: 8,5% x 1.469.409 = 124.900đ Sớ tiền anh Thơng cịn được lĩnh là:1.469.409 – 124.900 = 1.344.509đ Đối với các công nhân khác cũng tính tương tự.

Chứng từ sử dụng: Để phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi phí nhân công trực

tiếp kế toán sử dụng các chứng từ sau: Bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Biểu số 19), Bảng tổng hợp nhập kho thành phẩm và một số chứng từ khác.

Vận dụng tài khoản

Tài khoản sử dụng

Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trên TK 622, trả lương và các khoản trích theo lương công ty sử dụng TK 334 “Phải trả công nhân viên”, TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”. Đối với TK 622 được chi tiết tới từng đối tượng:

TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp PX chế biến TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp PX nung

Kế tốn chi phí nhân cơng trực tiếp

Ći tháng, căn cứ vào bảng chấm cơng, phịng lao động kiểm tra và dụt khới lượng cơng việc hoàn thành sau đó chủn về phịng kế toán để tính lương cho công nhân sản xuất tại các phân xưởng. Công việc tính lương được thực hiện căn cứ vào Bảng chấm công cho từng phân xưởng sản xuất và thực hiện trên máy tính bằng cách áp dụng các công thức tính toán trong Excel. Sau khi tính lương kế toán sẽ lập Bảng thanh toán lương cho từng phân xưởng và sau đó tổng hợp các Bảng thanh toán lương từ các phân xưởng để vào Bảng thanh toán lương của toàn Cơng ty.

Ví dụ: Tháng 10 năm 2013, căn cứ vào Bảng tính lương, Bảng phân bổ tiền

lương và các khoản trích theo lương kế toán hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (Phụ lục 14):

- Chi phí tiền lương cho nhân viên trực tiếp sản xuất: Nợ TK 6221: 63.668.760

Nợ TK 6222: 37.981.240 Có TK 334: 101.650.000

Tập hợp các khoản trích theo lương: Nợ TK 6221: 17.091.000

Nợ TK 6222: 5.272.000 Có TK 338: 22.363.000

Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản tính giá thành: Nợ TK 154: 124.013.000

Có TK 622: 124.013.000

Sổ kế toán: Kế toán sử dụng những sổ sau để phản ánh chi phí nhân công trực

tiếp: Sổ nhật ký chung (phụ lục 22), Sổ chi tiết TK 622- gạch rỗng (Phụ lục 16), Sổ cái TK 622 (Phụ lục 15).

2.2.3. Hạch tốn chi phí sản xuất chung:

Do đặc thù sản xuất của sản phẩm nên chi phí sản xuất chung nằm rả rác ở nhiều tổ khác nhau. Do vậy các chi phí sản xất hung liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi sản xuất không hạch toán riêng được cho từng tổ mà tập hợp chung trên sổ cái và các sổ tổng hợp số phát sinh để tìm ra chi phí sản xuất chung. Tại công ty CP Trần Nguyễn Hà chi phí sản xuất chung bao gồm các tài khoản:

- Chi phí nhân viên phân xưởng. - Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ. - Chi phí khấu hao TSCĐ.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài cho quản lý phân xưởng, quản lý sản xuất chung gồm: nước, điên thoại…

- Chi phí khác bằng tiền trong phạm vi phân xưởng như công tác phí…

Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm chi phí về các khoản tiền lương và chi phí trích theo lương của nhân viên phân xưởng.

Chứng từ kế toán: Khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm rất nhiều

các yếu tố chi phí. Chính vì vậy, có rất nhiều chứng từ liên quan và cần thiết cho việc hạch toán khoản mục này. Chứng từ sử dụng bao gồm: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; Phiếu xuất kho vật tư, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, Hóa đơn các chi phí dịch vụ mua ngoài, Phiếu chi tiền mặt…

Tài khoản sử dụng: Để phản ánh chi phí sản xuất chung, kế toán theo dõi trên

TK 627.

Chi phí nhân viên phân xưởng trong tháng 10/2013 của công ty được tập hợp và hạch toán như sau:

Nợ TK 627: 12.810.000 Có TK 334: 10.500.000 Có TK 338: 2.310.000

Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: Vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty bao gồm nhiều loại khác nhau như: quần áo, giầy dép, vòng bi…. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như nhập,xuất NVL – CCDC dùng chung cho phân xưởng hàng ngày được phản ánh trên nhật ký chung. Cuối tháng kế toán phản ánh các nghiệp vụ này trên TK 627 để theo dõi nội dung kinh tế của các nghiệp vụ này. Trong tháng 10/2013 tập hợp được và phản ánh như sau:

Nợ TK 627: 8.000.000 Có TK 153: 8.000.000

Chi phí khấu hao TSCĐ: Toàn bộ khấu hao TSCĐ của công ty được lập trên TK 214, cách phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tuợng sử dụng căn cứ vào từng loại TSCĐ để tính khấu hao cho tháng.

Những TSCĐ dùng cho phân xưởng tập hợp trên TK 627 gồm nhà xưởng, phân xưởng máy móc thiết bị trong nhà xưởng.

Nợ TK 627: 48.000.000 Có TK 214: 48.000.000

Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau như: Chi phí tiếp khách, chi phí thanh toán tiền điện thoại, điện nước…mỗi nghiệp vụ chi phí mua ngoài phát sinh được phản ánh trên nhật ký chung.Cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm. Khi phát sinh các nghiệp vụ chi phí dịch vụ mua ngoài kế toán viết phiếu chi gửi xuống cho thủ quỹ. Căn cứ vào phiếu chi, thủ quỹ xuất tiền cho các dịch vụ tương ứng, kế toán tiến hành tập hợp phiếu chi để lập bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài.

Sổ kế toán: Kế toán sử dụng những sổ sau để phản ánh chi phí sản xuất chung:

Sổ nhật ký chung (phụ lục 22), Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 622 (Phụ lục 16), Bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài (phụ lục 17), Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ

(Phụ lục 18), Sổ cái TK 627 (phụ lục 19), Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 627 (Phụ lục 20).

2.2.4 Kế tốn tởng hợp chi phí sản xuất

Ći tháng, căn cứ vào Sổ cái TK 621, Sổ cái TK 622, Sổ cái TK 627 kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất kết chuyển sang TK 154. Các bút toán kết chuyển được lên Sổ nhật ký chung và làm căn cứ để vào Sổ chi tiết TK 154 cho từng phân xưởng, Sổ cái TK 154.

Tập hợp chi phí sản xuất cho toàn phân xưởng là cơ sở cho việc tính giá thành. Kế toán sử dụng tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán chi phí sản xuất gạch ngói tại công ty cổ phần trần nguy n hà (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)