Các đề xuất kiến nghị về kế toán bán mặt hàng ống và phụ kiện vật tư

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán mặt hàng ống và phụ kiện vật tƣ nghành nƣớc tại công ty TNHH phúc hà (Trang 38 - 43)

2.1.1.1 .Tổng quan về Công tyTNHH Phúc Hà

3.2 Các đề xuất kiến nghị về kế toán bán mặt hàng ống và phụ kiện vật tư

ngành nước tại công tyTNHH Phúc Hà.

Trong cơ chế thị trường ngày nay, vấn đề lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu của các Cơng ty bởi nó quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp đó. Và bán hàng chính là khâu cuối cùng ảnh hưởng hưởng rất lớn đến kết quả doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy

việc hồn thiện cơng tác kế toán bán hàng là hết sức cần thiết. Một tổ chức cơng tác kế tốn được coi là tốt là hệ thống chứng từ ban đầu phải được hoàn thiện bằng cách tạo lập chứng từ và luân chuyển chúng như thế nào cho phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh và quản lý của Cơng ty. Ngồi việc tổ chức tốt khâu chứng từ ban đầu còn phải tổ chức hệ thống tài khoản kế toán phù hợp và tn thủ theo chế độ kế tốn mà Cơng ty áp dụng. Ngoài ra cần tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách kịp thời và phản ánh đúng tính chất nghiệp vụ theo chế độ kế toán hiện hành áp dụng, các sổ sách kế toán sử dụng càng chi tiết cụ thể càng tốt có như thế việc đối chiếu,kiểm tra mới thực sự dễ dàng.

3.2.1 Trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho:

Việc lập khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho giúp cho Cơng ty bù đắp được các thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hóa tồn kho vì lý do nào đó mà bị giản giá, đồng thời cũng cũng để phản ánh giá trị thực tế thuần túy hàng tồn kho của Công ty để phản ánh một cách chính xác nhất tình hình tài sản của cơng ty cuối niên độ kế toán.

*Quy định kế tốn dự phịng giảm giá hàng tồn kho (VAS 02 – CĐKT QĐ 15) - Cuối kỳ kế tốn năm,khi giá trị giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá HTK.

Mức dự phòng = Số lượng HTK x (giá gốc HTK - giá trị thuần có thể thực giảm giá HTK hiện của HTK)

Cơ sở: yêu cầu của nguyên tắc “thận trọng” trong kế toán.Giá trị tài sản trong BCTC khơng được phản ánh lớn hơn giá có thể bán được thuần hoặc giá trị lợi ích từ việc sử dụng chúng.

- Ước tính giá trị thuần có thể thực hiện của HTK:

Giá trị thuần có thể = giá bán ước tính - chi phí ước tính để hồn thành SP thực hiện HTK của HTK và chi phí ước tính cần thiết cho tiêu thụ HTK này.

Lập dự phòng giảm giá HTK được lập vào cuối kỳ kế tốn năm khi lập báo cáo tài chính. Số dự phịng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được.

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tuân thủ theo quy định của chuẩn mực kế toán số 02 “ Hàng tồn kho”.

Căn cứ vào bảng kê lập dự phịng, chứng từ lập và hồn nhập dự phòng và số lượng hàng tồn kho thực tế của từng loại mặt hàng kế tốn xác lập dự phịng.

Tài khoản sử dụng: TK 159 “Dự phịng giảm giá hàng tồn kho”. Trình tự hạch tốn:

Cuối kỳ kế tốn năm khi lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, kế toán ghi: Nợ TK632:

Có TK 159:

Ở cuối các kỳ kế tốn tiếp theo:

Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế tốn năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm. Kế toán ghi:Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán( Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho)và ghi Có TK 159: Dự phịng giảm giá hàng tồn kho.

Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế tốn năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hồn nhập, kế tốn ghi:Nợ TK 159: Dự phịng giảm giá hàng tồn kho và ghi Có TK 632: Giá vốn hàng bán( Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho).

Kế tốn dự phịng giảm giá hàng tồn kho được phản ánh qua sơ đồ sau: TK 159 TK 632

Trích lập dự phòng giảm giá HTK

Hồn nhập dự phịng giảm giá HTK

3.2.2 Lập dự phịng phải thu khó địi:

Việc lập dự phịng phải thu khó địi nhằm đề phịng nợ phải thu thất thu khi khách hàng khơng có khả năng trả nợ và xác định giá trị thực của một khoản tiền nợ phải thu trên lập các báo cáo tài chính năm báo cáo. Điều này rất phù hợp với Công ty TNHH Phúc Hà khi mà các khách hàng thường nhận nợ tiền hàng.

Khi có bằng chứng chắc chắn về khoản nợ phải thu có thể thất thu phù hợp với quy định trong chế độ tài chính hiện hành tức là các khoản nợ phải thu bị quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa q hạn nhưng có thể khơng địi được do khách nợ khơng có khả năng thanh tốn, khi đó doanh nghiệp tính tốn số dự phịng cần phải lập theo một trong các cách sau:

Cách 1: Có thể ước tính một tỷ lệ nhất định ( theo kinh ngiệm) trên tổng doanh số thực hiện bán chịu.

Số dự phòng phải lập = Doanh số phải thu × Tỉ lệ ước tính.

Cách 2: Dựa trên tài liệu hạch toán chi tiết các khoản nợ phải thu của từng khách hàng, phân loại theo thời hạn thu nợ, các khách hàng quá hạn được xếp vào loại khách hàng khó địi. Doanh nghiệp cần thơng báo cho khách hàng và trên cơ sở thông tin phản hồi từ khách hàng, kể cả bằng phương pháp xác minh, để xác định số dự phòng cần lập theo số % có khả năng mất:

Dự phịng phải thu khó địi = Nợ phải thu khó địi × Số % có khả năng mất. Tài khoản sử dụng : TK 139 “ Dự phịng phải thu khó địi”

Trường hợp số dự phịng phải thu khó địi cần trích lập ở kỳ kế tốn này lớn hơn số dự phòng phải thu khó địi đã trích lập ở kỳ kế tốn trước thì số chênh lệch được hạch tốn vào chi phí, kế tốn ghi : Nợ Tk 642, Có TK 139.

Trường hợp số dự phòng phải thu khó địi cần trích lập ở kỳ kế tốn này nhỏ hơn số dự phịng phải thu khó địi đã trích lập ở kỳ kế tốn trước thì số chênh lệch được hồn nhập ghi giảm chi phí, kế tốn ghi : Nợ TK 139, Có TK 642.

Các khoản phải thu khó địi khi xác định khơng thể địi được thì được phép xóa nợ. Việc xóa nợ phải tn theo chính sách tài chính hiện hành.

Hạch toán: Nợ TK 139:

Nợ TK 642: nếu tại Cơng ty chưa lập dự phịng. Có TK 131:

Có TK 138:

Đồng thời ghi Nợ TK 004: Nợ khó địi đã xử lý.

Đối với các khoản nợ phải thu khó địi đã được xử lý xóa nợ nếu sau đó thu hồi được căn cứ vào thực tế khoản nợ đã thu hồi được kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112: Có TK 711: Đồng thời ghi Có TK 004.

3.2.3 Hạch toán chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán cho kháchhàng,giảm giá hàng bán. hàng,giảm giá hàng bán.

 Ngồi ra Cơng ty nên có các biện pháp nhằm thu hút khách hàng như chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán. Chiết khấu thương mại được áp dụng cho các đối tượng khách hàng mua hàng tại Công ty với số lượng lớn. Chiết khấu thanh toán áp dụng đối với khách hàng thanh toán tiền hàng sớm, điều này hạn chế được sự chiếm dụng vốn của Công ty.

Cụ thể:

- Khi Công ty chấp nhận chiết khấu thương mại cho khách hàng kế toán ghi: Nợ TK 521 (Số chiết khấu thương mại cho khách hàng), ghi nợ TK 3331 (Thuế GTGT đầu ra tính trên khoản CKTM) và ghi có TK 111(Tiền mặt), TK 112 (Tiền gửi), TK 131 (Phải thu khách hàng) với trường hợp đã xuất hóa đơn GTGT.

Cịn với trường hợp chưa xuất hóa đơn GTGT thì hạch tốn doanh thu và thuế trừ đi khoản mà khách được hưởng CKTM.

- Khi Cơng ty chấp nhận chiết khấu thanh tốn cho khách hàng kế toán ghi:

Nợ TK 635 (Số chiết khấu thanh toán khách hàng được hưởng) và ghi có TK 111 (Tiền mặt), TK 112 (Tiền gửi) hoặc giảm khoản phải thu khách hàng (TK 131).

- Khi cơng ty thực hiện chương trình giảm giá hàng bán kế toán ghi:Nợ TK 532- khoản giảm giá cho khách hàng,Nợ TK 3331- thuế tính trên hàng giảm giá,Có TK 111,112,131-khoản giảm giá theo giá thanh toán. Với trường hợp chưa xuất hóa đơn thì hạch tốn doanh thu và thuế trừ được trừ trực tiếp trên hóa đơn cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán mặt hàng ống và phụ kiện vật tƣ nghành nƣớc tại công ty TNHH phúc hà (Trang 38 - 43)