Một số kết luận và phát hiện về kế toán bán Vật tư phụ tùng ô tô tại Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán vật tƣ phụ tùng ô tô tại công ty TNHH bình an (Trang 52)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1Một số kết luận và phát hiện về kế toán bán Vật tư phụ tùng ô tô tại Công ty

Cơng ty TNHH Bình An

3.1.1 Những kết quả đã đạt được

Về bộ máy kế tốn:

Cơng ty được tổ chức theo mơ hình quản lý tập trung phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của công ty, phát huy được vai trị của kế tốn, là một cơng cụ quan trọng đối với Giám đốc và ban quản lý cơng ty. Bên cạnh kế tốn lâu năm dày dặn kinh nghiệm cịn có các kế tốn trẻ trung, năng động, ham học hỏi nên tiếp thu các quy định, chính sách mới của nhà nước nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Vận dụng chế độ kế toán:

Hiện nay cơng ty áp dụng theo chế độ kế tốn ban hành theo Thông tư số 133/ 2016/TT – BTC ngày 28/06/2016 của Bộ trưởng Bộ tài chính do đó cập nhật những thay đổi của chế độ kế toán mới. Việc luân chuyển chứng từ được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện. Về nội dung và cách ghi chép cho từng loại chứng từ công ty đã có những hướng dẫn cụ thể tạo cho chất lượng cơng tác kế tốn được thực hiện tốt

Về chứng từ sử dụng:

Các chứng từ được sử dụng đúng mẫu của bộ tài chính ban hành những thơng tin kinh tế về nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép đầy đủ, chính xác vào chứng từ.

Các chứng từ đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hồn chỉnh và xử lý kịp thời. Cơng ty có kế hoạch lưu chuyển chứng từ tương đối tốt, các chứng từ được phân loại, hệ thống hóa theo các nghiệp vụ, trình tự thời gian trước khi đi vào lưu trữ.

Về số sách kế toán

Hệ thống sổ kế toán được xây dựng trên cơ sở của bộ tài chính và có vận dụng linh hoạt với tình hình thực tế kinh doanh của cơng ty. Sổ sách được tổ chức có hệ thống, phản ánh đầy đủ, có hiệu quả kết quả kinh doanh của cơng ty.

Cơng ty sử dụng hình thức nhật ký chung. Hình thức ghi sổ này đơn giản và gọn nhẹ so với các hình thức sổ khác, phù hợp với cơng ty.

Tất cả các sổ tổng hợp và sổ chi tiết của công ty đều làm theo đúng mẫu của hình thức Nhật ký chung theo Thơng tư số 133/2016/TT-BTC của bộ tài chính

Hệ thống tài khoản kế tốn:

Cơng ty đã vận dụng tài khoản theo đúng chế độ hiện hành theo Thông tư 133/2016/TT –BTC ban hành ngày 28/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

3.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, về chứng từ bán hàng

Chứng từ sử dụng được luân chuyển đúng quy định và có sự quy định trách nhiệm rõ ràng. Nhưng tại phòng kế tốn văn phịng, mọi chứng từ tập hợp về lại chưa có cơng tác phân loại (theo từng nội dung). Bộ chứng từ cho nghiệp vụ bán hàng phát sinh được kế toán bán hàng lưu chung thành một tập gồm: Hoá đơn Giá trị gia tăng, phiếu thu, giấy báo có .... Như vậy, khi muốn đối chiếu số liệu sẽ gây khó khăn và tốn thời gian đặc biệt khi sử dụng chứng từ gốc làm căn cứ để ghi các sổ liên quan, lập chứng từ ghi sổ hoặc khi cơ quan chức năng (Thuế) đến kiểm tra.

Hiện tại khi bán háng Công ty không lập Biên bản giao giao nhận hàng hóa khi chuyển giao sản phẩm xi măng cho khách hàng. Điều này rất dễ xảy ra rủi ro cho Cơng ty khi có tranh chấp mua bán liên quan tới tố tụng, phải kiện tụng ra tịa giữa Cơng ty với khách hàng dẫn tới việc công ty phải chịu thiệt hại.

Thứ hai, về phương thức bán hàng

Hiện nay, công ty chỉ mới áp dụng phương thức bán buôn và bán lẻ thơng qua việc tìm kiếm khách hàng trực tiếp là chủ yếu. Mặt khác, số lượng khách hàng cũng bị hạn chế do số lượng đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực tại địa bàn tương đối nhiều. Công ty chưa đẩy mạnh khâu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm rộng rãi trong địa bàn cũng như các tỉnh lân cận.

Thứ ba, về chính sách bán hàng

Hiện nay Cơng ty khơng thực hiện chính sách chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán cho những khách hàng mua hàng với số lượng lớn hoặc thanh toán tiền hàng nhanh. Điều này làm giảm sức cạnh tranh của Công ty trong lĩnh vực kinh doanh vật tư phụ tùng ô tô trong điều kiện các công ty ngày càng nhiều.

Thứ tư, về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Với đặc điểm là mặt hàng công nghệ phụ thuộc nhiều vào thị trường phát triển của ơ tơ, xe máy, có thể bị lỗi thời về mặt công nghệ so với các sản phẩm khác trên thị trường, nhưng cơng ty khơng trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho. Vì thế khi hàng hóa bị lỗi thời về mặt cơng nghệ, cơng ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các hãng khác cùng phân phối trên thị trường.

Thứ năm, về phần mềm kế tốn

Năm 2016, Cơng ty mới đang trên quá trình nghiên cứu phần mềm kế tốn chứ chưa đưa vào sử dụng. Vì vậy mà nhiều cơng việc kế tốn vẫn phải làm thủ cơng, mất nhiều thời gian.

3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn bán Vật tư phụ tùng ô tô của Cơng ty TNHH Bình An.

Xuất phát từ hạn chế tại Cơng ty TNHH Bình An cùng với các kiến thức em được học tại nhà trường cũng như những kinh nghiệm cho bản thân từ việc thực tập tại Công ty, em xin đưa ra một số đề xuất nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn bán mặt hàng Vật tư phụ tùng ô tô của Công ty.

Giải pháp thứ nhất , về hoàn thiện chứng từ bán hàng:

Để giảm thiểu rủi ro khi có tranh chấp với khách hàng liên quan tới quá trình bán hàng thì Cơng ty cần lập Biên bản giao nhận hàng hóa, thành phẩm khi chuyển giao hàng hóa, thành phẩm cho khách hàng. Trên Biên bản giao nhận cần ghi rõ ngày (giờ) giao nhận; số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa hàng hóa; chữ ký của người giao và người nhận;….Mẫu Biên bản giao nhận hàng hóa, thành phẩm .

Về việc sắp xếp bộ chứng từ bán hàng thì Cơng ty nên lưu trữ các chứng từ cùng loại với nhau như: Phiếu thu xếp cùng chung sổ Chứng từ thu, Giấy báo có xếp chung cùng sổ Chứng từ ngân hàng, Hóa đơn lưu chung một sổ, phiếu xuất và biên bản giao nhận hàng hóa, thành phẩm nên kẹp chung và lưu chung một sổ, tương tự cho hợp đồng kinh tế và các chứng từ khác.

Giải pháp thứ hai, về hoàn thiện phương thức bán hàng:

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các phương thức bán hàng ngày càng đa dạng hơn, có các phương thức bán hàng mới như bán háng qua mạng đang

ngày một phát triển hơn tại Viêt Nam. Mà hiện nay Công ty mới chỉ áp dụng phương thức bán hàng thơng qua tìm kiếm khách hàng trực tiếp. Em xin đề xuất giải pháp nhằm đa dạng hóa phương thức bán hàng tại Công ty như sau: Công ty nên mở một website nhằm cung cấp các thông tin về công ty cũng như sản phẩm mà Công ty đang kinh doanh nhằm giúp mở rộng hơn các đối tượng khách hàng ở các khu vực khác. Công ty nên đăng ký các quảng cáo trên tivi hoặc báo đài nhằm tìm kiếm khách hàng.

Cơng ty cũng nên xem xét thêm phương thức Bán hàng đại lý nhằm đa dạng hóa phương thức bán hàng và tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng mới, tiềm năng.

Ghi nhận kế toán đối với phương thức Bán hàng đại lý

- Khi Công ty giao hàng cho cơ sở nhận đại lý: đơn vị xuất kho hàng hóa để giao đại lý kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho hoặc phiếu điều chuyển hàng hóa ghi Nợ TK hàng gửi bán (157), ghi Có TK hàng hóa (156) theo giá trị thực tế xuất kho.

- Khi nhận được bảng thanh toán hàng bán đại lý, ký gửi do cơ sở nhận đại lý lập và các chứng từ thanh toán, kế toán phản ánh doanh thu, hoa hồng đại lý dành cho bên nhận bán hàng đại lý:

+ Trường hợp bên nhận đại lý đã khấu trừ tiền hoa hồng, kế toán ghi Nợ TK tiền mặt (1111), tiền gửi ngân hàng (1121) theo số tiền thực nhận theo giá thanh tốn, Nợ TK chi phí bán hàng (6421) số tiền hoa hồng chưa có thuế GTGT, Nợ TK thuế GTGT được khấu trừ tính trên số tiền hoa hồng (133), ghi Có TK doanh thu bán hàng hóa (5111) theo giá chưa thuế GTGT, Có TK thuế GTGT đầu ra phải nộp (33311).

+ Trường hợp hoa hồng trả theo định kỳ (đơn vị nhận hàng đại lý không khấu trừ ngay tiền hoa hồng), kế toán ghi Nợ TK tiền mặt (1111), tiền gừi ngân hàng (1121) hoặc khoản phải thu của khách hàng (131) theo giá bán đã có thuế của hàng hóa đã bán, ghi Có TK doanh thu bán hàng hóa (5111) theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi có TK thuế GTGT đầu ra phải nộp (33311). Khi thanh toán tiền hoa hồng cho cơ sở đại lý, kế tốn ghi Nợ TK chi phí bán hàng (6421), Nợ TK thuế GTGT được khấu trừ tính trên tiền hoa hồng (133), ghi Có TK tiền mặt (1111), tiền gửi ngân hàng (112).

- Cuối kỳ kế toán xác định giá vốn của số hàng gửi bán đã xác định tiêu thụ, kế toán ghi Nợ TK giá vốn (632), ghi Có TK hàng gửi bán (157) theo giá trị thực tế hàng gửi bán.

Giải pháp thứ ba, về hồn thiện chính sách bán hàng

Hiện tại Cơng ty đang khơng áp dụng chính sách chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán trong bán hàng. Nhằm thu hút thêm khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty, em xin đề xuất ý kiến là Cơng ty nên áp dụng hai chính sách này trong bán hàng vì những lợi ích mà hai chính sách đem lại là rất lớn.

Với chính sách chiết khấu thương mại thì người mua sẽ được chiết khấu một khoản khi mua hàng với một số lượng lớn. Điều này sẽ kích thích người mua đặt hàng với số lượng lớn với chi phí rẻ hơn và giúp cho Cơng ty kinh doanh hiệu quả hơn.

Cịn với chính sách chiết khấu thanh tốn thì người mua sẽ được hưởng một khoản chiết khấu khi thanh toán đơn hàng sớm trong một thời gian nhất định. Chính sách này sẽ giúp cho Cơng ty sớm thu được tiền hàng nhằm quay vòng vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh.

Giải pháp thứ tư, về hồn thiện lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho

Do những nguyên nhân đã nêu trong phần “3.1. Những tồn tại và nguyên nhân” em xin đề xuất Công ty nên tính tốn và trích lập khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào giá vốn hàng bán phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so giá ghi sổ của kế toán hàng tồn kho. Cuối kỳ nếu kế tốn nhận thấy có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên cụ thể xảy ra trong kỳ kế tốn tiến hành trích lập dự phịng. Đối với Cơng ty TNHH Bình An dự phịng giảm giá được lập cho các loại mặt hàng phụ tùng ô tô được nhập về bán, các loại vật tư để bán mà giá trên thị trường thấp hơn thực tế đang ghi sổ kế tốn.

Việc lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho nhằm giúp Công ty bù đắp thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hoá tồn kho giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh giá trị thực tế thuần tuý hàng tồn kho của Cơng ty nhằm đưa ra một hình ảnh trung thực về tài sản của Công ty khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch tốn. Việc trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho phải tn theo quy định hiện hành (Thông tư số 228/2009/TT- BTC “Thơng tư hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá

hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó địi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, cơng trình xây lắp tại doanh nghiệp”)

Thơng tư số 228/2009/TT-BTC có quy định về việc trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho như sau:

Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất,

vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển…), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế tốn cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:

- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.

- Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

- Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này khơng bị giảm giá thì khơng được trích lập dự phịng giảm giá ngun vật liệu tồn kho đó.

Phương pháp lập dự phịng:

Mức trích lập dự phịng tính theo cơng thức sau Mức dự phòng

giảm giá vật tư hàng hóa

=

Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế tốn - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hồn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).

Mức lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.

Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

Xử lý khoản dự phịng:

- Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho theo các quy định tại điểm 1, điểm 2 Điều này.

- Nếu số dự phịng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp khơng phải trích lập khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho;

- Nếu số dự phịng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ.

- Nếu số dự phịng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hồn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán.

Giải pháp thứ năm, về hồn thiện phần mềm kế tốn

Cơng ty nên sớm đưa phần mềm kế tốn vào sử dụng để giảm thiểu khối lượng

cơng việc kế tốn, tiết kiệm được thời gian.

3.3 Điều kiện thực hiện

Ta có thể thấy bên cạnh những ưu điểm mà cơng ty TNHH Bình An đã đạt được vẫn cịn tồn tại những hạn chế cần sửa đổi để hồn thiện bộ máy quản lý và cơng tác kế tốn tại Cơng ty. Và để làm được điều đó cần có một số điều kiện nhất định.

3.3.1 Về phía nhà nước

Nhà nước cần phải hồn thiện khung pháp lý về kế tốn như luật kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp. Luật kế toán rất quan trọng trong hoạt động kế toán của DN, mọi hoạt động nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kế toán đều chịu sự

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán vật tƣ phụ tùng ô tô tại công ty TNHH bình an (Trang 52)