Những tồn tại

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán nhóm hàng thiết bị điện tại công ty cổ phần công nghệ sicom (Trang 49 - 55)

1 .Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu của đề tài nghiên cứu

3.1 .Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.1.2 Những tồn tại

3.1.2.1. Những tồn tại cần khắc phục

+ Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, giá cả các mặt hàng nói chung và mặt hàng điện tử nói riêng thường xuyên biến động nhưng cơng ty lại khơng trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho gây ảnh hưởng đến việc bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Về phương thức bán hàng:

Hiện nay công ty mới chỉ thực hiện phương thức bán buôn qua kho và bán lẻ mà khơng có các đại lý phân phối hay một số hình thức bán hàng khác. Đây là hình thức bán hàng có độ tin cậy cao nhưng không linh hoạt trong cơ chế thị trường hiện nay. Với mục tiêu không ngừng mở rộng thị trường về cả chiều rộng và chiều sâu thì việc chỉ áp dụng phương thức như vậy là chưa đạt hiệu quả.

+ Về sổ sách kế toán:

- Sổ kế toán: Sổ kế toán chi tiết bán hàng chưa được mở chi tiết cho từng mặt hàng nên khơng tiện theo dõi doanh thu của từng nhóm hàng . Số liệu kế tốn khơng được phản ánh vào thẻ kho. Phiếu xuất kho không được ghi thường xuyên khi xuất hàng.

- Sổ theo dõi giá vốn hàng bán cũng chưa được mở chi tiết cho từng mặt hàng, do vậy mà việc theo dõi giá vốn hàng bán của của từng mặt hàng khơng chặt chẽ. Nhìn vào thì ban giám đốc khơng biết được giá vốn của mặt hàng năm nay so với năm trước là giảm hay tăng bao nhiêu phần trăm.

+ Về tài khoản kế toán

- Việc sử dụng tài khoản 511 “Doanh thu” công ty không mở tài khoản cấp 2 để hạch tốn điều này làm cho việc xác định chính xác doanh thu của nghiệp vụ bán hàng là rất khó khăn đồng thời chưa đi sâu chưa đi sâu vào chi tiết phản ánh doanh thu của

GVHD: TS. Trần Hải Long Khoa: Kế toán – Kiểm toán

từng mã hàng. Đồng thời doanh số bán buôn và doanh số bán lẻ khơng rành mạch do đó dẫn đến việc khơng theo dõi được chính xác doanh số bán bn, doanh số bán lẻ.

3.2.Các đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện kế tốn bán nhóm hàng điện tử tại Cơng ty CP Công nghệ Sicom

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kế tốn bán hàng và tìm hiểu thực tế cơng tác quản lý nói chung, cơng tác kế tốn nghiệp vụ bán hàng nói riêng tại Cơng ty CP Cơng nghệ Sicom, em đã mạnh dạn đề ra một số giải giáp nhằm hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ kế tốn nói chung và nghiệp vụ bán hang điên tử nói riêng.

Giải pháp 1: Hồn thiện phương pháp kế tốn lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Mặt hàng kinh doanh của công ty là mặt hàng thiết bị điện, đây là mặt hàng mang tính cơng nghệ cao. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì thiết bị điện ln có xu hướng bị lạc hậu dẫn đến việc giá cả chỉ ổn định trong một thời gian nhất định. Theo em, công ty nên đưa vào sử dụng tài khoản 229 (chi tiết cho 2294) dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm giảm thiểu mức ảnh hưởng về sự biến động giá cả thị trường của hàng tồn kho. Dự phịng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế tốn của hàng tồn kho.

Việc trích lập được thực hiện khi giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và phải đảm bảo: có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho; là những vật tư hàng hóa thuộc sở hữu của DN tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính (trong trường hợp nguyên vật liệu sử dụng làm nguyên vật liệu chính sản xuất sản phẩm, có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm hàng hóa được sản xuất từ nguyên vật liệu này khơng bị giảm giá thì DN cũng khơng được trích lập dự phịng).

Phương pháp trích lập

Mức dự phịng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập được tính bằng cách lấy khối lượng hàng tồn kho tại thờ điểm lập BCTC nhân (x) với giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế tốn, sau đó trừ (-) giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.

Lưu ý:

+ Giá trị của khoản trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho này sẽ được DN hạch toán vào một tài khoản khác có số dư âm trên bảng cân đối kế toán và hạch toán tăng khoản mục giá vốn hàng bán trong kỳ.

+ DN phải trình bày được cơ sở để xác định các khoản mục giá gốc hàng tồn kho, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho trên bản thuyết minh BCTC.

+ DN niêm yết bắt buộc phải cơng bố thơng tin tài chính định kỳ sẽ phải thực hiện trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho nếu tại thời điểm lập BCTC, giá gốc của hàng tồn kho của DN thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.

Xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thoiwf diểm lập BCTC: tại mỗi thời điểm lập BCTC, DN phải xem xét số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập và số dư khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập: nếu số dự phịng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho thì DN khơng phải trích lập khoản dư phịng giảm giá hàng tồn kho.

Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phịng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này

lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế tốn trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 2294 - Dự phòng tổn thất tài sản

Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phịng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này

nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế tốn trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 2294 – Dự phòng tổn thất tài sản Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

Kế toán xử lý khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho đối với hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, khơng cịn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK 2294 - Dự phòng tổn thất tài sản (Số được bù đắp bằng dự phòng) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng) Có TK 156

Giải pháp 2: Về phương thức bán hàng.

Để nâng cao doanh thu tiêu thụ hàng hóa cơng ty có thể mở rộng phương tiện bán hàng. Ngày càng đa dạng hóa, khơng chỉ bán theo hai hình thức truyền thống là bán bn và bán lẻ tại cửa hàng.

GVHD: TS. Trần Hải Long Khoa: Kế toán – Kiểm tốn

Hàng hóa của doanh nghiệp chủ yếu là hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác như vậy doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp bán bn vận chuyển thẳng hoặc hình

thức bán giao tay ba để có thể giao hàng trực tiếp hoặc gửi hàng cho khách hàng để

bớt chi phí vận chuyển hàng hóa về kho và giảm bớt được một số thủ tục tiết kiệm được thời gian.

Phương pháp hạch toán

Doanh nghiệp mua hàng bán luôn không nhập kho (không làm thủ tục nhập kho) nên khơng hạch tốn vào tài khoản 156, mà chỉ cần phản ánh giá vốn và doanh thu, cụ thể như sau:

- Phản ánh giá vốn (Dựa vào hóa đơn đầu vào, phiếu xuất kho của bên bán) Nợ TK 632: (Là giá trị thực tế mua vào chưa có thuế)

Nợ TK 1331: (Thuế GTGT đầu vào)

Có TK 111, 112, 331,… (Tổng giá trị thanh toán) - Phản ánh doanh thu (Dựa vào hóa đơn đầu ra cho khách hàng) Nợ TK 131, 111, 112: (Tổng giá trị thanh toán)

Có TK 511: (Doanh thu chưa có thuế) Có TK 3331: (Thuế GTGT phải nộp)

Công ty nên mở rộng phương thức bán như vậy sẽ giúp công ty đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, mở rộng quy mơ và địa bàn kinh doanh. Phương pháp bán hàng đại

lý sẽ giúp cơng ty tiêu thụ thêm hàng hóa mà khơng mất chi phí th cửa hàng, chi phí

nhân viên chỉ mất một khoản chi phí hoa hồng. Cơng ty bán được hàng hóa nhanh chóng giúp tăng doanh thu và lợi nhuận.

Phương pháp hạch toán

– Khi nhận được phiếu xuất kho từ bộ phận kho gửi sang, kế toán bán hàng ghi tăng giá trị hàng gửi bán đồng thời ghi giảm giá trị hàng hóa, thành phẩm đã xuất kho:

Nợ TK 157: hàng gửi bán

Có TK 156, 155: giá trị hàng hóa, thành phẩm xuất kho

– Khi bên đại lý bán đúng giá đã bán được hàng, kế toán căn cứ bảng kê bán hàng mà bên đại lý bán đúng giá gửi về để phản ánh doanh thu hàng đã bán được, đồng thời phản ánh giá vốn hàng xuất bán:

+ Phản ánh doanh thu:

Nợ TK 111: Tổng giá thanh toán bằng tiền mặt Nợ TK 112: Tổng giá thanh toán bằng tiền gửi NH Nợ TK 131: Tổng giá thanh tốn khách hàng cịn nợ Có TK 511: Doanh thu bán hàng tăng lên

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp +Phản ánh giá vốn:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán tăng lên

Có TK 157: Giá trị hàng gửi bán nay đã bán được giảm đi

Doanh thu và giá vốn của hàng hóa chỉ được phản ánh trên số hàng hóa đã thực tế đã được đại lý bán đúng giá bán được và có bảng kê đi kèm gửi về.

Nếu bán khơng hết, nếu DN tiến hành nhập kho lại số hàng hóa này, định khoản: Nợ TK 156: Giá trị hàng nhập lại kho

Có TK 157: Hàng gửi đi bán nhận lại

– Hạch tốn vào chi phí bán hàng đối với khoản hoa hồng phải trả cho bên đại lý nhận bán đúng giá:

Nợ TK 6421: Chi phí bán hàng

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 131: Tổng tiền hoa hồng đã trả hoặc phải trả

Giải pháp 3: Về tài khoản kế toán sử dụng và hệ thống sổ sách kế toán

Thứ nhất: Về tài khoản kế tốn sử dụng

Trong q trình kinh doanh bán hàng hóa, doanh nghiệp khơng mở chi tiết tài khoản 511 “Doanh thu”. Đây là loại tài khoản bao gồm nhiều nhóm doanh thu khác nhau: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính… Đồng thời trong việc theo dõi doanh thu bán hàng lại có nhiều mặt hàng kinh doanh khác nhau khơng có sự bóc tách cụ thể, điều này sẽ gây khó quản lý khi xác định doanh thu của các mặt hàng khách nhau để có biện pháp nâng cao năng suất tiêu thụ. Chính vì vậy TK 511 của cơng ty cần phải mở chi tiết cho từng loại mặt hàng kinh doanh:

TK 5111: “Doanh thu bán hàng”

GVHD: TS. Trần Hải Long Khoa: Kế tốn – Kiểm tốn

Trong đó từ mỗi tài khoản cấp 2 này theo dõi doanh thu của từng loại hàng TK51111: Doanh thu bán hàng thiết bị điện

TK 51112: Doanh thu bán hàng máy vi tính TK 51113: Doanh thu bán hàng điện tử

Thứ hai: Về hệ thống sổ sách kế toán

Do đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty rất phức tạp và đa dạng nên kế toán bán hàng nên mở sổ chi tiết TK 511 để phản ánh riêng cho từng mặt hàng theo mẫu sau:

SỔ CHI TIẾT

Tài khoản 51111 “Doanh thu bán hàng thiết bị điện” Từ ngày… đến ngày…

Dư đầu kỳ:

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền

Số Ngày Nợ

Số phát sinh Nợ:

Số phát sinh Có: Dư cuối kỳ:

Ngày lập Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Theo mẫu này các mặt hàng khi xuất bán sẽ được theo dõi từng sổ riêng biệt. Căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ khi có nghiệp vụ kinh tế các chứng từ sẽ được phân loại cho từng mặt hàng và ghi vào sổ chi tiết mặt hàng tương ứng. Việc ghi chi tiết như vậy vừa thuận tiện cho việc theo dõi doanh thu của từng mặt hàng và từ đó xác định được những mặt hàng ưu thế cho doanh thu và lợi nhuận cao nhằm đưa ra các quyết định mua bán hàng hóa và kinh doanh hợp lý, nhanh chóng, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán nhóm hàng thiết bị điện tại công ty cổ phần công nghệ sicom (Trang 49 - 55)