Phân môn Lý luận và phương pháp hoạt động âm nhạc

Một phần của tài liệu Dạy học môn âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non, Trường Đại học Quảng Nam (Trang 40 - 41)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.3.Phân môn Lý luận và phương pháp hoạt động âm nhạc

2.1. Phân phối thời lượng và nội dung chương trình

2.1.3.Phân môn Lý luận và phương pháp hoạt động âm nhạc

Đối với phân môn LL&PPHĐAN, hiện nay thời lượng dạy học được phân bổ 45 tiết (3 tín chỉ). Điều kiện tiên quyết của phân môn này là sau khi đã học xong phân môn Nhạc lý và hát, ĐPĐT. Trong phân mơn này, sinh viên tìm hiểu về các phương pháp dạy học âm nhạc cho trẻ ở các độ tuổi, soạn giáo án và tập giảng đòi hỏi phải chia thành nhiều nhóm nhỏ. Trong khi đó, số lượng sinh viên/lớp đông (khoảng 70 đến 80 sinh viên). Phần lý thuyết chiếm 30 tiết, thực hành 15 tiết, do phần thực hành phân bổ thời lượng ít nên sinh viên chưa có nhiều cơ hội để luyện tập thực hành giảng dạy. Do đó, chúng tơi đề xuất: giảm thời lượng số tiết dành cho phần lý thuyết xuống còn 20 tiết và tăng phần thực hành tập giảng lên thành 25 tiết để đảm bảo hiệu quả và chất lượng dạy học, phân bổ vào kỳ VI của khóa học. Do phân mơn này cũng chưa có giáo trình cụ thể, giáo án mẫu cũng chưa có sự thống nhất. Chính vì vậy, cần biên soạn nội dung dạy học phù hợp với tình hình thực tế qua việc cập nhật các tài liệu mới nhất và nội dung dạy học ở các trường mầm non trên địa bàn, thống nhất trong việc biên soạn giáo án mẫu tiết dạy âm nhạc cho mầm non ở các hoạt động. Bên cạnh đó, giảng viên cần cho sinh viên quan sát một số tiết dạy mẫu tại lớp hoặc dự các tiết dạy mẫu tại trường Mầm non Thực hành. Qua đó, hướng

dẫn sinh viên cách thức tiến hành hoạt động dạy học môn âm nhạc một cách hiệu quả. (Nội dung chi tiết phân môn LL&PPHĐAN đề xuất xin xem ở phần phụ lục số 3,Tr. 93).

Bảng 2.1: Đề xuất phân phối thời lượng dành cho các phân môn âm nhạc

STT TÊN PHÂN MÔN TỔNG SỐ TIẾT KỲ HỌC

Lý thuyết Thực hành

01 Nhạc lý và hát 15 30 IV

02 Nhạc cụ - ĐPĐT 10/nhóm 20/nhóm V

03 LL&PPHĐAN 20 25 VI

Như vậy, sau khi điều chỉnh phân bố thời lượng dành cho các phân môn âm nhạc, chúng tôi thấy, các phân môn đã được sắp xếp một cách hợp lí và khoa học hơn trong từng kỳ học. Đối với kiến thức lý thuyết, số tiết được giảm bớt và nội dung dạy học chú trọng vào các vấn đề cơ bản, chủ yếu là lồng ghép các ví dụ minh họa sau mỗi bài học để sinh viên có thể hiểu sâu vào bài học. Đối với học phần thực hành hát; đàn, sinh viên có nhiều thời gian luyện tập ở lớp, giảng viên có nhiều thời gian để hướng dẫn và chỉnh sửa bài cho từng sinh viên. Việc bố trí phân mơn Nhạc cụ - ĐPĐT

học trước phân mơn LL&PPHĐAN giúp sinh viên có thể vận dụng kỹ năng sử dụng nhạc cụ (ĐPĐT) để đệm hát trong quá trình thực hành tập giảng.

Một phần của tài liệu Dạy học môn âm nhạc cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non, Trường Đại học Quảng Nam (Trang 40 - 41)