PHẦN 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG
3.2 Một số đề xuất, giải pháp
3.2.1 Về hoàn thiện website cho công ty
Khi kinh doanh trực tuyến việc xây dựng một Website là điều tất yếu song để phát triển một website thành cơng thì khơng phải là điều dễ dàng. Trước hết chúng ta cần xem xét một số đặc điểm chung của những website thành cơng và khám phá những gì bạn có thể áp dụng cho website của công ty nhằm đưa ra các giải phá làm thế nào để Website thực sự hữu ích cho người dùng với giao diện đẹp, giản tiện, trình bày khoa học, logic để cả tương tác và trải nghiệm người dùng đều thực sự ấn tượng. Để hồn thiện Website cho cơng ty về mặt giao diện và nội dung nên có những giải pháp cụ thể sau:
Về giao diện:
Giải pháp: Thêm logo của công ty vào Website Cách tiến hành:
Thêm logo trực tiếp vào phần bên trái cạnh tên công ty của banner như Website http://www.viettien.com.vn/. Hoặc thiết kế lại banner cho cơng ty nếu muốn có một banner phong cách và tinh tế hơn, hay đơn giản hơn là chèn logo vào menu WordPress để khong thay đổi cấu trúc ban đầu của banner mà vẫn đưa logo công ty vào banner được. Cách thực hiện như sau:
Vào Appearance -> Menu để thêm một item vào menu. Ta sẽ thêm một item khơng có nội dung text bằng cách chọn mục Links và thêm một item như hình dưới đây:
Hình 3.1: Mục Pages
Trong mục URL chỉ để một dấu /, trong mục Link text chỉ nhập vào một dấu khoảng trắng. Sao đó click Add to Menu để thêm vào menu.
Tiếp theo, click vào Screen Option ở góc trên bên phải và đánh dấu tick vào mục CSS Classes.
Hình 3.2: Mục Screen Option
Hình 3.3: Mục Menu Structure
Bây giờ, việc cuối cùng là vào file style.css để thêm các thuộc tính cho lớp logo vừa tạo. Ta sẽ thêm như sau:
.logo a{
height: 32px; width: 114px;
background: url(images/logo.png) no-repeat; }
.logo a:hover {
background: url(images/logo.png) no-repeat !important; }
Reload lại trang để xem kết quả. Ngồi ra bạn cũng có thể chèn logo vào menu bằng cách sử dụng code chèn vào file functions.php
Hiệu quả:
Logo là biểu tượng của công ty là cách thức khiến cho khách hàng nhớ đến công ty,một cách nhanh nhất và dễ nhất nếu khơng có logo trên trang chủ thì việc quảng bá hình ảnh của cơng ty coi như đã mất đi một nửa cơ hội. Đôi khi người ta chỉ nhớ đến logo công ty chứ chưa chắc đã nhớ đến tên công ty là gì. Vì vậy việc thêm logo vào banner là việc làm cần thiết để gây ấn tượng cho người truy cập khi tham quan trong Web.
Giải pháp: Cải thiện chức năng tìm kiếm cho Website
Cách thức tiến hành: Tạo thanh điều hướng bên trái Website. Các nghiên cứu
về tính khả dụng chỉ ra rằng mắt của người sử dụng nhìn từ trái sang phải một cách tự nhiên, do đó hãy đặt thanh điều hướng ở bên trái. Ví dụ như trang Amazon.com
Hình 3.4: Trang chủ Website Amazon.com
Hiệu quả: Trong website thanh điều hướng (navigation) cực kỳ quan trọng và
hữu ích, với mục đích giúp người truy cập website di chuyển từ trang này qua trang khác một cách nhanh chóng và dễ dàng. Về phương diện thẩm mỹ thì thanh điều hướng là một thành phần cấu thành bố cục tổng thể cho website.
Về nội dung:
Các giải pháp:
- Bổ sung cho sản phẩm những hình ảnh nhiều màu sắc, độ phân giải cao.
- Thêm mô tả độc đáo, hấp dẫn vào các mẫu thiết kế và mức giá để khách hàng có thể tham khảo trước khi liên hệ đặt mẫu hay đặt mua các sản phẩm.
Cách thức tiến hành: vào quản trị để thay đổi hay chỉnh sửa nội dung thông tin
cẩn sửa đổi hay thay thế.
Hiệu quả:
Việc thay đổi nội dung thông tin về sản phẩm, bổ sung thông tin sản phẩm chi tiết hơn nhằm giới thiệu cho khách hàng một cách chi tiết nhất về các sản phẩm mà họ đang xem. Thêm hình ảnh để khách hàng có cái nhìn tồn diện nhất về mẫu quần áo đó khơng chỉ bằng lời nói. Việc bổ sung các hình ảnh có độ phân giải cao làm cho hình ảnh được rõ nét hơn phản ánh được thực tế sản phẩm đó như thế nào, có đáp ứng được nhu cầu người mua hay không.Việc thường xuyên cập nhật nội dung cho website sẽ giúp website được đánh giá cao hơn, hấp dẫn người xem hơn. Từ đó sẽ có nhiều đối tác/ khách hàng hơn.
Giải pháp: Tăng tốc độ tải cho Website Cách thực hiện:
Sử dụng Google PageSpeed Insights, một công cụ miễn phí khá tuyệt vời để kiểm tra tốc độ tải website:
Hình 3.5: Giao diện cơng cụ Google PageSpeed Insights
Google PageSpeed Insights sẽ phân tích nội dung website, đồng thời xác định các thành phần ảnh hưởng đến tốc độ tải và đưa ra những lời khuyên giúp nâng cao tốc độ tải.
Cách sử dụng Google PageSpeed Insights: Nhập vào ô ULR trang Web của công ty
Điểm từ 93/100 điểm kết quả này là tạm chấp nhận được. Cho điểm A Điểm dưới 70 là không tốt
Điểm 70-85 là tốt
Điểm 85-100 là xuất sắc
Các số điểm này sẽ tương ứng với các lời khuyên bên dưới
Màu đỏ High priority là màu có nguy cơ cao hay (ưu tiên cao) Nếu có nhiều vấn đề với màu này thì rất khơng tốt. Hãy thử kiểm tra từng vấn đề và làm theo lời khuyên của họ.
Màu vàng Medium priority là khuyến cáo trung bình có nguy cơ thấp hơn. Trong mỗi màu đều có các khuyến cáo của họ và các đề nghị họ đưa ra. Và nên chú ý làm theo hướng dẫn của họ.
Màu xanh Low priority là dạng khuyến cáo chấp nhận được, tuy nhiên vẫn phải chú ý để fix nếu có thể.
Hiệu quả:Người dùng sẽ rất khó chịu nếu phải chờ website load nội dung trong
thời gian quá lâu (thông thường tốc độ tốt nhất là khoảng < 2s). Thời gian là vàng bạc, khách hàng cũng thế, họ sẽ không bỏ ra vài chục giây để chờ trang web tải nội dung về. Chính vì vậy việc tăng tốc độ tải sẽ làm cho tốc độ tải site nhanh thì website sẽ được nhiều lượt xem (pageviews) hơn – đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiến dịch bán quảng cáo cho công ty. Bằng việc sử dụng công cụ Google PageSpeed Insights của Google giúp cho Website công ty sẽ thấy được các lỗi cần khắc phục cho Website của mình. Ngồi ra, nó cịn đưa ra các biện pháp để khắc phục các lỗi đó để ta có thể dễ dàng chỉnh sửa.