0
Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Các thuật toán điều khiển

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CẢNH BÁO NỒNG ĐỘ CỒN CAO QUÁ MỨC CHO PHÉP TRONG BUỒNG LÁI CỦA XE Ô TÔ (Trang 79 -84 )

a. Hình dáng; b sơ đồ khối

3.7. Các thuật toán điều khiển

Các thuật toán điều khiển được xây dựng để làm căn cứ lập trình cho bộ vi xử lý của hệ thống và của thiết bị thổi. Các thuật toán điều khiển bao gồm:

- Thuật toán điều khiển trong giai đoạn khởi động động cơ - Thuật toán điều khiển trong giai đoạn động cơ đã làm việc

Thuật toán điều khiển trong giai đoạn khởi động động cơ

Trong giai đoạn khởi động động cơ, hệ thống cần thực hiện hai nhiệm vụ: đo kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở người lái và điều khiển mạch khởi động.

Thuật toán thực hiện tác vụ đo kiểm tra nồng độ cồn được trình bày trong sơ đồ hình 4.40. Thuật toán này sử dụng cho mạch vi xử lý của thiết bị thổi

Hình 8.5. Thuật toán đo kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở người lái

Thời điểm "Bắt đầu" của công việc này tính từ thao tác bấm nút ON của thiết bị thổi (sau khi người lái đã bật khóa điện tới nấc IG). Các trị số t1, t2, nd, ng* tương ứng trị số thời gian sấy, thời gian bắt đầu thổi và xử lý tín hiệu, nhiệt độ trung bình của cơ thể người, ngưỡng phát hiện nồng độ cồn của cảm biến thiết bị thổi. Các thao tác kiểm tra trị số độ ẩm RH và RHo nhằm chắc chắn có hơi thở của người thổi qua ống thổi của thiết bị. Các tín hiệu đo được từ cảm biến được so sánh với tín hiệu ngưỡng để quyết định cho phép hay không cho phép khởi động động cơ. Thông qua bộ phát sóng RF 315 (hình 7.7, 7.8) các tín hiệu logic được gửi tới bộ

thu sóng RF bố trí trong bộ xử lý trung tâm để điều khiển mạch khởi động động cơ. Trong trường hợp nồng độ cồn trong hơi thở của người lái thổi vào thiết bị vượt quá ngưỡng cho phép, một mặt mạch cảnh báo được kích hoạt, mặt khác hệ thống khởi động động cơ sẽ bị khóa (xem hình 4.13). Ngoài ra, sau khi bị phát hiện nồng độ cồn quá ngưỡng cho phép, lần khởi động tiếp sau không sớm hơn 30 phút (tương ứng với thời gian tối thiểu để người lái "tỉnh rượu", giảm nồng độ cồn trong hơi thở).

Thuật toán thực hiện tác vụ điều khiển mạch khởi động được trình bày trong sơ đồ hình 8.6.

Thời điểm "Bắt đầu" của tác vụ này tính từ khi khóa điện bật tới vị trí IG (động cơ chưa làm viêc). Khi có tín hiệu mức logic 1 phát ra từ bộ phát sóng RF 315M (hình 7.7, 7.8) bộ vi xử lý sẽ cấp tín hiệu điều khiển để đóng mạch của relay kiểm soát khởi động, cho phép thực hiện khởi động khi người lái tiếp tục bật khóa điện tới nấc ST

Thuật toán điều khiển trong giai đoạn động cơ đã làm việc

Trong khi ô tô đang lưu thông trên đường, khi phát hiện người lái đã uống rượu bia quá mức co phép, nếu áp dụng các biện pháp ngăn chặn mạnh như tắt động

cơ, dừng xe đột ngột sẽ không đảm bảo an toàn không những đối với bản thân xe mà cả đối với các phương tiện, xe khác đang lưu thông trên đường. Trong trường hợp phát hiện nồng độ cồn trong vùng không gian thở của người lái cao quá mức cho phép (với ý nghĩa phát hiện người lái đã uống rượu bia quá mức giới hạn cho phép) hệ thống sẽ phát các tín hiệu cảnh báo cần thiết. Với các tín hiệu cảnh báo này, không chỉ người lái mà cả hành khách ngồi trên xe có thể có các biện pháp can thiệp, đồng thời các thông tin qua thiết bị GPS được báo về trung tâm điều hành, các cơ quan chức năng, thanh tra giao thông sẽ nhanh chóng triển khai các biện pháp thích hợp, kịp thời.

Thuật toán điều khiển của hệ thống trong giai đoạn này được trình bày trên hình 8.7.

Hình 8.7. Thuật toán điều khiển hệ thống trong giai đoạn động cơ làm việc Thời điểm bắt đầu được tính ứng với khóa điện bật tới vị trí IG. Tại thời điểm đo, các tín hiệu từ 4 cảm biến nồng độ cồn được gửi về bộ vi xử lý. Các cảm biến 1, 2, 3 (T1,T2,T3) bố trí ở tựa đầu của ghế ngồi người lái và ở vành lái đối diện với mặt người lái. Cảm biến thứ 4 (T4) bố trí trước mặt người ngồi bên ghế phụ. Khi so sánh các tín hiệu từ cảm biến 1, 2, 3, bộ vi xử lý luôn chọn tín hiệu có trị số cao (ứng với nồng độ cồn cao nhất). Tín hiệu của cảm biến thứ 4 được so sánh với tín hiệu ưu tiên trong số 3 cảm biến đầu để kết luận về nguyên nhân gây ra nồng độ cồn trong không gian buồng lái là do người ngồi ở ghế phụ hay do chính người lái xe.

Việc cấp điện áp cho các cảm biến hoạt động là không liên tục, mỗi chu kỳ làm việc cách nhau 15 phút và thời gian một chu kỳ cấp điện cho cảm biến là 25 sec.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CẢNH BÁO NỒNG ĐỘ CỒN CAO QUÁ MỨC CHO PHÉP TRONG BUỒNG LÁI CỦA XE Ô TÔ (Trang 79 -84 )

×