Yêu cầu chung đối với hệ thống phát hiện, ngăn chặn và cảnh báo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, chế tạo thử nghiệm, lắp đặt thiết bị cảnh báo nồng độ cồn cao quá mức cho phép trong buồng lái của xe ô tô (Trang 44 - 45)

Hệ thống phát hiện nồng độ cồn có nhiệm vụ chính là kiểm tra trực tiếp nồng độ cồn trong hơi thở người lái xe trước mỗi lần thực hiện thao tác khởi động động cơ (sử dụng thiết bị thổi) và kiểm tra gián tiếp nồng độ cồn trong vùng không gian thở của người lái ( sử dụng các các cảm biến ).

Hệ thống ngăn chặn làm các nhiệm vụ chính là điều khiển mạch khởi động động cơ, khi nồng độ cồn trong hơi thở người lái (phát hiện qua thiết bị thổi ) không cao quá mức quy định, cho phép động cơ được khởi động, ngược lại, khi nồng độ cồn cao quá mức quy định, không cho phép khởi động động cơ. Đồng thời với tác động này sẽ phát các tín hiệu cảnh báo (bằng đen màu đỏ và còi) và gửi thông tin về trung tâm điều hành qua hệ thống GPS. Nồng độ cồn được phát hiện nhanh chóng bằng thiết bị kiểm tra trực tiếp nồng độ cồn trong hơi thở. Tuy nhiên chỉ có thể sử dụng thiết bị này khi người lái bắt đầu chuẩn bị khởi động động cơ và cần có quy định bắt buộc ( phải thổi vào ống thổi của thiết bị và mạch khởi động chỉ được nối khi nồng độ cồn trong hơi thở không cao quá mức quy định). Trong khi người lái đang điều khiển xe, sử dụng biện pháp tắt động cơ, dừng xe đột ngột là không khả thi mà còn cản trở điều khiển xe an toàn.

Hệ thống cảnh báo có nhiệm vụ chính là phát các tín hiệu cảnh báo cho người lái xe, hành khách ngồi trên xe, trung tâm kiểm soát (thông qua hệ thống giám sát GPS) khi người lái đang điều khiển xe trên đường trong tình trạng say rượu bia (nồng độ cồn trong vùng không gian thở trước mặt của người lái cao quá mức quy định).Hệ thống cảnh báo còn có ý nghĩa đối với công tác quản lý, kiểm tra an toàn giao thông. Trong thành phần các thiết bị của hệ thống cảnh báo có cả thiết bị giám sát hành trình GPS. Tín hiệu cảnh báo gửi qua thiết bị giám sát hành trình về trung tâm điều khiển. Các cơ quan quản lý, thanh tra giao thông sẽ nhanh chóng, chính xác, kịp thời xử lý và ngăn chặn không cho xe tiếp tục tham gia giao thông nữa.

Chọn ngưỡng ngăn chặn và cảnh báo: căn cứ vào các qui định của luật giao thông, căn cứ vào độ nhạy và sai số điện áp đầu ra của cảm biến đo nồng độ cồn MQ-3, luận văn chọn ngưỡng ngăn chặn và cảnh báo cho hệ thống ứng với nồng độ

cồn 0,05 mg/lit khí thở. Ngưỡng nồng độ cồn này là rất thấp (tương ứng với trường hợp người lái xe đã uống 1/3 lon bia nồng độ 3,5% hoặc ~1/3 cốc bia hơi) và đủ đảm bảo loại trừ sai số đo của điện áp đầu ra của cảm biến ở giai đoạn sấy trong có trường hợp khi hơi thở không có nồng độ cồn và có nồng độ cồn. (Xem thêm các kết quả thí nghiệm chương 4 )

Do đặc tính đầu ra của các cảm biến phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ của cảm biến (loại cảm biến MQ-3) cho nên, nếu cấp điện liên tục cho mạch sấy các cảm biến sẽ làm thay đổi đặc tính đầu ra ảnh hưởng đến kết quả đo. Vì vậy hệ thống cảnh báo được thiết kế theo chế độ làm việc theo chu kỳ. Thời gian chu kỳ chọn là 15 phút, mỗi chu kỳ kéo dài 45 sec. Việc chọn chế độ làm việc không liên tục còn nhằm tiết kiệm năng lượng điện cấp cho hệ thống.

Việc lắp và vận hành hệ thống phát hiện, ngăn chặn và cảnh báo nồng độ cồn này lên xe không được gây ảnh hưởng đến sự làm việc của người lái cũng như các thiết bị, hệ thống cơ khí, điện khác của xe.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, chế tạo thử nghiệm, lắp đặt thiết bị cảnh báo nồng độ cồn cao quá mức cho phép trong buồng lái của xe ô tô (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w