Luyện tập, củng cố

Một phần của tài liệu ngữ văn 9 tuần 1+2 (Trang 28 - 32)

1. Bổ sung yếu tố miêu tả….. - Thân cây chuối: thẳng, tròn như những chiếc cột nhà sơn xanh.

- Thu phiếu một vài nhóm và đọc để cả lớp cùng chữa.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp và trình bày kết quả.

- Nhận xét, kết luận các ý kiến.

- Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 3. GV: Treo bảng phụ củng cố:

Yếu tố miêu tả trong bài thuyết minh có vai trò gì ?

1. Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu.

2. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng.

3. Làm cho bài văn thuyết minh giàu sức biểu cảm.

4. Làm cho bài văn thuyết minh giàu tính logíc và màu sắc triết lý.

phe phẩy trước gió.

2. Chỉ ra yếu tố miêu tả….. - Tách trà. - Chén. - Cách uống. 3. Đọc văn bản sau…. 4. Hướng dẫn tự học

- Học bài, làm bài tập còn lại: 3/ 26.

- Viết đoạn văn thuyết minh về một sự vật tự chọn có sử dụng yếu tố miêu tả.

- Chuẩn bị bài “Luyện tập sử dụng… thuyết minh”:

- Đọc kỹ phần “Chuẩn bị” và lập dàn ý cho đề “Con Trâu ở làng quê VN”. - Vận dụng bài văn tham khảo trong SGK.

- Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. NS:

ND:

Tiết 10: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢTRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Có ý thức và biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.

- Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. - Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng:

- Viết đoạn văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn. 3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.

II. Chuẩn bị:

- GV: giáo án, bảng phụ, đoạn văn thuyết minh mẫu. - HS: soạn bài, đoạn văn thuyết minh có yếu tố miêu tả.

III.Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp

2. KTBC: Giaos viên treo bảng phụ

Hãy tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả đó ?

“Trên các miền hoa trái nước ta, có bốn loại bưởi nổi tiếng, bưởi Đoan Hùng ở Phú Thọ, bưởi đỏ Mê Linh ở Vĩnh Phúc, bưởi Long Thành ở Đồng Nai và bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. Nếu đúng là bưởi Phúc Trạch thì quả không tròn, đỉnh quả không dô ra, dáng hơi dẹt, đầu cuống và đầu núm. Vỏ anh ánh màu vàng mịn, không bị rỗ. Nâng lên lòng bàn tay, vỏ thấm vào làn da một cảm giác mát mẻ và thoang thoảng hương thơm”.

(Theo Võ Văn Trực) -Tác dụng:... ... 3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng HĐ1: Hướng dẫn HS cách tìm hiểu đề, tìm

ý, lập dàn ý.

- Gọi học sinh đọc đề bài, giáo viên ghi lên bảng.

? Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì.

? Cụm từ: “Con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì.

I. Chuẩn bị:

Đề bài: Con trâu ở làng quê

Việt Nam.

1. Tìm hiểu đề:

Yêu cầu thuyết minh vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người n/dân và trong nghề nông của người VN.

? Đối với đề trên, cần phải lập những ý nào. ? Phần mở bài, cần nêu ý gì.

? Phần thân bài, cần trình bày những ý gì.

? Phần kết bài, cần nêu đều gì.

- Nhận xét, bổ sung và hoàn thành dàn ý cho HS.

- Dùng bảng phụ đưa ra dàn ý mẫu để HS đối chiếu.

- Yêu cầu HS đọc bài tham khảo (SGK/28- 29).

? Em có thể sử dụng được những ý gì cho bài thuyết minh của mình từ bài tham khảo trên.

HĐ 2: Hướng dẫn HS thực hành viết đoạn văn.

- Giáo viên nêu cầu của phần luyện tập. - Chia bốn nhóm, yêu cầu mỗi nhóm viết ĐV văn về:

+ Nhóm 1: Con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.

+ Nhóm 2: Con trâu trong việc làm ruộng. + Nhóm 3: Con trâu trong một số lễ hội. + Nhóm 4: Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.

- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày phần viết của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên gợi ý và đưa ra một số đoạn văn mẫu có sử dụng những câu tục ngữ, ca dao về trâu để HS tham khảo.

a/ Mở bài: gới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng VN. b/ Thân bài:

- Con trâu trong nghề làm ruộng (là sức kéo để cày, bừa, kéo xe, trục lúa,…).

- Con trâu trong lễ hội đình đám (lễ hội đâm trâu, chọi trâu,…).

- Con trâu cung cấp thực phẩm (cung cấp thịt, da, làm đồ mỹ nghệ,…).

- Con trâu là tài sản của người nông dân.

- Con trâu và trẻ chăn trâu, việc chăn nuôi trâu.

c/ Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân. II. Luyện tập, củng cố

+ Bằng cách giới thiệu: Ở Việt Nam đến bất kỳ miền quê nào đều thấy hình bóng con trâu trên đồng ruộng...

+ Bằng cách nêu tục ngữ, ca dao về trâu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp” hoặc “Trâu ơi

ta bảo trâu này…”

+ Tả cảnh trẻ em chăn trâu, cho trâu tắm, trâu ăn cỏ… --> Dẫn ra vị trí của con trâu trong đời sống nông thôn Việt Nam.

- Yêu cầu các em viết và trình bày, nhận xét, uốn nắn cách viết của các em.

- Hãy cho biết mục đích của việc sử dụng yếu tố miêu tả trong VB thuyết minh ? 4. Hướng dẫn tự học:

- Tiếp tục hoàn chỉnh dàn bài và tập viết đoạn văn. - Chọn đề văn thuyết minh để luyện tập tìm ý, lập dàn ý. - Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. -- Đọc bài đọc thêm SGK/30-31.

- Soạn bài “Tuyên bố thế giới … của trẻ em”: - Đọc kỹ văn bản và các chú thích.

Một phần của tài liệu ngữ văn 9 tuần 1+2 (Trang 28 - 32)