Dây quấn sơ cấp và thứ cấp có thể nối theo hình sao (Y) hoặc hình tam giác (∆) (hình 4.13).
Nếu dây quấn sơ cấp nối sao và dây quấn thứ cấp nối sao ta ký hiệu Y/Y(hình 4.13a)
Nếu dây quấn sơ cấp nối tam giác và dây quấn thứ cấp nối tam giác ta ký hiệu ∆/∆ (hình 4.13b)
Nếu dây quấn sơ cấp nối sao và dây quấn thứ cấp nối tam giác ta ký hiệu Y/∆ (hình 4.13c)
Do có nhiều cách nối khác nhau, nên xuất hiện hệ số biến áp pha và dây là:
ạ Hệ số biến áp pha: ký hiệu kp: 2 1 2 P 1 P p W W U U k = = (4.31) b. Hệ số biến áp dây: ký hiệu là kd:
2 d 1 d d U U k = (4.32)
Như trên, ta mới chú ý đến tỉ số giữa các điện áp dây mà chưa chú ý đến góc lệch pha giữa điện áp dây sơ cấp và thứ cấp, đó là điều rất quan trọng khi đưa các máy biến áp vào làm việc song song. Do vậy, người ta đưa ra khái niệm tổ nối dâỵ
+ Tổ nối dây cho biết góc lệch pha giữa điện áp dây sơ cấp và điện áp dây thứ cấp.
Ví dụ: một máy biến áp ba pha có tổ nối dây Y/Y-12 tức là góc lệch pha giữa điện áp dây sơ cấp và thứ cấp là 12x300 =3600.
Nếu tổ nối dây Y/∆-11 thì góc lệch pha giữa điện áp dây sơ cấp và điện áp dây thứ cấp là: 11x300 = 3300.
+ Cách xác định tổ nối dây
Muốn xác định tổ nối dây của một sơ đồ nối dây cho trước ta làm như sau:
- Vẽ đồ thị véctơ điện áp dây của dây quấn sơ cấp và đồ thị véctơ điện áp dây của dây quấn thứ cấp.
- Dịch chuyển một véctơ điện áp dây của sơ cấp về vị trí kim phút đồng hồ ở số 12.
- Dịch chuyển véctơ điện áp dây tương ứng của thứ cấp về vị trí kim giờ đồng hồ (dịch chuyển với góc tương ứng ở sơ cấp).
- Lấy góc α tính từ kim phút đồng hồ đến kim giờ đồng hồ theo chiều kim đồng hồ, chia cho 300 ta được giá trị X : 0
30
α =
X
- Kết quả X được ghi bên cạnh ký hiệu sơ đồ nối dây của biến áp, ví dụ Y/Y-12; Y/∆-11; Y/Y0-12 v.v... và được gọi là tổ đấu dây tương ứng.
a) nối Y/Y b) nối ∆/∆ c) nối Y/∆
Ví dụ:
Xác định tổ đấu dây của máy biến áp ba pha có sơ đồ nối dây như hình 2.14a được biểu hiện như hình 2.14b,c. Tổ nối dây là: Y/∆-11.
Chú ý: Khi xác định tổ nối dây cần chú ý chiều dây quấn và ký hiệu đầu dây
của các phạ
a) b) c)
CHƯƠNG V
MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ
Máy điện không đồng bộ là loại máy điện xoay chiều làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, có tốc độ quay của rơto (n) khác với tốc độ của từ trường quay (n1). Cũng như máy điện quay khác, máy điện khơng đồng bộ có tính thuận nghịch, nghĩa là có thể làm việc ở chế độ động cơ điện, cũng như chế độ máy phát điện.
Máy phát điện khơng đồng bộ có đặc tính làm việc không tốt và tiêu tốn công suất phản kháng của lưới nên ít được dùng.
Động cơ điện không đồng bộ, so với các loại động cơ khác có cấu tạo và vận hành khơng phức tạp, giá thành rẻ, làm việc tin cậy nên được sử dụng nhiều trong sản xuất và sinh hoạt. Dưới dây chủ yếu xét động cơ điện không đồng bộ.
Động cơ điện khơng đồng bộ có các loại: động cơ ba pha, hai pha và một phạ Động cơ điện khơng đồng bộ có cơng suất > 600W thường là loại ba pha có ba dây quấn làm việc, trục các dây quấn lệch nhau 1200 điện trong không gian.
Các động cơ công suất < 600W thường là động cơ hai pha hoặc một phạ Động cơ hai pha có hai dây quấn làm việc, trục của hai dây quấn đặt lệch nhau trong không gian một góc 900 điện. Động cơ điện một pha chỉ có một dây quấn làm việc.
5.1. CẤU TẠO MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
Cấu tạo của máy điện không đồng bộ được vẽ trên hình 5.1, gồm hai bộ phận chủ yếu là stato và rơtọ Ngồi ra cịn có vỏ và nắp máỵ Hình 5.2 vẽ mặt cắt ngang của máy cho ta thấy rõ các lá thép của stato và rôtọ
5.1.1. Stato (phần tĩnh)
Stato là phần tĩnh gồm hai bộ phận chính là dây quấn và lõi thép. Ngồi ra cịn có vỏ và nắp máỵ