Giải pháp thích ứng với khu vực phơi nhiễm cao đối với trồng trọt

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ gis đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp thích ứng cho nông nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

Hoạt động trồng trọt tập trung phần lớn ở các huyện Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Quận 12 với các loại cây trồng chính bao gồm cây lương thực, cây ăn trái, rau đậu các loại. Vùng trồng trọt có mức độ DBTT thấp-trung bình trong kịch bản BĐKH RCP4.5 giai đoạn 2016 – 2035 và mức trung bình – cao giai đoạn 2046 – 2065. Trong đó, địa bàn huyện Bình Chánh bị ảnh hưởng cao nhất.

Hầu hết các quận huyện có hoạt động trồng trọt như Củ Chi, Hóc Mơn, Quận 9, Quận 12, Bình Chánh, Bình Tân thường xuyên bị tác động bởi tình trạng nắng nóng và khơ hạn và mưa lớn trong kịch bản BĐKH. Trong khi đó, vùng trồng trọt tại Bình Chánh, Quận 12 bị tác động lớn bởi tình trạng ngập và Củ Chi phải đối mặt với xu thế mưa lớn tăng cao. Do đó, các giải pháp thích ứng riêng rẽ cần được xem xét thực hiện cho các địa phương bị tác động bởi các diễn biến BĐKH khác nhau. Do đó, các giải pháp thích ứng bao gồm:

- Lựa chọn giống cây trồng phù hợp

- Thích ứng với nắng nóng, khơ hạn: áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng cạn, cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hóa và kinh tế cao. Bên cạnh đó, các hệ thống cơng trình thủy lợi hiện hữu cần được nâng cấp, hiện đại hóa đồng thời đầu tư trang thiết bị thơng tin, hệ thống quan trắc tự động, quản lý điều hành hệ thống, khoa học, hiệu quả; đặc biệt các hệ thống cống đầu mối nhằm tăng tính quản lý, điều hành chủ động.

- Mơ hình trồng trọt thích ứng với BĐKH: áp dụng mơ hình trồng rau, hoa trên dàn, mơ hình trồng trọt trong nhà màng, nhà lưới kết hợp với hệ thống tưới tự động

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ gis đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp thích ứng cho nông nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)