KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ gis đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp thích ứng cho nông nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

1. Kết luận:

Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra trên cơ sở các nội dung được thực hiện cụ thể như sau:

✓ Xây dựng được bộ tiêu chí và trọng số riêng biệt nhằm đánh giá vùng dễ bị tổn thương do BĐKH phù hợp với điều kiện nông nghiệp TPHCM.

✓ Đánh giá được TDBTT của 10 quận/huyện có hoạt động nơng nghiệp chủ yếu ở TP.HCM đã được làm rõ dựa trên hướng tiếp cận dựa vào chỉ thị. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn khu vực có khả năng tổn thương cao hơn và khu vực huyện Cần Giờ được đánh giá có mức độ tổn thương cao nhất trong tất cả kịch bản xem xét.

✓ Nghiên cứu cũng đề xuất được mơ hình thích ứng với BĐKH cho vùng trồng trọt và vùng nuôi trồng thủy sản với các giải pháp thích ứng với từng tác động khác nhau của BĐKH.

2, Kiến nghị:

TDBTT cho các kịch bản tương lai trong nghiên cứu này chủ yếu dựa trên sự thay đổi của các yếu tố phơi nhiễm với sự thay đổi khí hậu theo từng kịch bản, các yếu tố nhạy cảm và khả năng thích ứng được giả định khơng thay đổi đáng kể giữa các kịch bản. Tuy nhiên, TP.HCM là khu vực có sự phát triển KTXH mạnh mẽ, do đó hướng nghiên cứu tiếp theo cần lồng ghép các kịch bản phát triển KTXH cũng như các tác động song hành như ô nhiễm môi trường trong đánh giá tổn thương nhằm đưa ra được những kết quả khả thi, đầy đủ hơn.

Ngồi ra, cần có những nghiên cứu sâu hơn tác động của BĐKH đến đặc điểm sinh thái, hệ canh tác, thời vụ, giống, kỹ thuật cùa từng loại cây trồng và vật nuôi và tác động khác song hành với BĐKH lên ngành nông nghiệp như ô nhiễm mơi trường (nước, đất, khơng khí) để đưa ra những khuyến nghị về thích ứng với BĐKH cụ thể, chi tiết cho từng đối tượng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ gis đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp thích ứng cho nông nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)