Các yếu tố cấu thành hoạt động tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên Báo điện tử Vĩnh

Một phần của tài liệu NGUYỄN XUÂN HẬU TUYÊN TRUYỀN VỀ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VĨNH PHÚC (Trang 30 - 36)

bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên Báo điện tử Vĩnh Phúc

Cũng như hoạt động tuyên truyền nói chung, hoạt động tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên Báo điện tử Vĩnh Phúc bao giờ cũng do chủ thể xác định tiến hành với những phương thức phù hợp để truyền tải nội dung tuyên truyền đến một đối tượng xác định nhằm thực hiện mục đích đã đề ra. Cơng tác này bao gồm các yếu tố cấu thành sau:

1.2.1. Chủ thể tuyên truyền

Chủ thể của hoạt động tuyên truyền là những cá nhân, tổ chức mà lợi ích gắn với các hoạt động tuyên truyền. Ở nước ta,

chủ thể của hoạt động tuyên truyền là toàn Đảng với từng đảng viên, tồn hệ thống chính trị với đội ngũ cán bộ của mình - bao gồm cả cán bộ chuyên trách và cán bộ bán chuyên trách. Trong đó, cơ quan tuyên giáo và đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp, các ngành là lực lượng tham mưu, giúp cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên truyền trong Đảng và trong toàn xã hội. Cùng với các cán bộ tuyên truyền và các cơ quan có chức năng giáo dục tư tưởng trong toàn xã hội, cơ quan tuyên giáo và cán bộ tuyên giáo cũng là lực lượng chủ lực tiến hành cơng tác tun truyền trên phạm vi tồn xã hội.

Tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên Báo điện tử Vĩnh Phúc là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị trong tồn tỉnh, trước hết là cấp ủy, chính quyền các cấp. Vì vậy, xét một cách trực tiếp, chủ thể hoạt động tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên Báo điện tử Vĩnh Phúc là tất cả các cơ quan chức năng trong hệ thống chính trị ở Vĩnh Phúc mà lực lượng nịng cốt là cơ quan báo chí trên tồn tỉnh với đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của nó, gắn liền vai trị trách nhiệm của cơ quan tuyên giáo.

1.2.2. Đối tượng tuyên truyền

Đối tượng tuyên truyền là những cá nhân chịu sự tác động về mặt tư tưởng của chủ thể tuyên truyền. Cho nên, đối tượng của công tác tuyên truyền tác động đến là nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi cá nhân, tập thể, tầng lớp, giai cấp… trong toàn xã hội. Đối tượng của cơng tác tun truyền cịn là các quan hệ xã hội của con người. Bởi vì, các tác động này làm thay đổi các quan hệ xã hội của con người, trên cơ sở ý thức, thái độ, hành vi

của con người thay đổi.

Đối tượng mà hoạt động tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên Báo điện tử Vĩnh Phúc trước hết là hướng đến nhận thức, thái độ, niềm tin và hành vi của từng cá nhân, từng nhóm, từng cộng đồng trong địa phương. Đồng thời, hoạt động này còn ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Đảng nên bên cạnh các nhóm cộng đồng, đội ngũ cán bộ, đảng viên đang sinh sống, học tập, làm việc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng là đối tượng cần hướng tới của cơng tác tun truyền. Ngồi ra, cịn là các tầng lớp nhân dân ngồi tỉnh có quan tâm, truy cập Báo điện tử Vĩnh Phúc.

1.2.3. Mục đích tun truyền

Mục đích cơ bản của cơng tác tuyên truyền dưới chế độ ta là làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành hệ tư tưởng giữ vai trị chủ đạo, thống trị trong tồn xã hội, giúp cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân xây dựng thế giới quan cách mạng, phương pháp luận khoa học, nâng cao nhận thức chính trị, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng trong từng thời kỳ.

Mục đích cụ thể là làm cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân Vĩnh Phúc hiểu, tin vào nền tảng tư tưởng của Đảng. Từ đó, tích cực hành động bảo vệ Đảng, nhà nước và chế độ. Ðây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tồn Ðảng và hệ thống chính trị, trong đó các cơ quan báo chí tun truyền là nịng cốt; là nhiệm vụ chính trị quan trọng của của từng địa phương, đơn vị, của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng

đầu.

1.2.4. Nội dung tuyên truyền

Nội dung của công tác tuyên truyền là nội dung các loại hoạt động mà các chủ thể phải tiến hành nhằm thực hiện mục đích đã đặt ra. Nó được quy định bởi mục đích và nhiệm vụ tuyên truyền trong mỗi giai đoạn cụ thể.

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động, các lực lượng đối lập đang ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng. Vì vậy, nội dung chủ yếu của hoạt động tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên Báo điện tử Vĩnh Phúc là:

- Tuyên truyền những nội dung cơ bản về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; sức sống mới của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới.

- Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc; chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương.

- Tuyên truyền thành tựu của Vĩnh Phúc và đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Tuyên truyền về những tấm gương cán bộ, đảng viên điển hình, tiên tiến.

- Tuyên truyền về cách thức đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, vạch rõ bản chất, bộ mặt thật của các phần tử phản động.

nền tảng tư tưởng của Đảng; đấu tranh ngăn chặn những thông tin xấu độc...

- Giáo dục, thuyết phục quần chúng nhân dân, cơng chúng báo chí nhận rõ bản chất của các quan điểm sai trái, luận điệu thù địch, lừa mị, từ đó trang bị cho nhận thức và tinh thần đấu tranh nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng và các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

1.2.5. Phương thức tuyên truyền

Là hệ thống các phương pháp, hình thức, phương tiện tác động tư tưởng của chủ thể và các cách tiếp nhận tư tưởng của đối tượng, dựa trên tính quy luật của các quá trình tuyên truyền; là cách sắp xếp các yếu tố đảm bảo và các bước tiến hành theo một trật tự nhất định nhằm thực hiện mục đích đề ra của cơng tác tuyên truyền.

Đối với hoạt động tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên Báo điện tử Vĩnh Phúc, phương thức tuyên truyền là việc sử dụng các tuyến tác phẩm viết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành quả cách mạng...; đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được thể hiện dưới những thể loại chính luận, bình luận, phản ánh hoặc phiếm chỉ.

Các tác phẩm chính luận tập trung khẳng định quan điểm của Đảng, các thành tựu của đất nước, nhất là thành tựu về phát triển hệ thống chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao. Đây là các lĩnh vực mà các phần tử xấu, bất mãn thường dễ lợi dụng để tấn cơng, phê phán chúng ta. Ngồi ra, các

tác phẩm chính luận cũng cần tập trung phân tích quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về các vấn đề dân chủ, nhân quyền và cung cấp thông tin cho nhân dân… Đối với các tác phẩm phản ánh, không chỉ cung cấp thông tin về những thành tựu của đất nước ta trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị, quốc phịng - an ninh, văn hóa - xã hội..., nó cịn có tác dụng gián tiếp phản bác, vạch trần các luận điệu xuyên tạc, thù địch. Trong khi đó, các tác phẩm bình luận thể hiện sự chủ động, tích cực tiến cơng của chúng ta nhằm vạch trần và phê phán, đả kích các luận điệu xuyên tạc, các quan điểm lệch lạc của các thế lực phản động, thù địch.

Việc sắp xếp, bố trí theo chuyên mục, chủ đề tập trung như Xây dựng Đảng, Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bảo vệ Tổ quốc…, các tác phẩm, bài viết cịn được bố trí “lồng ghép” “đan xen” ở nhiều chun mục khác nhau như Cơng tác nội chính và phịng chống tham nhũng, Người Việt bốn phương, Văn hóa - Xã hội, Nghiên cứu - Trao đổi, Sinh hoạt tư tưởng...

Ngoài ra, Báo điện tử Vĩnh Phúc cũng cần thiết phải sử dụng các mạng xã hội, công cụ Internet để đưa các nội dung tuyên truyền đến với công chúng, dựa trên hành vi người dùng.

1.2.6. Hiệu quả tuyên truyền

Hiệu quả hoạt động tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên Báo điện tử Vĩnh Phúc là cái đạt được do hoạt động tuyên truyền trên báo điện tử mang lại, là sự thay đổi trong nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng sau một quá trình tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Kết quả này

được thể hiện trên các mặt tinh thần và thực tiễn.

Về mặt tinh thần, đó là sự thay đổi trong nhận thức - tri thức - niềm tin của đối tượng tuyên truyền. Cụ thể là mức độ tin tưởng vào tính khoa học, tính cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, vào sự đúng đắn của các thông tin được tuyên truyền trên báo điện tử; là khả năng đánh giá đúng và định hướng đúng của mỗi người trước những thủ đoạn phá hoại, xuyên tạc, nhưng luận thuyết phản động của các thế lực thù địch, đối lập; là tinh thần kiên định trước các diễn biến phức tạp của hiện thực xã hội; là tinh thần, ý chí đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng.

Về mặt thực tiễn, hiệu quả tuyên truyền biểu hiện thơng qua tính tích cực xã hội của từng cá nhân và tập thể. Tính tích cực xã hội này bao gồm tính tích cực lao động và tính tích cực chính trị - xã hội. Đó là việc tham gia tích cực, tự giác vào việc đấu tranh, phê phán những thủ đoạn, luận điệu phá hoại, đấu tranh chống những hành vi vi phạm lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, làm ăn phi pháp...; tham gia tích cực, sáng tạo vào các phong trào thi đua lao động sản xuất; tham gia tích cực, nhiệt tình vào việc tun truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tích cực, tự giác vào các phong trào cách mạng...

Một phần của tài liệu NGUYỄN XUÂN HẬU TUYÊN TRUYỀN VỀ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VĨNH PHÚC (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w