Phát huy vai trò tự học, tự nâng cao trình độ của đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên

Một phần của tài liệu NGUYỄN XUÂN HẬU TUYÊN TRUYỀN VỀ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VĨNH PHÚC (Trang 124 - 129)

của đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên

Để tiến hành một hoạt động nhất định địi hỏi phải có các nguồn lực khác nhau, từ nhân lực, vật lực cho tới tài lực, tin lực… Tuy nhiên, nhân lực mới là nguồn lực có vị trí hàng đầu, chi phối mạnh nhất tới các yếu tố khác. Cha ông ta từng đúc kết “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, hay “cơng việc thành cơng hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Đối với công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên báo điện tử Vĩnh Phúc, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt trội với sự lên ngôi của mạng xã hội, đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên cần nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, tiếp cận và sử dụng hiệu quả những thành tựu của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thơng tin để sáng tạo ra những tác phẩm báo chí có giá trị về nội dung tư tưởng và cách thức thể hiện phong phú, hấp dẫn.

Thực tế hiện nay cũng cho thấy, hầu hết các cơ quan báo chí hiện đại rất chú trọng xây dựng một đội ngũ nhà báo chuyên nghiệp với phương pháp, kỹ năng, tác phong làm báo phù hợp, cách viết hiện đại, sáng tạo, hấp dẫn nhằm thu hút được sự quan tâm của người đọc. Trong thời đại công nghệ số đã xuất hiện và ngày càng phổ biến mơ hình tịa soạn hội tụ, phóng viên, biên tập viên, phóng viên ảnh cùng hợp tác làm tin, bài thay vì hoạt động độc lập như trước. Tức là khi xảy ra sự kiện có tính thời sự, một nhóm phóng viên cùng thu thập tin tức, đồng thời, chia sẻ những thông tin đã thu thập được và thống nhất chọn cách tốt nhất để đưa tin. Khi làm việc trong mơi trường truyền thơng số, các phóng viên, nhà báo sẽ phải làm việc “đa năng” hơn và phải đối mặt với hình thức hội tụ đa phương tiện, dù bản tin đó chỉ là một mẩu tin. Những người làm báo khi tác nghiệp trong môi trường này phải chuẩn bị những bản tin đó một cách đa dạng hơn để có thể đăng tải trên nhiều phương tiện, nền tảng truyền thông khác nhau. Theo đó, muốn làm tốt nội dung, phóng viên, biên tập viên của mỗi tờ báo phải là phóng viên “đa năng”, vừa có kỹ năng viết bài, vừa biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật báo chí đa phương tiện. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay rất khó để có những chương trình đào tạo, bồi dưỡng tập trung giúp đội ngũ này hoàn thiện tất cả các yêu cầu trên mà phải phát huy vai trị tự học, tự nâng cao trình độ của đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên để nâng cao trình độ, kỹ năng tác nghiệp của mình.

Để phát huy vai trị tự học, tự nâng cao trình độ của đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên cần xây dựng hệ thống yêu cầu về trình độ, năng lực để làm căn cứ giúp đội ngũ này tự học,

tự nâng cao trình độ. Đối với cán bộ phóng viên phụ trách cơng tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần có những yêu cầu về các nội dung cơ bản sau:

- u cầu về trình độ lý luận chính trị. Đây cũng là yêu cầu quan trọng đối với lực lượng thực hiện công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Lý luận chính trị là bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận của nhân loại giới hạn trong lĩnh vực chính trị, gồm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những tri thức khoa học xã hội và nhân văn, những vấn đề về kinh tế, chính trị, tình hình trong nước và quốc tế... Lý luận chính trị có vai trị và tầm quan trọng to lớn của nó đối với nhận thức và hành động của từng cá nhân nói riêng và sự phát triển của tồn xã hội nói chung. Đối với phóng viên, biên tập viên, đây là nền tảng để họ xem xét và giải quyết, lý giải khoa học các sự kiện, các hiện tượng trong đời sống xã hội, trên cơ sở đó vận dụng vào trong cơng việc của mình.

Nâng cao trình độ lý luận chính trị giúp phóng viên, biên tập viên nâng cao nhận thức, giác ngộ chính trị; trực tiếp định hướng nhận thức và hướng dẫn hành động cách mạng cho phóng viên, biên tập viên, góp phần xây dựng, phát triển phẩm chất, nhân cách người làm báo; và, lý luận chính trị có vai trị quan trọng trong đấu tranh chống các khuynh hướng, quan điểm sai trái, tư tưởng phản động, nhận thức lệch lạc và biểu hiện hữu khuynh, tiêu cực. Hiện nay, công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng địi hỏi mỗi phóng viên, biên tập viên phải thực sự là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Có trình độ giác ngộ chính trị cao sẽ giúp cho phóng viên, biên tập viên bồi

dưỡng tình cảm cách mạng, phấn đấu trưởng thành, sống có văn hóa, có lý tưởng cao đẹp, từ đó hình thành bản lĩnh chính trị của mình. Nhà báo, phóng viên, biên tập viên muốn trở thành người tuyên truyền giỏi, là lực lượng đi đầu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với các luận điệu sai trái, thù địch thì trước hết phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối không dao động về tư tưởng, ngả nghiêng về chính trị, khơng hoạt đầu, nước đơi trong đấu tranh. Bản lĩnh chính trị cịn là độ nhạy bén chính trị, nắm bắt được dịng chính trị chủ lưu, phát hiện, phán đốn, phân tích nhanh, tìm ra bản chất, xu hướng vận động của vấn đề và chọn thời điểm cũng như cách thức thơng tin phù hợp, có hiệu quả nhất.

- Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin không chỉ tạo nên cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các cơ quan báo chí và giữa các loại hình báo chí với nhau, mà cịn tạo nên sự cạnh tranh căng thẳng khơng kém giữa báo chí truyền thống và mạng xã hội. Điều đó, địi hỏi các cơ quan báo chí phải ln thay đổi và phát triển, trước mắt là làm chủ kỹ thuật, công nghệ làm báo hiện đại - báo chí đa phương tiện. Các nhà báo, phóng viên, biên tập viên phải thơng thạo nhiều kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật với những cách thức thể hiện khác nhau và phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ giỏi. Yêu cầu này được thể hiện xuyên suốt trong q trình thực hiện một tác phẩm báo chí: từ thu thập tư liệu, xử lý thông tin, giao tiếp với nguồn tin, sử dụng các phương tiện kỹ thuật trợ giúp cho đến việc hồn thiện tác phẩm báo chí…

chúng khơng ngừng được nâng cao. Vì vậy, nhà báo ln được đặt trong yêu cầu phải liên tục trau dồi, tích lũy kiến thức trên nhiều lĩnh vực để trở thành người có tầm hiểu biết rộng lớn. Trình độ chun mơn nghiệp vụ thể hiện ở chỗ nhà báo, phóng viên, biên tập viên vừa phải là chuyên gia trong lĩnh vực mà mình theo dõi và phản ánh, vừa phải là người dẫn dắt, định hướng cơng chúng. Nhà báo, phóng viên, biên tập viên về lĩnh vực tư tưởng chính trị phải có chun mơn sâu về lĩnh vực này, có sự nhạy bén và nhãn quan chính trị sâu sắc… Những yếu tố nói trên địi hỏi nhà báo, phóng viên, biên tập viên không chỉ được đào tạo, bồi dưỡng bài bản, kỹ lưỡng về chun mơn, nghiệp vụ mà cịn liên tục tự giác học hỏi nâng cao kiến thức, kỹ năng để theo kịp yêu cầu của thực tiễn.

- Yêu cầu về ngoại ngữ, công nghệ thông tin. Dù được đào tạo chuyên sâu về bất cứ lĩnh vực nào thì mỗi phóng viên, biên tập viên, nhà báo cũng phải trang bị cho mình ít nhất một ngoại ngữ để tự tin trong tác nghiệp và mở rộng mơi trường làm việc. Đồng thời, có trình độ công nghệ thông tin phù hợp.

Hiện nay, không gian mạng phát triển như vũ bão, kết nối sâu rộng các cộng đồng, cá nhân với nhau. Nếu được trang bị ngoại ngữ, nhà báo, phóng viên, biên tập viên sẽ khai thác được kho tri thức khổng lồ của nhân loại, từ đó phục vụ cơng tác của mình. Trong khi đó, chúng ta đang bước vào thời đại cơng nghệ số, báo chí phải dùng công nghệ nhiều hơn và đây cũng là yêu cầu học hỏi quan trọng đối với nhà báo, phóng viên, biên tập viên. Công nghệ mới tạo ra những giá trị mới hơn cho mỗi tờ báo và cho độc giả. Công nghệ mới để làm việc cũ của mỗi người tốt

hơn. Từ việc giúp các nhà báo kiểm tra, sửa chữa các lỗi về ngữ pháp, chính tả, giúp Ban Biên tập duyệt bài với số lượng lớn một cách chính xác cao, cơng nghệ cịn tham gia vào viết tin bài hay dự đốn xu thế… Chẳng hạn: trí tuệ nhân tạo sẽ giúp nhà báo đọc hàng triệu bản tin mỗi ngày và tổng hợp theo chủ đề, giúp nhà báo viết các tin chuẩn mực theo đơn đặt hàng; công nghệ Big Data giúp nhà báo phân tích hàng triệu trang tin trong quá khứ, tìm ra xu thế của hàng chục năm qua, để dự đốn tương lai… Tóm lại, cơng nghệ sẽ giúp nhà báo có thêm thời gian để tư duy, sáng tạo bằng việc giúp thực thi những cơng việc có tính lặp lại, nhưng việc này cũng đồng thời cũng lấy đi vị trí cơng việc của nhiều người, địi hỏi mỗi cá nhân nhân phải đào tạo lại để thích ứng.

Ban Biên tập cũng cần thường xuyên quan tâm, tạo mọi điều kiện cho cán bộ phóng viên đi học tập nâng cao trình độ, tham dự các lớp bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng làm báo. Ban Biên tập chủ động mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, đồng thời tổ chức các đồn cán bộ, phóng viên đi học tập kinh nghiệm của các báo bạn, cử phóng viên tham dự các lớp bồi dưỡng kỹ năng làm báo do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức…

Một phần của tài liệu NGUYỄN XUÂN HẬU TUYÊN TRUYỀN VỀ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VĨNH PHÚC (Trang 124 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w