C 1 Học sinh Nhóm nghiên cứ u Nhóm đối chứng

Một phần của tài liệu Tài liệu NCKHSPƯD (Trang 30 - 33)

2 1 65 60 3 2 70 54 4 3 62 67 5 4 84 63 6 5 78 55 7 6 66 74 8 7 83 56 9 8 76 75 10 9 66 60 11 10 77 78 12 Trung bình 72.7 64.2 13 Độ lệch chuẩn 7.90 8.84 14 giá trị p của t-test 0.02 SMD 0.96

72.7 – 64.2SMD = SMD =

8.84 = 0.96

Giá trị SMD = 0.96 chỉ ra mức độ ảnh hưởng của can thiệp là LỚN . Điều đó có nghĩa là sự tăng điểm số 8.5 trong kết quả của học sinh do tác động của phương pháp X có mức độ ảnh hưởng lớn. Mức độ Ảnh hưởng cho phép người nghiên cứu hoặc quản lý đưa ra quyết định trong tương lai liệu có nên tiếp tục can thiệp thực nghiệm đó hay không.

Chi-square Test (Phép kiểm chứng khi bình phương)

Với dữ liệu rời rạc và các điểm thuộc các miền khác nhau, chúng ta sẽ sử dụng phép kiểm chứng khi bình phương thay vì t-test. Sẽ có các tình huống chúng ta cần phân loại các dữ liệu nghiên cứu.

Ví dụ Các miền/nhóm

Kết quả thi Đỗ, Trượt Miền 1, 2, 3

Ý kiến công chúng Thích, Không ý kiến, Không thích Tầng lớp xã hội Hạ lưu,Trung lưu, Thượng lưu Giới Nam, Nữ

Tình trạng hôn nhân Độc thân, Đã kết hôn, Ly hôn

Hãy cùng xem một ví dụ với phép kiểm chứng khi bình phương.

Chủđề Nghiên cứu Liệu phương pháp X trong giảng dạy khoa học có giúp học sinh thi đỗ nhiều hơn không?

Vấn đề Nghiên cứu Các học sinh có đỗ môn Khoa học nhiều hơn không?

Giả thuyết Ho: Không, số học sinh thi đỗ môn Khoa học không thay đổi. Ha: Có, số học sinh thi đỗ môn Khoa học có tăng lên.

Thiết kế Bài kiểm tra sau tác động cho nhóm ngẫu nhiên

Chúng ta thu thập dữ liệu về số học sinh trong mỗi nhóm cho cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng như dưới đây:

Đỗ Trượt

Thực nghiệm 108 42

Đối chứng 17 38

Để thực hiện công thức tính phép kiểm chứng khi bình phương, chúng ta sử dụng một công cụ tính trực tuyến tại địa chỉ http://www.psych.ku.edu/preacher/chisq/chisq.htm để có được giá trị p = 9 x e-8, hay bằng 0.00000009.

Khi tham chiếu với bảng B3.4 về ý nghĩa, kết quả cho thấy giá trị p rất có ý nghĩa,

N hư vậy có nghĩa là các học sinh thuộc nhóm thực nghiệm đã vượt qua bài kiểm tra không phải là do yếu tố ngẫu nhiên. Chúng ta kết luận rằng số học sinh đã vượt qua bài kiểm tra có tăng lên và đã đúng với giả thuyết.

Để có thêm thông tin về việc sử dụng công cụ tính phép kiểm chứng khi bình phương, vui lòng tham khảo tại Phụ chương E của Phần IV.

Một phần của tài liệu Tài liệu NCKHSPƯD (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)