2. Phân tích ngành
2.4.2. Nhà cung cấp
Hoạt động chủ yếu của Công ty là Xây dựng và kinh doanh hạ tầng, nhà ở, do vậy các yếu tố đầu vào chính của Công ty là các quỹ đất nằm trong dự án được quy hoạch, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng trên đất (các căn hộ, biệt thự, nhà vườn...) và vật liệu xây dựng như: xi măng, cát, đá, sắt, thép...
• Sự tập trung của nhà cung cấp
• Thị trường xi măng :
Tính đến thời điểm hiện nay có 230 nhà cung cấp, cơ bản chia thành hai nhóm, các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường và các nhà cung cấp theo thị trường. Chỉ nhóm đầu là có khả năng đưa ra giá bán cho xi măng. Hầu hết các nhà cung cấp đều gián tiếp hoặc trực tiếp liên kết với nhau và ngoài ra còn tăng cường mối liên kết dọc với nhau. Do vậy, độ trong suốt của thị trường trên thị trường xi măng thực sự là cao.
Việc định giá bán của các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường
Tại một thời điểm nhất định, đường cong nhu cầu từng phần là đường cong nhu cầu ngắn hạn của các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường. Điều này cho phép các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường, trong một chừng mực nào đó, có thể định ra giá bán ở bất kỳ mức giá nào, nhưng không làm thay đổi số lượng cung cấp (thường cho thấy là giá bán được các nhà cung cấp khác chấp nhận). Tuy nhiên, việc định giá bán chưa điều chỉnh có những hệ quả tất yếu. Mức lợi nhuận cao dẫn đến nguồn cung không đều từ các thị trường khác trong vùng và về lâu dài sẽ thu hút các nhà cung cấp mới gia nhập vào thị trường, thường với công suất cao. Nhu cầu ổn định đạt được trên thị trường dẫn đến việc giảm thị phần của mỗi thành viên tham gia thị trường. Đường cong nhu cầu do đó có dạng xoắn. Hình 1 cho thấy sách lược giá bán mang lại lợi nhuận tối đa thông thường dựa trên doanh thu biên và các phí tổn biên tế không thể đạt được trong ngành công nghiệp xi măng vì không tồn tại đường cong doanh thu biên (marginal revenue curve) do tính tự chủ của đường cong nhu cầu theo giá bán (tuy nhiên vẫn tồn tại đường cong phí tổn biên tế (marginal cost curve)!). Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường bị buộc phải định hướng sách lược giá bán của mình trên các phí tổn trung bình (Average costs - ATC), thường tăng lên theo mức biên lợi mà đủ để làm thỏa mãn các cổ đông. Việc định giá theo mục tiêu này bị ảnh hưởng bởi: (1) mối đe dọa của các nhà cung cấp mới do biên lợi cao, (2) sự gia tăng tiềm tàng về công suất của các đối thủ cạnh tranh vì họ tái đầu tư để sinh lời
cao, (3) mối đe dọa của các đối thủ cạnh tranh nhằm giảm mức giá bán đã ấn định và (4) mối đe doạ từ sự nghi ngờ khả năng cạnh tranh đối với việc lạm dụng ưu thế và vị trí trên thị trường.
Hình 1: Việc định giá bán của các nhà cung cấp dẫn đầu thị trường.
Việc định giá bán của các nhà cung cấp theo thị trường
Các nhà cung cấp theo thị trường sẽ tối đa hóa các lợi nhuận của họ ở mức giá bán ấn định bằng cách giảm tối đa các chi phí sản xuất. Việc giảm giá bán dẫn đến sự gia tăng nguồn cung cho nhà cung cấp theo thị trường. Mặt khác, việc tăng giá đến mức giá bán ấn định sẽ ngay lập tức đánh mất các khách hàng của nhà cung cấp đó. Điều này có nghĩa là hàm số nhu cầu đối với nhà cung cấp theo thị trường sẽ được hiển thị bằng đường cong phẳng và không song song với trục giá bán. Việc định hướng cho hàm số nhu cầu này, theo đường cong phí tổn trung bình tiêu biểu, nhà cung cấp theo thị trường có khả năng phải
giảm giá bán của mình cho đến khi đạt được mức tận dụng công suất tối đa.
Hình 2: Việc định giá bán của các nhà cung cấp theo thị trường.
Hình 2 cho thấy sự gia tăng về lợi nhuận nhờ giảm giá bán so với giá bán ấn định [L] tới giá bán [F].
Tuy nhiên, do phản ứng chậm đối với tổng mức nhu cầu, một nhà cung cấp chỉ có thể tăng nguồn cung của mình ở mức chi phí của các đối thủ cạnh tranh khác. Do tính trong suốt cao của thị trường, các thành viên khác của thị trường sẽ ngay lập tức biết được giá bán mới của nhà cung cấp đó. Các nhà cung cấp mà đang phải đối mặt với tình trạng nhu cầu giảm sẽ chấp nhận mức giá bán mới thấp hơn để thu hút trở lại các khách hàng. Vì vậy, nhà cung cấp theo thị trường sẽ lại đánh mất thêm nhu cầu trước các đối thủ cạnh tranh của mình và nhà cung cấp này sẽ bị giảm đi nhu cầu ban đầu của mình. Tuy nhiên, nhà cung cấp này hiện đã trở nên yếu kém hơn nhiều, vì anh ta không thể tăng giá của chính mình đưa ra. Trường hợp anh ta tăng giá của chính mình lên, anh ta sẽ đánh mất các khách hàng của mình trước các đối thủ cạnh tranh. Chỉ có hành động phối hợp mới làm cho giá bán tăng lên và điều này chỉ có thể thực hiện được với sự trợ giúp của nhà cung cấp dẫn đầu thị trường.
Nếu thị trường cho thấy sự sụt giảm nhu cầu đáng kể do các nguyên nhân mang tính chu kỳ và mang tính cơ cấu, đường cong nhu cầu từng phần (partial demand curve) và đường cong nhu cầu sẽ chuyển dịch. Nhà cung cấp sẽ có màu đỏ. Khả năng duy nhất để thoát ra khỏi khu vực thua lỗ là phải giảm giá bán. Trong một thời gian ngắn, nhà cung cấp có thể tận dụng được toàn bộ công suất của nhà máy mình để thu lợi nhuận về. Các đối thủ cạnh tranh sẽ có hành động phản ứng lại, tạo ra một cuộc chiến giá cả. Các nhà cung cấp có thể tăng nhu cầu từng phần của mình, không phải vì tổng nhu cầu trong một vùng có tính thay đổi đột ngột về giá bán, mà với giá bán xuất xưởng thấp hơn thì khu vực cung cấp sẽ tăng lên và các khu vực mới có thể là các mục tiêu hướng tới. Nhìn chung, với mức chi phí trung bình giống nhau, nhà cung cấp với các chi phí cố định cao hơn sẽ có ưu thế giảm giá bán tốt hơn. Khi các chi phí cố định không liên quan đến khối lượng sản xuất, nhà cung cấp sẽ sản xuất cho đến khi anh ta có thể bù lấp cho các khoản chi phí biến đổi (variable costs) của mình (đây là mức giá thấp nhất ngắn hạn dựa vào chi phí). Tuy nhiên, mức giá thấp nhất ngắn hạn này được xác định bởi khả năng thanh toán sẵn có. Do đó, các chi phí mà dẫn đến lượng tiền mặt xuất ra và cơ cấu cấp vốn của công ty trở thành vấn đề được chú ý. Có thể là một phần chi phí biến đổi (trong thời gian ngắn) không liên quan đến các chi phí (ví dụ chi phí nguyên liệu khai thác từ nguồn cấp của nhà cung cấp không dẫn đến lượng tiền mặt xuất ra trong thời gian ngắn). Lợi thế này trong việc định giá bán là khác nhau đối với mỗi công ty. Kết quả là, cả công ty hoạt động hiệu quả nhất lẫn công ty sản xuất đạt hiệu suất nhất đều sẽ không vượt qua khó khăn được trừ công ty gặp ít rắc rối về thanh quyết toán.
• Ngành thép :
Theo nhà cung cấp :Trên thị trường chia làm 3 nhóm nhà cung cấp sản phẩm thép trên thị trường bao gồm: Các thành viên của Tổng công ty thép (VNS); các doanh nghiệp liên doanh với VNS; và các doanh nghiệp ngoài VNS. Trong đó các doanh nghiệp bên ngoài VNS có thị phần lớn nhất. Có nhiều doanh nghiệp ngoài VNS hoạt động rất tốt như Pomina, Hoà Phát, Việt Ý và Việt Úc.
Các công ty trong ngành
Ngành thép hiện nay có trên 60 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và 4 doanh nghiệp sản xuất thép tấm. Trong đó số các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng có 3
doanh nghiệp có công suất lớn trên thị trường hiện nay là Công ty thép Miền Nam với công suất 910.000 tấn/năm, tập đoàn thép Việt – Pomina với công suất 600.000 tấn/năm, công ty Gang thép Thái Nguyên với công suất 550.000 tấn/năm. Có khoảng 20 doanh nghiệp tầm cỡ trung bình có công suất từ 120.000 – 300.000 tấn/năm. Ngoài ra còn rất nhiều các nhà máy với quy mô công suất nhỏ dưới 120.000 tấn/năm, trong đó vẫn tồn tại nhiều nhà máy nhỏ với công suất 10.000 – 50.000 tấn/năm.
Trên thị trường niêm yết hiện nay mới chỉ có 2 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng là Hoà Phát (HPG) và Việt Ý (VIS), 1 doanh nghiệp sản xuất ống thép là ống thép Hữu Liên Á Châu (HLA) và 4 doanh nghiệp kinh doanh thương mại thép. Ngoại trừ công ty cổ phần thép Hoà Phát có quy mô vốn lớn, còn lại các công ty khác vốn đều nhỏ.
• Đầu vào thay thế
Ngành xi măng: không thể thay thế hàng hóa từ các thị trường khác nhau được;
nghĩa là ‘xi măng’ là chất kết dính duy nhất được biết đến trong quá trình sản xuất bê tong(nhưng be tông trong lĩnh vực xây dựng nhà ở có thể được thay thế bởi sắt thép, nhôm, gỗ, gạch xây…. ). Tuy nhiên, các cơ hội thay thế đều có thể có được trong một thị trường nếu đáp ứng được các đặc tính kỹ thuật cụ thể.
Ngành thép : Thép được coi là lương thực của mọi ngành công nghiệp. Hiện nay
chưa có nhiều nguồn tài nguyên hay chất liệu khác để thay thế thép trong xây dựng, chế tạo máy móc công nghiệp hay trong quốc phòng. Vì vậy áp lực về sản phẩm thay thế đối với ngành thép rất ít.
Dòng sản phẩm là thép dẹt và thép dài chiếm tỷ trọng là 50:50 trong tổng nhu cầu tiêu thụ hàng năm. Trong đó, mảng thép dài phục vụ chủ yếu lĩnh vực xây dựng và chi phối phần lớn bởi các doanh nghiệp trong nước. Thép dẹt có nhu cầu khoảng 6.5 triệu tấn/năm phục vụ hoạt động công nghiệp trong đó tôn và ống trong ngành xây dựng và chiếm khoảng 20% sản lượng.
• Sự khác biệt của các yếu tố đầu vào
Ngành xi măng: Xi măng nhìn chung được biết đến là một loại sản phẩm đồng
nhất được sản xuất đại trà cho dù có một số loại xi măng khác nhau. Kể cả trong cùng một loại xi măng cụ thể, các đặc tính có thể thay đổi tùy thuộc theo các nhà sản xuất, dẫn đến sự khác nhau về cường độ chịu nén, nhiệt thủy hóa và các thông số khác.
• Tác động của những yếu tố đầu vào lên chi phí
Giải phóng mặt bằng:
Các khoản tiền đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được xác định dựa trên khung giá đất theo quy định của Uỷ ban nhân dân địa phương nơi có các dự án. Tuỳ theo từng khu vực của mỗi dự án đầu tư mà chi phí đền bù là khác nhau.
Ở phần này các doanh nghiệp Bất động sản gặp khó khăn về chi phí đầu vào tăng cao đối với diện tích đất chưa thực hiện xong việc giải tỏa đền bù khi thực hiện Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009, theo đó, các chủ đầu tư các dự án nhà ở phải nộp thu tiền sử dụng đất theo giá thị trường, thường cao hơn 2-5 lần so với bảng giá đất UBND thành phố ban hành hàng năm
Chi phí xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả vật liệu xây dựng như sắt, thép, đá, ximăng, cát, sỏi... Khi giá cả vật liệu xây dựng tăng đột biến sẽ tác
động đến giá các yếu tố đầu vào, đẩy chi phí lên cao đối với những hợp đồng thi công dài hạn đã ký, điều này có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.
Chi phí nguyên vật liệu của công trình thường chiếm từ 40 - 70% tổng dự toán. Theo đánh giá của Viện Kinh tế Xây dựng, sự thay đổi giá của 5 loại vật liệu chủ yếu là xi măng, thép xây dựng, đá, cát và gạch….(giá than nguyên liệu dùng sản xuất xi măng tăng 41%, chi phí giá điện tăng hơn 15%, vỏ bao tăng khoảng 25%)... đã làm cho chi phí xây dựng tăng từ 1,25 đến 1,4 lần.
Diễn biến giá cả ngành xi măng:
Giá bán: Từ trước tới nay, chủ trương chung của ngành xi măng Việt Nam là bình ổn thị trường về giá và nguồn cung để đảm bảo kinh tế vĩ mô. Nhưng sang năm 2011, do những tác động từ kinh tế vĩ mô, ngành chủ trương tăng giá bán bình quân 60.000 – 100.000 VND/tấn. Hiện nay, giá các loại xi măng dao động từ 1,2 – 1,7 triệu đồng/tấn tùy theo chủng loại và khu vực.
Diễn biến giá cả lên chi phí ngành thép: Sản xuất thép các loại tháng 8 cả nước ước đạt gần 600.000 tấn, tăng 7,8% so với tháng 7 và tăng 2,8% so với cùng kỳ.
Sau 3 lần tăng từ cuối tháng 8 đến nay, giá thép đã đắt hơn trước 200.000-300.000 đồng mỗi tấn tùy loại.
Nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng: Ước tính, số vốn đầu tư vào BĐS của Việt
Nam có tới 60% là vốn vay Ngân hàng. Thống kê các cổ phiếu niêm yết, nhóm bất động sản cũng là ngành có tỷ lệ vay nợ cao – trên 50%.
Tháng 3/2011, NHNN quy định khống chế chỉ tiêu dự nợ cho vay phi sản xuất (bao gồm bất động sản và chứng khoán) đến cuối tháng 6/2011 là 22% tổng dư nợ, và giảm còn 16% tổng dư nợ vào cuối năm 2011, chênh lệch giữa lãi suất tiền cho vay và tiền gửi là khá lớn. Mức trung bình ít nhất là 3% đối với toàn bộ nền kinh tế, riêng ngành bất động sản mức chênh lệch cao hơn vì khả năng tạo lợi nhuận lớn, có thể lên tới 6-8%/năm.
Từ đầu quý 2/2011, do thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất trong đó có bất động sản, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực này lên tới 26%/năm, trong khi lãi suất huy động đối với các khoản tiền lớn đạt 18-19%/năm. Khi đó, lĩnh vực bất động sản sẽ chịu ảnh hưởng sâu rộng hơn và để vay được vốn thì ngân hàng yêu cầu phải có tài sản bảo đảm, trong khi tình trạng pháp lý BĐS vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên khó có thể vay vốn để giải ngân cho các công trình.
Và :lãi suất vay vốn cao theo tính toán đã làm tăng giá thành BĐS từ 5-10%
Nguồn vốn khác thay thế
Thứ nhất, là tiếp tục động viên nguồn vốn từ việc mua bán nhà trên giấy, nguồn vốn hợp tác với người tiêu dùng. Đây là giải pháp đã được các nhà đầu tư phát triển khi suy thoái kinh tế năm 2008 xảy ra để động viên tiền nhàn rỗi từ dân, từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Thứ hai, trong nội bộ các doanh nghiệp, thông qua việc chuyển nhượng dự án, hợp tác đầu tư. Kể cả việc bắt tay với các doanh nghiệp nước ngoài để hợp tác tăng vốn cho thị trường.
Như vậy: việc phân tích dựa trên yếu tố định tính, yếu tố đầu vào khá đa dạng, nguồn cung dồi dào trên đây là những sản phẩm không có hoặc ít có khả năng thay thế, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung ứng lớn, trong bối cảnh cung lớn cầu bị hạn chế như hiện nay(các yếu tố vĩ mô) nên các doanh nghiệp bất động sản sẽ không có ưu thế trong việc đàm phán về giá cả.