CHƯƠNG 8 KIỂM TRA SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu thiết kế nhà máy sản xuất mì chính hiện đại năng suất 1.600 tấn sản phẩmnăm từ nguyên liệu tinh bột sắn (Trang 69 - 71)

Kiểm tra sản xuất và sản phẩm là vấn đề hàng đầu của ngành công nghiệp thực phẩm. Kiểm tra sản xuất nhằm bảo đảm thực hiện đúng yêu cầu của từng công đoạn trong dây chuyền công nghệ sản xuất. Nhờ đó mà quá trình sản xuất của nhà

máy được ổn định, liên tục, đảm bảo nguyên liệu đạt yêu cầu về các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn đặt ra trước khi đưa vào sản xuất và bán thành phẩm, sản phẩm có chất lượng đồng đều. Đồng thời đề phòng, phát hiện những hư hỏng và sự cố kỹ thuật để có giải pháp khắc phục kịp thời. Trên cơ sở đó ta có thể đánh giá được tình hình sản xuất của nhà máy và đề ra kế hoạch hợp lý để nhà máy hoạt động được bình thường.

8.1 Kiểm tra nguyên liệu

Khi thu nhận tinh bột và trong quá trình bảo quản ta phải kiểm tra các chỉ tiêu sau:

- Màu sắc: trắng , mịn

- Thành phần các hợp chất trong : hàm lượng protein, độ axit, độ âm,... + Tạp chất kim loại, đá sỏi

+ Sâu mọt, côn trùng, nấm mốc

+ Phải đảm bảo tỉ lệ tinh bột cao từ 83÷88% là tốt.

Quá trình kiểm tra nếu phát hiện có sự biến đổi khác thường so với chỉ tiêu chất lượng đặt ra, phải báo cho bộ phận có trách nhiệm để có biện pháp xử lý kịp thời và kiểm tra lại kho, xilô chứa.

8.2 Kiểm tra độ trong, màu sắc và chỉ tiêu vi sinh của nước sau khi xử lý

- Nước phải đảm bảo trong suốt không có mùi vị lạ, không có vi sinh vật gây bệnh,...

- Kiểm tra độ cứng, pH và độ oxy hóa của nước. Độ cứng cho phép dao động trong khoảng từ 5-6 mg đương lượng/l, pH của nước 6,8-7,2, độ oxy hóa ≤2mg.

8.3 Kiểm tra các công đoạn sản xuất 8.3.1 Công đoạn pha chế dịch lên men 8.3.1 Công đoạn pha chế dịch lên men

Kiểm tra quá trình đúng nồng độ cần thiết để quá trình lên men không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chủng vi sinh vật, làm ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi.

8.3.2 Công đoạn thanh trùng và làm nguội

Quá trình lên men axit glutamic rất dể bị nhiễm tạp bởi trực khuẩn, nên hết sức chú ý đến công đoạn này, nếu bị nhiễm tạp sẽ sinh ra một số chất lạ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

8.3.3 Công đoạn giữ giống và nhân giống

Công đoạn giữ giống và nhân giống cần đảm bảo một số yêu cầu sau: - Giống không bị thoái hoá trong suốt quá trình lên men.

- Không tạp nhiễm bởi một số vi sinh vật lạ.

- Cấn đảm bảo đủ số lượng giống cho quá trình lên men. - Có thể cất giữ được trong một thời gian nhất định.

8.4. Kiểm tra chất lượng của sản phẩm

Mì chính thành phẩm phải đạt 99÷ 99,6% glutamate natri. Tinh thể màu trắng tinh, có vị thơm ngon.

Một phần của tài liệu thiết kế nhà máy sản xuất mì chính hiện đại năng suất 1.600 tấn sản phẩmnăm từ nguyên liệu tinh bột sắn (Trang 69 - 71)