TƢ LIỆU HỖ TRỢ BÀI HỌC

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) thiết kế, sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 27 - 30)

Kim cương được hình thành trong tự nhiên như thế nào? Nơi nào trên trái đất tập trung nhiều kim cương nhất? Kim cương được tạo thành từ những khống vật có chứa cacbon dưới nhiệt độ và áp suất rất cao. Trên Trái Đất, mọi nơi đều có thể có kim cương bởi vì ở một độ sâu nào đó thì sẽ tồn tại nhiệt độ đủ cao và áp suất đủ lớn để tạo thành kim cương. Trong những lục địa, kim cương bắt đầu hình thành ở độ sâu khoảng 150 km (90 dặm), nơi có áp suất khoảng 5 gigapascal và nhiệt độ khoảng 1200 độ C (2200 độ F). Trong đại dương, quá trình này xảy ra ở các vùng sâu hơn do nhiệt độ cần cao hơn nên cần áp suất cũng cao hơn. Khi những áp suất và nhiệt độ dần giảm xuống thì viên kim cương cũng theo đó mà lớn dần lên. Khoảng 49% kim cương được khai thác ở Trung Phi và Nam Phi, mặc dầu một số lượng lớn kim cương cũng được tìm thấy ở Canada, Ấn Độ, Nga, Brasil, Úc. Hầu hết chúng được khai thác ở những miệng núi lửa đã tắt, sâu trong lòng Trái Đất nơi mà áp suất và nhiệt độ cao làm thay đổi cấu trúc của các tinh thể.

Tiết 24: HỢP CHẤT CỦA CACBON I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Biết được: Tính chất vật lí của CO và CO2. Hiểu được:

- CO có tính khử (tác dụng với oxit kim loại).

- CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu (tác dụng với Mg, C)

2. Kĩ năng

- Viết các PTHH minh họa tính chất của CO, CO2.

- Tính % khối lượng oxit kim loại trong hỗn hợp phản ứng với CO; Tính % thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp khí.

3. Thái độ

Tích cực học tập, áp dụng kiến thức đã học vào việc xử lí và bảo vệ mơi trường.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 1. Giáo viên

- Phát sẵn bộ câu hỏi định hướng bài học cho học sinh. - Thí nghiệm mơ phỏng hoặc phim thí nghiệm.

- Tranh ảnh về ơ nhiễm khơng khí, hiệu ứng nhà kính và tác hại của nó.

2. Học sinh

Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi định hướng bài học.

III. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU

- Đàm thoại gợi mở.

- Thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề.

IV. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƢỚNG BÀI HỌC

Câu hỏi khái quát: Nguyên nhân và tác hại của hiệu ứng nhà kính là gì? Qua bài học này, hãy đề ra biện pháp giúp môi trường sống trong lành hơn?

Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung

- Cho biết tính chất vật lí của CO và CO2.

- Từ số oxi hố của cacbon trong CO và CO2, hãy dự đốn tính chất hóa học cơ bản của chúng. Viết phương trình phản ứng minh họa.

- Cho biết trạng thái, màu sắc, mùi vị, độc tính và khả năng tan trong nước của CO, CO2. - Tại sao khi bị sập hầm mỏ, công nhân

thường bị tử vong nhanh? Tại sao CO lại là khí rất độc đối với con người?

- “Nước đá khơ” là gì? Nó có ứng dụng gì trong đời sống? Một học sinh muốn cầm “nước đá khơ” bằng tay trần? Điều đó có nên khơng? Vì sao?

- Tại sao CO kém hoạt động ở nhiệt độ thường và trở nên hoạt động hơn ở nhiệt độ cao?

- Xác định số oxi hoá của cacbon trong CO, dự đốn tính chất hóa học của CO khi tham gia các phản ứng. (Tại sao CO chỉ thể

hiện tính khử mà khơng thể hiện tính oxi hố?)

- Viết phương trình phản ứng điều chế CO trong phịng thí nghiệm và trong cơng nghiệp. Khí than được sử dụng chủ yếu trong ngành cơng nghiệp nào?

- CO có thể khử oxit kim loại nào thành kim loại? Hãy tìm mối quan hệ giữa số mol CO phản ứng và số mol oxi nguyên tử trong oxit phản ứng.

- CO2 là oxit axit, nó có những tính chất hóa học nào? Làm thế nào để xác định muối nào được tạo thành khi cho CO2 tác dụng với dung dịch kiềm?

- Tại sao ta thường dùng CO2 để dập tắt các đám cháy nhưng không dùng CO2 để dập tắt đám cháy của những kim loại mạnh như Mg, …? Để dập tắt các đám cháy này chúng ta phải làm sao?

- Khí CO2 được tạo ra từ các quá trình nào trong cuộc sống?

- Khí CO2 có ảnh hưởng gì đến mơi trường và sức khỏe con người? Làm thế nào để hạn chế lượng CO2 trong khơng khí?

V. TƢ LIỆU HỖ TRỢ BÀI HỌC

Tại sao CO lại là khí độc đối với con người? Khí CO là khí rất độc, khi con người hít phải một lượng nhỏ CO thì ngay lập tức chúng kết hợp với hemoglobin trong máu (có tác dụng vận chuyển oxi cung cấp cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể) làm cho chúng không thể vận chuyển oxi đi ni cơ thể. Do đó con người rất dễ tử vong. Khí CO thường xuất hiện trong các mỏ than hoặc than cháy trong điều kiện thiếu oxi. Do đó, ta khơng nên sưởi ấm bằng bếp than trong khi đóng kín cửa.

Hiệu ứng nhà kính là gì? Nó gây tác hại như thế nào?

làm trái đất nóng lên và kéo theo rất nhiều tai họa cho môi trường: băng tan, nhiều vùng lãnh thổ biến mất, khí hậu biến đổi, thiên tai…ảnh hưởng rất xấu đối với đời sống con người và các sinh vật khác trên Trái đất. Do đó, chúng ta phải có ý thức hạn chế tối đa lượng khí CO2 thải ra mơi trường. (Nghị định thư Kyoto)

2.5.2. Chƣơng Đại cƣơng về kim loại

Tiết 26: VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức 1. Kiến thức

Biết được:

- Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn. - Đặc điểm cấu hình electron lớp ngồi cùng. - Liên kết kim loại.

2. Kĩ năng

- So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị và liên kết ion.

- Rèn luyện kĩ năng từ vị trí của kim loại suy ra cấu tạo và tính chất.

3. Thái độ

Tích cực học tập.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 1. Giáo viên

- Phát sẵn bộ câu hỏi định hướng bài học cho học sinh. - Bảng tuần hồn các ngun tố hố học.

2. Học sinh

Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi định hướng bài học.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) thiết kế, sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)