Yếu tố ảnh hưởng đến nhucầu tư vấn hướng nghiệpcủa sinh viên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHU cầu tư vấn HƯỚNG NGHIỆP của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học NÔNG NGHIỆP hà nội (Trang 80 - 87)

III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 Yếu tố ảnh hưởng đến nhucầu tư vấn hướng nghiệpcủa sinh viên

Qua tỷ lệ sinh viên lựa chọn những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của bản thân chúng ta thấy được những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của sinh viên là:

Nhận thức của sinh viên là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu đến nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của sinh viên với 78,9 % sinh viên lựa chọn.

Giảng viên chủ động tư vấn là yếu tố mà sinh viên mà sinh viên cho là ảnh hưởng thứ hai sau nhận thức của bản thân mỗi sinh viên với 50% lựa chọn. Giảng viên sẵn sàng tư vấn khi được hỏi cũng là yếu tố mà sinh viên lựa chọn với 43,3%.

Bảng 4.25 Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của sinh viên

Yếu tố ảnh hưởng Lựa chọn (tỷ lệ %)

1. Sinh viên

1.1 Do nhận thức 78,9

1.2 Do sức khỏe 4,4

1.3 Do trình độ học vấn 11,1

1.4 Do điều kiện kinh tế 13,3

2. Giảng viên

2.1 Sẵn sàng tư vấn khi được hỏi 43,3

2.2 Chủ động tư vấn 50

2.3 Hiểu biết của giảng viên về nghề 4,4

3. Chắnh sách của nhà nước 6,7

4. Chắnh sách của nhà trường 5,6

5. Trung tâm tư vấn

5.1 Cơ sở vật chất 2,2

5.2 Thời gian tổ chức tư vấn 26,7

5.3 Tắnh sẵn có của các tổ chức tư vấn 21,1

6. Gia đình

6.1 Điều kiện kinh tế 26,7

6.2 Trình độ học vấn của cha mẹ 5,6

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Điều kiện kinh tế gia đình và thời gian tổ chức tư vấn cũng là các yếu tố mà sinh viên lựa chọn với cùng là 26,7%. Điều kiện gia đình ảnh hưởng đến nhu cầu tư vấn chủ yếu là do các bạn K58 đánh giá. Do các bạn còn là sinh viên mới, còn nhiều điều chưa hiểu về trường nên vẫn lầm tưởng khi tư vấn hướng nghiệp thì phải trả tiền. Yếu tố ảnh hưởng là thời gian tổ chức tư vấn là do các bạn sinh viên K54, K55 đánh giá là chủ yếu. Bởi vì thực tế ở trường thì hàng năm trung tâm tư vấn hướng nghiệp của trường có tổ chức tọa đàm với các doanh nghiệp, tổ chức Ộngày hội việc làmỢ cho sinh viên năm

cuối. Nhưng lại tổ chức vào tháng 5 hàng năm, thời gian này thì sinh viên năm cuối lại đang phải tại địa phương làm khóa luận để tốt nghiệp vì thế nên họ không thể tham gia được. Số buổi tọa đàm và Ộngày hội việc làmỢ còn ắt, không đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên.

Tắnh sẵn có của tổ chức tư vấn được các bạn sinh viên đánh giá cao với 21,1%. Vì nếu tổ chức tư vấn có nhiều hơn thì nhu cầu của các bạn sẽ được thỏa mãn nhiều hơn.

Bên cạnh những đánh giá của sinh viên về bản thân chúng tôi cũng thu thập được một số nhận xét về định hướng nghề nghiệp của sinh viên do giảng viên và nhân viên tư vấn tại trường đánh giá.

Hộp 4.1 Nhận xét của giảng viên

Thầy chưa hài lòng về công việc học tập và tắch lũy tiến thức của các em. Việc học tập và nghiên cứu của các em còn thiếu lòng đam mê, nhiệt huyết. Điều này là do việc định hướng về nghề nghiệp của các em còn kém.

Thầy C Ờ Ban giám hiệu trường ĐH Nông ngiệp Hà Nội, phát biểu ngày 20 Ờ 5 - 2014 trong buổi tọa đàm Ộ La bàn định hướng nghề nghiệpỢ

Hộp 4.2 Nhận xét của phòng công tác chắnh trị và công tác sinh viên

Sinh viên chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của công tác tư vấn hướng nghiệp. Tuy nhiên, gần đây thì sinh viên đã bắt đầu quan tâm hơn do tìm kiếm việc làm ngày càng khó khăn và phần nào nhận thức được những kỹ năng mà bản thân còn thiếu sót qua các buổi tọa đàm với doanh nghiệp.

Thầy H - phòng công tác chắnh trị và công tác sinh viên trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.

Sinh viên còn rất thụ động trong việc định hướng nghề nghiệp, không có vấn đề khó khăn thì không chịu cập nhật và tìm kiếm thông tin. Chỉ khi gặp khó khăn thì mới bắt đầu tìm đến sự giúp đỡ từ trung tâm.

Chị M Ờ nhân viên trung tâm hướng nghiệp và tư vấn việc làm trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.

Cùng với những nhận xét đó thì hầu hết các thầy cô mà chúng tôi phỏng vấn đều có câu trả lời rằng thỉnh thoảng mới có sinh viên tìm đến các thầy cô để nhận được tư vấn hướng nghiệp. Lúc đó các sinh viên đều gặp khó khăn về định hướng nghề nghiệp và thông tin về nghề chứ không có sinh viên nào chủ động tìm kiếm, cập nhật thông tin từ thầy cô.

Qua những đánh giá, nhận xét trên của giảng viên và nhân viên trung tâm hướng nghiệp và tư vấn việc làm trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội thì nhận thức của sinh viên trong trường vẫn còn kém. Vẫn học tập, tiếp thu thông tin, kiến thức một cách thụ động theo kiểu Ộnước đến chân mới nhảyỢ.

Tại đây đã có sự nhất trắ giữa giảng viên, nhân viên tư vấn và sinh viên. Đó là đều cho rằng nhận thức của sinh viên là quan trọng nhất trong công tác tư vấn hướng nghiệp.

4.3.2.1 Sức khỏe

Sức khỏe là điều quý giá nhất mà con người được tự nhiên ban tặng, có sức khỏe tốt thì mọi việc mới có thể dễ dàng hoàn thành hơn. Vì thế sức khỏe có ảnh hưởng tới nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của sinh viên.

Bảng 4.26 Mức độ quan tâm tới tư vấn hướng nghiệp theo sức khỏe

Mức độ Tỷ lệ chọn (%)

Tốt Bình thường

Rất quan tâm 49,4 18,2

Tương đối quan tâm 34,2 18,2

Ít quan tâm 16,4 63,6

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Theo kết quả nghiên cứu thì số sinh viên có sức khỏe tốt quan tâm tới tư vấn hướng nghiệp nhiều hơn so với số sinh viên có sức khỏe bình thường. Sinh

viên có sức khỏe tốt sẽ cảm thấy bản thân làm được rất nhiều loại công việc khác nhau miễn là phù hợp với bản thân và pháp luật. Vì hiện nay xã hội phát triển rất nhanh, khối lượng công việc mà mỗi người phải hoàn thành rất lớn. Cho nên cần phải có sức khỏe tốt mới có thể thắch ứng được. Do đó sinh viên có sức khỏe tốt có điều kiện được chọn lựa nhiều công việc hơn so với sinh viên có sức khỏe bình thường. Từ đó dẫn tới mức độ quan tâm của sinh viên có sức khỏe tốt tới tư vấn hướng nghiệp cao hơn so với sinh viên bình thường

4.3.2.2 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn ảnh hưởng rất nhiều tới nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của sinh viên.

Bảng 4.27 Mức độ quan tâm tới tư vấn hướng nghiệp theotrình độ học vấn

Mức độ Tỷ lệ chọn (%)

Giỏi Khá Trung bình Kém

Rất quan tâm 20 35,7 50 57,1

Tương đối quan tâm 60 35,7 27,8 28,6

Ít quan tâm 20 28,6 22,2 14,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Trong số sinh viên giỏi được chọn thì có tới 60% chỉ tương đối quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp. Sinh viên giỏi thường cảm thấy tự tin vào năng lực của bản thân, sẽ giải quyết tốt được mọi công việc cho nên sinh viên giỏi chỉ tương đối quan tâm tới tư vấn hướng nghiệp. Số sinh viên có trình độ học vấn trung bình và kém có mức quan tâm tới tư vấn hướng nghiệp cao, 50% sinh viên có trình độ học vấn trung bình và 57,1% sinh viên có trình độ học vấn kém tỏ ra rất quan tâm tới tư vấn hướng nghiệp. Sinh viên có trình độ học vấn trung bình, kém, không thể tự tin vào bản thân khi chọn nghề, sợ không thể hoàn thành được công việc của mình. Vì thế nên sinh viên có trình độ học vấn trung bình và kém dành rất nhiều sự quan tâm tới tư vấn hướng nghiệp.

4.3.2.3 Điều kiện kinh tế của sinh viên.

được nâng cao. Vì thế điều kiện kinh tế của sinh viên sẽ có ảnh hưởng tới nhu cầu tư vấn hướng nghiệp.

Bảng 4.28 Mức độ quan tâm tới tư vấn hướng nghiệp theođiều kiện kinh tế của sinh viên

Mức độ Tỷ lệ chọn (%)

Có thu nhập thêm Không có thu nhập thêm

Rất quan tâm 57,1 43,4

Tương đối quan tâm 35,7 31,6

Ít quan tâm 7,2 25

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Kết quả nghiên cứu cho thấy số sinh viên có thu nhập thêm có mức độ quan tâm dành cho tư vấn hướng nghiệp cao hơn so với số sinh viên có không có thu nhập thêm. Điều này có thể lý giải là do, sinh viên đi làm thêm đã bắt đầu tiếp xúc với nghề nghiệp. Trong quá trình tiếp xúc với nghề nghiệp số sinh viên này đã nhận ra được tầm quan trọng của tư vấn hướng nghiệp với bản thân. Khi có thu nhập thêm thì số sinh viên này khả năng chi trả cho những buổi tư vấn hướng nghiệp từ các trung tâm, các buổi giảng dạy của các chuyên gia yêu cầu phải nộp học phắ.

4.3.2.4 Chắnh sách của nhà nước

Nhà nước đã có quyết định ban hành Quy định về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp (số 68/2008/QĐ-BGDĐT). Quyết định đã nêu rõ các các quy định chung, nội dung của công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm, điều kiện đảm bảo thực hiện và tổ chức thực hiện công tác tư vấn hướng nghiệp tại các cơ sở đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

4.3.2.5 Quy định của nhà trường

Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội có quyết định v/v Ban hành Quy định về công tác sinh viên (số 2840/QĐ-NNH) cũng đã quy định rõ ràng về công tác tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên trong trường. Theo quy định này, hoạt

động tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên được diễn ra trên các phương diện, tham vấn tấm lý, hướng nghiệp cho sinh viên, tư vấn giới thiệu việc làm, phối hợp tổ chức tham vấn tâm lý, hướng nghiệp và tư vấn giới thiệu việc làm.

4.3.2.6 Gia đình

Hầu hết các sinh viên được chúng tôi phỏng vấn đều xuất thân từ nông thôn và cha mẹ đều làm nông nghiệp. Chỉ có một phần nhỏ số sinh viên được phỏng vấn là cha mẹ làm kinh doanh hoặc công nhân, viên chức. Qua quá trình phỏng vấn chúng tôi thấy rằng. Đa phần số sinh viên có cha mẹ làm nông nghiệp đều chưa định hướng được nghề nghiệp cho bản thân và số sinh viên này đều thể hiện sự quan tâm tới tư vấn hướng nghiệp. Số sinh viên có cha mẹ làm kinh doanh, công nhân, viên chức thì chỉ có một số ắt sinh viên là chưa định hướng được nghề nghiệp trong tương lai. Còn lại đều có dự định của riêng mình.

4.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên tại trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHU cầu tư vấn HƯỚNG NGHIỆP của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học NÔNG NGHIỆP hà nội (Trang 80 - 87)