Đặc điểm lựa chọn nghề của sinh viên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHU cầu tư vấn HƯỚNG NGHIỆP của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học NÔNG NGHIỆP hà nội (Trang 51 - 64)

III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.1Đặc điểm lựa chọn nghề của sinh viên

4.1.1.1 Mốc thời điểm khi sinh viên lựa chọn nghề

Xã hội đang thay đổi từng ngày, xu hướng chọn nghề cũng thay đổi theo từng thời kỳ của xã hội. Để có được công việc phù hợp thì thời điểm chọn nghề của sinh viên là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi sinh viên.

Bảng 4.1 Thời điểm lựa chọn nghề của sinh viên

Thời điểm Số lượng chọn Tỷ lệchọn(%)

Cấp I 3 3,3

Cấp II 6 6,7

Cấp III 43 47,8

Đại học 38 42,2

Tổng cộng 90 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Theo kết quả nghiên cứu, thời điểm mà các bạn sinh viên chọn nghề cho mình nhiều nhất là giai đoạn học cấp 3 với tỷ lệ lựa chọn chiếm 47,8%, đây cũng là điều hiển nhiên vì khi đã xác định thi vào đại học thì đa phần các bạn đều có dự định của riêng mình. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn khi đã bắt đầu học đại học mới xác định được nghề trong tương lai của mình là gì (42,2%), điều này chứng tỏ việc định hướng nghề nghiệp và tiếp xúc với tư vấn hướng nghiệp của đa phần sinh viên còn chậm.

4.1.1.2 Dự định nghề nghiệp trong tương lai

Để nhận biết được nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của sinh viên sẽ ra sao cần phải biết được dự định trong tương lai của sinh viên là như thế nào. Từ đó

đưa ra những phương án tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bảng 4.2 Dự định nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên

Dự định Số lượng chọn Tỷ lệ chọn (%)

Đi làm ngay 41 45,6

Vừa học vừa làm 17 18,9

Làm kinh tế tại gia đình 4 4,4

Chưa có dự định 23 25,5

Học cao học 5 5,6

Tổng cộng 90 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Có 74,5% sinh viên chọn hướng đi cho mình trong tương lai. Trong đó, 45,6% sinh viên lựa chọn đi làm ngay đi làm ngay,18,9% sinh viên lựa chọn vừa học vừa làm, 4,4% sinh viên lựa chọn làm kinh tế tại gia đình, 5,6% sinh viên lựa chọn học cao học. Kết quả cho thấy số sinh viên này đã có những định hướng cho tương lai của mình. Bên cạnh đó vẫn còn 25,5% sinh viên chưa rõ dự định trong tương lai, đây là một số lượng khá lớn. Chứng tỏ công tác hướng nghiệp tại trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cần phải được coi trọng hơn nữa.

4.1.1.3 Sự hiểu biết của sinh viên với nghề định chọn

Có 73,3% số sinh viên trả lời mình hiểu biết rất ắt đối với nghề đã chọn. Có 22,2% sinh viên trả lời tương đối hiểu biết về nghề mình chọn, và 3,3% sinh viên là hoàn toàn không biết gì. Chỉ có 1,1% sinh viên cho là mình hiểu biết rất rõ đối với nghề mình đã chọn. Như vậy cũng còn rất nhiều sinh viên chọn nghề mà chưa có sự tìm hiểu kỹ về nghề.Điều này cho thấy sinh viên có mức hiểu đầy đủ chắnh xác về nghề mà sinh viên chọn là không nhiều, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự lựa chọn và sự phù hợp nghề của sinh viên sau này.

Biểu đồ 4.1 Sự hiểu biết của sinh viên với nghề định chọn

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Khi tìm hiểu kỹ hơn về các kết quả này chúng tôi nhận thấy rằng đa số sinh viên đều nhận thức nghề nghiệp một cách tự phát, đó là sự hiểu biết mà sinh viên thu nhận được trong cuộc sống bằng nhiều con đường khác nhau, có thể từ người thân trong gia đình, từ bạn bè, từ những người quen biết, từ thầy cô hoặc từ các phương tiện thông tin đại chúng. Chắnh vì vậy hiểu biết của sinh viên về nghề nghiệp thiếu tắnh hệ thống và chắnh xác.Và điều này có thể xảy ra hai chiều hướng hoặc là tắch cực hoặc là tiêu cực. Nếu như nguồn thông tin đó được cung cấp đầy đủ, rõ ràng thì sinh viên có sự hiểu biết đúng, còn ngược lại thì sự hiểu biết của sinh viên sẽ rất phiến diện, sẽ có những sai lệch trong nhận thức và dẫn tới sự định hướng và chọn nghề không chắnh sác. Nhưng với kết quả thu được ở đây thì chúng tôi cũng thấy là sự hiểu biết của sinh viên là rất mơ hồ.

4.1.1.4 Nhóm nghề định chọn của sinh viên

Trong tổng số 90 sinh viên (40 sinh viên khối ngành kinh tế xã hội và 50 sinh viên khối ngành kỹ thuật) được lựa chọn để lấy thông tin thì chỉ có 44,4% sinh viên nêu rõ được nhóm nghề định chọn. Trong đó chỉ có 19 sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

viên khối ngành kỹ thuật và 21 sinh viên khối ngành kinh tế là lựa chọn sẽ làm việc trong khối ngành mình theo học. Có tới 55,6% số sinh viên chưa có lựa chọn nhóm nghề sẽ làm trong tương lai. Đây là một số lượng không nhỏ sinh viên đang lâm vào hoàn cảnh chưa có định hướng trong tương lai.Điều này sẽ dẫn tới ảnh hưởng rất lớn tới sinh viên, bởi vì khi không có định hướng thì sẽ dẫn đến lãng phắ thời gian, của cải vào những điều không cần thiết cho công việc trong tương lai.

Bảng 4.3 Nhóm nghề định chọn của sinh viên

Nhóm nghề Số lượng chọn Tỷ lệ chọn (%) Khối KT Khối KTXH Kỹ thuật 19 0 21,1 Kinh tế 0 21 23,3 Chưa lựa chọn 31 19 55,6 Tổng cộng 90 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Trong 25 sinh viên khoa thú y được chọn đề phỏng vấn thì có 80%sinh viên đã lựa chọn nghề cho mình, còn trong 25 sinh viên khoa cơ điện chỉ có 28% người trả lời đã lựa chọn nghề cho mình. Sinh viên khoa KT & PTNT và sinh viên KT & QTKD thì có tỷ lệ đã lựa chọn việc là gần như nhau.Đây là thực tế tại trường. Hầu hết các buổi tọa đàm với doanh nghiệp, các vị khách mời đều có liên quan đến lĩnh vực của khối KTXH còn khối KT thì có rất ắt. Tại buổi ỘNgày hội việc làmỢ thì các công ty tuyển sinh viên thuộc khối ngành KTXH (kinh tế, kế toán, quản trị) và thú y, trồng trọt, chăn nuôi với số lượng rất lớn. Còn các công ty tuyển sinh viên của khoa cơ điện có các chỉ tiêu tuyển sinh viên của khoa cơ điện còn ắt. Vì thế nên sinh viên thuộc khoa cơ điện gặp khó khăn trong việc tìm kiếm về nghề cũng như thông tin về nghề của mình.

4.1.1.5 Những cơ sở sinh viên dựa vào khi chọn nghề

Khi bắt đầu ra một quyết định gì đó để có tắnh chắc chắn và thuyết phục con người thường đi tìm kiếm thông tin có liên quan đến quyết định, sau

đó mới dựa vào đó để tiến hành ra quyết định. Những thông tin mà con người tìm đến đó chắnh là những cơ sở quan trọng, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công của mỗi con người. Đồng dạng như thế khi chọn nghề sinh viên cũng cần phải có những cơ sở để dựa vào, từ đó mới có thể ra được quyết định mang tắnh then chốt để đi tới thành công của sự nghiệp. Đó là những yếu tố sau:

Yếu tố 1: Có thu nhập cao: có 22,2% sinh viên lựa chọn đặt yếu tố này là cơ sở đầu tiên để lựa chọn nghề. Sinh viên cho rằng thu nhập của nghề để đảm bảo điều kiện cuộc sống, trợ giúp điều kiện kinh tế gia đình, giúp cá nhân an tâm theo đuổi nghề. Đây là một yếu tố rất đáng quan tâm.

Yếu tố 2: Phù hợp với năng lực bản thân: có 33,3% sinh viên đặt yếu tố này là cơ sở thứ 2 để chọn nghề. Điều này cho thấy đa phần sinh viên đều hiểu rằng năng lực là một yếu tố quan trọng để có được sự phù hợp nghề.Năng lực này được hiểu như là khả năng tiềm ẩn về nghề nghiệp mà sinh viên định chọn.

Yếu tố 3: Phù hợp với sở thắch, đam mê: có 26,7% sinh viên đặt yếu tố này là cơ sở thứ 3 để chọn nghề. Nghề được lựa chọn phù hợp với sở thắch, đam mê sẽ tạo ra hứng thú nghề nghiệp. Hứng thú nghề nghiệp giúp cá nhân có được những khát vọng hành động và hành động một cách sáng tạo, hứng thú nghề nghiệp là động lực thúc đẩy sinh viên chọn nghề và là nguồn gốc cơ bản của lòng yêu nghề, của niềm vui nghề nghiệp

Yếu tố 4: Nghề có địa vị xã hội: có 16,7% sinh viên đặt yếu tố này là cở sở thứ 8 để chọn nghề. Địa vị xã hội của nghề ắt được sinh viên quan tâm khi quyết định cho tương lai. Như vậy giá trị xã hội của nghề ắt có tác dụng với việc lựa chọn nghề của sinh viên nhưng sinh viên cũng có quan tâm đến giá trị xã hội của nghề nghiệp

Yếu tố 5: Bạn bè chọn nhiều:có 14,4% sinh viên đặt yếu tố này là cơ sở thứ 9 để chọn nghề. Như vậy sinh viên có suy nghĩ và sự lựa chọn riêng khi chọn nghề cho mình mà không theo xu hướng chung của bạn bè.

Bảng 4.4 Những cơ sở sinh viên dựa vào khi chọn nghề

Lý do chọn nghề Tỷ lệ theo mức ưu tiên (%)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Có thu nhập cao 22,2 8,9 25,6 10 5,6 5,6 5,6 4,4 1,1 3,3 Phù hợp năng lực bản thân 18,9 33, 3 8,9 8,9 11, 1 5,6 2,2 2,2 2,2 2,2 Sở thắch, đam mê 14,4 15, 6 26,7 8,9 12,2 2,2 5,6 4,4 2,2 5,6 Nghề có địa vị xã hội 4,4 2,2 0 13, 3 5,6 6,7 11, 1 16, 7 14, 4 16,7 Bạn bè chọn nhiều 2,2 5,6 4,4 2,2 4,4 8,9 8,9 7,8 14, 4 18,9 Dễ xin việc 11,1 14, 4 7,8 15, 6 16, 7 12,2 7,8 4,4 3,3 5,6 Nhu cầu thực tế xã hội 1,1 4,4 7,8 11,

1 14, 4 12,2 12,2 15, 6 6,7 7,8 Theo truyền thống gia

đình 2,2 1,1 2,2 1,1 5,6 4,4 14, 4 15, 6 23. 3 15,6 Theo điều kiện kinh tế

gia đình 4,4 2,2 4,4 14, 4 6,7 23, 3 16, 7 11, 1 4,4 10 Theo điều kiện sức khỏe

tâm lý 4,4 6,7 5,6 13, 3 16, 7 16, 7 10 11, 1 6,7 1,1

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014 Yếu tố 6: Dễ xin việc: có 15,6% sinh viên đặt yếu tố này là cơ sở thứ 4 để chọn nghề. Sau khi ra trường, mỗi cá nhân đều mong muốn là mau chóng có được việc làm để có thể làm chủ bản thân, để được thực hiện ước mơ và hoài bão về nghề nghiệp và góp một phần công sức cho sự phát triển chung của xã hội.

Yếu tố 7: Theo nhu cầu thực tế xã hội: có 7,8% sinh viên đặt yếu tố này là cơ sở thứ 10 để chọn nghề. Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì lao động cũng là một thứ hàng hoá. Cho dù hàng hoá có tốt bao nhiêu nhưng nếu không có cầu thì cũng không thể nào giải quyết được đầu ra. Chắnh vì vậy mà sinh viên khi chọn nghề tương lai cho mình, bên cạnh sự phù hợp với năng lực bản thân thì cũng phải tắnh đến nhu cầu thực tế của

xã hội.

Yếu tố 8: Theo truyền thống gia đình: có 14,4% sinh viên đặt yếu tố này là cơ sở thứ 7 để chọn nghề. Thế giới nghề nghiệp vô cùng phong phú, đa dạng, sự phát triển của xã hội kéo theo sự xuất hiện nhiều nghề mới trong xã hội. Đồng thời, mỗi cá nhân khác nhau sẽ thắch hợp với nghề nghiệp khác nhau. Chắnh vì vậy ngày càng ắt sinh viên chọn nghề theo ngành nghề truyền thống của gia đình.

Yếu tố 9: Theo điều kiện kinh tế gia đình: có 23,3 % sinh viên đặt yếu tố này là cơ sở thứ 6 để lựa chọn nghề. Kinh tế có tắnh quyết định tương đối đến hiệu quả công việc. Kinh tế thoả mãn sẽ làm cho con người an tâm hơn trong công việc. Cá nhân sinh viên muốn con đường theo đuổi nghề nghiệp tương lai thuận lợi thì cũng cần phải quan tâm đến điều kiện kinh tế gia đình có phù hợp hay không để có thể an tâm đầu tư cho quá trình đào tạo nghề.

Yếu tố 10: Theo điều kiện sức khỏe, tâm lý: có 16,7% sinh viên đặt yếu tố này là cơ sở thứ 5 để chọn nghề. Mỗi nghề nghiệp đều có những chống chỉ định y học riêng, chắnh vì vậy mà sinh viên khi chọn nghề cần kiểm tra xem nghề đó có phù hợp với sức khoẻ, tâm lý của mình hay không để đảm bảo sự an toàn trong quá trình hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp, đồng thời làm hiệu quả công việc cao hơn.

4.1.1.6 Sự cần thiết của việc chuẩn bị trước phẩm chất và kỹ năng của nghề nghiệp tương lai

Mỗi một nghề trong xã hội đều có những đặc trưng riêng của nghề đó, và có những yêu cầu riêng đối với người lao động. Để thành công trong lĩnh vực nghề mà mình chọn, con người cần phải biết chuẩn bị cho mình những phẩm chất, kỹ năng mà nghề nghiệp yêu cầu.

Bảng 4.5 Sự cần thiết của việc chuẩn bị trước phẩm chất và kỹ năng của nghề trong tương lai

Lựa chọn Số lượng chọn Tỷ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ít cần thiết 4 4,4

Tương đối cần thiết 26 28,9

Cần thiết 41 45,6

Rất cần thiết 19 21,1

Tổng cộng 90 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Có 21,1% tổng số sinh viên đồng ý với việc chuẩn bị những phẩm chất, kỹ năng cần có cho nghề nghiệp tương lai là rất cần thiết. Có 45,6% sinh viên cho là cần thiết, 28,9% sinh viên chọn tương đối cần thiết. Chỉ có 4,4% sinh viên cho là ắt cần thiết. Kết quả chọn của sinh viên cho thấy đa số sinh viên đều nhận thức khá đúng đắn đối với vấn đề. Hầu hết sinh viên cho rằng việc chuẩn bị trước các phẩm chất và kỹ năng mà nghề nghiệp yêu cầu là cần thiết.

4.1.1.7 Các đối tượng ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên

Bất kỳ một sự vật nào trên trái đất này đều không thể tồn tại một cách độc lập mà phải có sự tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau. Con người cũng thế khi bắt tay vào làm bất kỳ một công việc gì thì đều gây những ảnh hưởng cho sự vật khác và cũng phải chịu những ảnh hưởng từ các yếu tố khác ảnh hưởng đến công việc của mình. Chắnh vì thế khi chọn nghề nghiệp sinh viên cũng phải chịu những yếu tố khác ảnh hướng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của mình như: gia đình, thầy cô, bạn bè, các chuyên gia, tư vấn viên, các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối tượng 1: Gia đình.

Có 27,8% sinh viên cho rằng gia đình có sự ảnh hưởng nhiều nhất đối với họ khi các họ chọn lựa nghề nghiệp cho mình. Có 25,6% sinh viên chọn có ảnh hưởng của đến việc chọn nghề của các họ. Điều này cho thấy rằng gia đình vẫn là đối tượng có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với sinh viên khi sinh viên quyết định chọn nghề nghiệp tương lai cho mình. Đa số sinh viên được phỏng vấn thì đều là Ộcon nhà nôngỢ vì thế mỗi quyết định của sinh viên đối với công việc của mình cũng ảnh hưởng rất nhiều tới gia đình.

Đối tượng 2: Thầy cô.

Có 33,3% sinh viên chọn tương đối ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. Có đến 23,3% sinh viên chọn ắt ảnh hưởng và 11,1% sinh viên chọn không ảnh hưởng. Như vậy, kết quả chọn của sinh viên cho chúng ta thấy tầm ảnh hưởng của thầy cô đến quyết định chọn nghề nghiệp của sinh viên là thấp.Điều này phản ánh vai trò của thầy cô trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên vẫn còn mờ nhạt.

Bảng 4.6 Các đối tượng ảnh hướng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên

Mức độ ảnh

Đối tượng ảnh hưởng( tỷ lệ %) Gia đình Thầy cô Bạn bè Các chuyên

gia, tư vấn viên Các phương tiện thông tin đại chúng Ảnh hưởng nhiều nhất 27,8 5,6 1,1 2,2 10 Có ảnh hưởng 25,6 26,7 14,4 12,2 24,4 Tương đối ảnh hưởng 24,4 33,3 36,7 15,6 36,7 Ít ảnh hưởng 13,3 23,3 33,3 28,9 22,2 Không ảnh hưởng 8,9 11,1 14,4 41.4 6,7 Tổng cộng 100 100 100 100 100

Đối tượng 3: Bạn bè.

Có 36,7% sinh viên chọn tương đối ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHU cầu tư vấn HƯỚNG NGHIỆP của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học NÔNG NGHIỆP hà nội (Trang 51 - 64)