Bệnh do các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm 2 và bệnh không truyền nhiễm (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 115 - 118)

CHƯƠNG IV : BỆNH KHÔNG TRUYỀN NHIỄM

2. Bệnh do các yếu tố môi trường

Bệnh do các yếu tố môi trường làm ảnh hưởng bất lợi tập tính hoạt động của động vật thủy sản, từ đó làm suy giảm khả năng miễn dịch, tăng hệ số FCR, khi thay đổi môi trường đột ngột hoặc các chất độc, khí độc trong nước có thể làm cho tôm cá chết hàng loạt trong thời gian ngắn.

Tôm cá thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mơi trường như:

• Cá chết ngạt do thiếu oxy

• Cá bị trúng độc do bị ảnh hưởng bởi các khí độc do q trình phân hủy các chất hữu cơ trong ao do thức ăn dư thừa, chất thảy từ vật nuôi...như H2S, NH3, NO2, CO2…

• Trúng độc do hiện tượng tảo nở hoa, do chất thải công nghiệp, nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật), bệnh viện...

• Nấm mốc trên các loại ngũ cốc có khả năng tiết ra các aflatoxin có tính độc rất cao

• Do nhiệt độ nóng quá hay lạnh quá đều ảnh hưởng khơng tốt cho cá • Cá bị tổn thương do chịu sự tác động cơ học từ bên ngoài

Trong tự nhiên cũng như trong hệ thống ni, có nhiều lồi cá sử dụng cá làm thức ăn, còn gọi là cá dữ, gây các tác hại đáng kể. Trong hệ thống ương ni các lồi cá có giá trị kinh tế như cá tắm cỏ, cá chép, cá trôi..., nếu xuất hiện vài con cá dữ như cá lóc (Ophiocephalus spp), cá trê (Clarius sp),..

Trong các hồ chứa nhân tạo hay tự nhiên có kết hợp giữa thủy lợi và nuôi thủy sản, người ta thường thả thêm vào đó một số giống lồi cá giá trị kinh tế, nhưng do diện tích hồ lớn, cơng tác diệt tạp khơng thể thực hiện, nên một số lồi cá dữ tồn tại trong hồ ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng nuôi của hồ. Do vậy, người ta đề nghị chỉ nên thả giống lớn (12-15cm) ra hồ để vượt cỡ mồi của cá dữ, tăng mật độ thả để bù lại lượng cá bị hao hụt do cá dữ

Hình 6.4: Tơm hùm chết do ơ nhiễm môi trường (Nguồn: farmtech.vn)

3. Bệnh do dinh dưỡng

Khi cung cấp thức ăn không đủ cả số lượng và chất lượng của các thành phần dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và chống chịu với những điều kiện ngoại cảnh bất lợi của động vật thủy sản.

• Thức ăn cung cấp không đủ protein sẽ làm cho cá giảm khả năng tăng trưởng, sinh sản kém, dễ bị nhiễm bệnh.

• Thiếu các acid béo cần thiết làm cho cá giảm khả năng tăng trưởng, sinh sản kém và da có màu sắc khơng bình thường.

• Hiện tượng thiếu các vitamin cũng ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ của động vật thuỷ sản.

• Thành phần thức ăn không cân đối giữa các chất cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của động vật thuỷ sản.

• Bệnh thiếu khống hay các yếu tố vi lượng cũng làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của động vật thủy sản, tơm có hiện tượng mềm vỏ, khó lột xác.

Câu hỏi ơn tập:

• 1. Trình bày những nguy cơ gây hại của các sinh vật địch hại đối với động vật thủy sản?

• 2. Hãy nêu tác hại hệnh do môi trường và yếu tố dinh dưỡng trên động thủy sản?

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Tạ Hoàng Bảnh và Nguyễn Kim Kha (2012). Bài giảng Quản lý dịch bệnh thủy sản - Khoa Nông nghiệp – Thủy sản, Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp.

2. Từ Thanh Dung, Đặng Thị hoàng Oanh và Trần Thị Tuyết Hoa (2005). Bệnh học Thủy sản. Đại học Cần Thơ.

3. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội (2004). Bệnh học thủy sản. Khoa nuôi trồng thủy sản- Trường đại học thủy sản Nha Trang.

4. Đỗ Thị Hòa, Võ Khả Tâm, Phan Văn Út, Nguyễn Ngọc Tú (2002). Ngiên cứu bệnh đốm trắng do virus (WSBV) ở tơm sú Penaeus Monodon tại Khánh Hịa và thử nghiệm các biện pháp phòng bệnh. Đại học Nha Trang.

5. Bùi Kim Tùng (2001). Thuốc kháng sinh. Sở Khoa Học Công nghệ và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

6. Bùi Quang Tề (2003). Bệnh của tơm ni và biện pháp phịng trị. Nhà xuất bản nơng nghiệp Hà Nội.

7. Huỳnh Chí Thanh và Tạ Hồng Bảnh (2013). Bài giảng Thuốc và hóa chất dung trong nuôi trồng thủy sản. Khoa Nông nghiệp – Thủy sản, Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp.

8. Hướng dẫn chẩn đoán bệnh của động vật thủy sản Châu Á (2005). Tài liệu của FAO 402/2. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

9. Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thị Kim Liên (2005). Bài giảng thuốc và hóa chất trong ni trồng thủy sản. Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.

Tiếng Anh

1. Brown, L (1993). Aquaculture for veterinarinus fish husbandry and medicine - Oxford, NewYork, Seoul, Tokyo.

2. Valerie Inglis, Ronald. J Roberts and Niall R Bromage (2001). Bacteria disease of fish. Institute of Aquaculture University of Stirling.

3. http://www.vietlinh.com.vn/library/aquaculture shrimp/tombenhphatsang.asp. Cập nhật ngày 01/11/2012, từ khóa: bệnh tơm, bệnh phát sáng).

4. Oanh D. T.H., N. T. Phuong. 2005. Prevalance of white spot syndrome virus (WSSV) and Monodon baculovirus infection in monodon penaeus postlarvee in Vietnam.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh truyền nhiễm 2 và bệnh không truyền nhiễm (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 115 - 118)