Tập đoàn Bảo Việt Việt Nam:

Một phần của tài liệu Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm ở việt nam (Trang 27 - 31)

2. Triết lý ngầm định

2.2. Tập đoàn Bảo Việt Việt Nam:

Được thành lập vào năm 1965, Bảo Việt là tập đoàn bảo hiểm đầu tiên tiên và duy nhất hoạt động trong lĩnh vực phi nhân thọ tại Việt Nam, cho đến trước năm 1995. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ Bảo việt cũng là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ trên thị trường Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2000. Vì vậy có thể nói với tư cách là cơng ty bảo hiểm được thành lập đầu tiên và triển khai sớm nhất các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ trên thị trường Việt Nam, Bảo Việt đã đặt nền móng cho ngành bảo hiểm Việt Nam sau này.

Hiện nay, trên thị trường Bảo Việt có mạng lưới rộng khắp cả nước với 126 công ty thành viên cả nhân thọ và phi nhân thọ , gần 5000 cán bộ nhân viên, với gần 40.000 đại lý bảo hiểm . Trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2005 tổng doanh thu của Bảo Việt liên tục tăng với tốc độ cao ( trung bình trên 19%/năm ). Đến năm 2006, tổng doanh thu của Bảo Việt đã đạt gần 7.000 tỷ địng , trong đó doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt trên 5.500 tỷ đồng , chiếm hơn 37% tổng doanh thu phí bảo hiểm tồn thị trường Viẹt Nam.

Triết lý kinh doanh:

“Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển”. Với triết lý kinh doanh này Bảo Việt cũng đã gặp gỡ Prudential ở ý tưởng đề cao yếu tố khách hàng. Xem việc phục vụ khách hàng một cách tốt nhất là

điều kiện tiên quyết để phát triển. Bởi theo như lời của một nhân viên trong cơng ty thì : “ Sự hài lòng của khách hàng là rất quan trọng , được lòng khách hàng là được lòng tất cả”.

Hệ quan điểm, giá trị:

Cùng với việc phát triển các sản phẩm bảo hiểm phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường, Bảo Việt vẫn luôn chú trọng sửa đổi, bổ sung hồn thiện các dịch vụ đã có , nâng cao lợi ích của khách hàng , dần dần hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Năm 2001, Bảo Việt nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 của tổ chức Quacert ( Việt Nam ) và BVQI (Vương quốc Anh ) và cho đến nay vẫn duy trì được chứng chỉ này. Bởi quan điểm của Bảo Việt là luôn cải tiến không ngừng chất lượng dich vụ cung cấp cho khách hàng, đảm bảo tồn hệ thống ln thực hiện tốt phương châm “ Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển”

Một quan điểm nữa của Bảo Việt đó là : “Bảo trợ lợi ích người Việt” . Bởi theo họ , Bảo Việt là cơng ty bảo hiểm của Việt Nam thì trước tiên nó phải bảo trợ cho người Việt Nam, phục vụ cho lợi ích của người Việt trước khi vươn xa ra nước ngoài.

Và trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, có rất nhiều hãng bảo hiểm cạnh tranh. Ngoài tập đoàn Prudential là đối thủ cũ cịn có thêm Cơng ty bảo hiểm Liberty Vietnam, thuộc tập đoàn Liberty Mutual (một trong 100 tập đồn lớn nhất Hoa kỳ) thì quan điểm của Bảo Việt là “ Phát triển theo hướng cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng dịch vụ vì lợi ích của khách hàng , dần dần hướng tới các chuẩn mực quốc tế”.

Đứng ở góc độ cá nhân chúng tơi cho rằng đây là hệ quan điểm hết sức đúng đắn , đầy tính hợp tác của Bảo Việt Việt Nam.

Hệ thống các quy định:

Hiện nay tổng cơng ty bảo hiểm Bảo Việt Việt Nam đã có quyết định của chính phủ để trở thành Tập đồn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt Việt Nam. Đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển

của Bảo Việt, cũng là một sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển của thị trường tài chính – bảo hiểm Việt Nam. Đó là việc:

+ Cổ phần hóa tổng cơng ty bảo hiểm Việt Nam. Cơng ty mẹ tập đồn Bảo Việt sẽ được thành lập thơng qua cổ phần hóa , trở thnàh công ty cổ phần đa sở hữu, với số cổ phần Nhà nuớc chiếm đa số chi phối. Việc cổ phần hóa cơng ty mẹ trong tập đồn ngay từ đầu là mơ hình chuyển đổi chưa từng có tiền lệ tại Việt Nam. Nó thê hiện vai trị tiên phong của Bảo Việt trong việc đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Chuyển mơ hình tổ chức của Bảo Việt từ mơ hình cơng ty Nhà nước sang cơng ty mẹ – cong ty con nhằm vừa đảm bảo quyền kiểm sốt của cơng ty mẹ với tư cách chủ sở hữu vốn tại công ty con , vừa đảm bảo quyền tự chủ trong điều hành tại công ty con

+ Trên cơ sở đó hình thành một tập đồn kinh tế mới:Tập đồn Tài chính- Bảo hiểm Bảo Việt, kinh doanh đa ngành trong các lĩnh vực : bảo hiểm, đầu tư tài chính , chứng khốn,ngân hàng ,… trong đó hoạt động kinh doanh bảo hiểm vẫn là nòng cốt.

Bên cạnh đó, thơng qua các cơng ty thành viên rong tập đoàn Bảo Việt như: Cơng ty chứng khốn Bảo Việt, cơng ty quản lý quỹ Bảo Việt và ngân hàng cổ phần Bảo Việt; Tập đoàn Bảo Việt sẽ cung cấp cho thị trường các sản phẩm liên kết : Bảo hiểm- Đầu tư; Chứng khoán - Đầu tư; Bảo hiểm – Ngân hàng; Ngân hàng - Đầu tư;…nhằm đa dạng hóa sản phẩm đầu tư cho khách hàng , góp phần thúc đẩy thị trường vốn Việt Nam phát triển.

Các tập tục không thành văn

Nếu như ở Prudential, trưởng nhóm là người giữ vai trị quyết định trong việc đưa ra các chế độ khen thưởng , thăm nom đối với các nhân viên trong cơng ty thì ở Bảo Việt nguời phụ trách vấn đề này là cơng đồn của cơng ty. Theo như tìm hiểu thì : vào những ngày lễ tết , ngày kỷ niệm, hay như gia đình một nhân viên trong cơng ty có việc

lớn ,… thì cơng đồn cơng ty, đồn thanh niên cơng ty có trách nhiệm tổ chức; một quy định bất thành văn nữa là : nếu nhân viên của công ty nghỉ 2 ngày mà khơng rõ lý do thì cơng đồn cơng ty sẽ phải có trách nhiệm đến thăm và coi như đó là đi thăm nguời ốm.

Qua đây ta có thể nhận thấy điểm khác biệt về văn hóa tổ chức bên trong giữa 2 tập đoàn bảo hiểm : 1 của Việt Nam, 1 của nước ngoài ( nước có nền kinh tế phát triển hơn ta rất nhiều , lại kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm trước ta đến hơn 100 năm). ở đây, nhóm nghiên cứu chúng tơi khơng hề có ý định so sánh xem bên nào làm ăn phát đạt hơn, doanh thu cao hơn,… mà chỉ muốn khẳng định tầm quan trọng của văn hóa tổ chức đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Từ đó đánh gía mặt được, mặt chưa được ở cả 2 công ty, đưa ra những khuyến nghị bổ sung để hồn thiện cả 2 cơng ty bảo hiểm nói trên.

Một phần của tài liệu Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm ở việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)