III) ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CHÈ XUẤT
3.2 Đánh giá theo các lý thuyết
3.2.2.6 Cơ hội mà việc hội nhập kinh tế thế giới mang lại
Trong q trình hơị nhập kinh tế quốc tế, các cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế cũng đem lại những cơ hội và thách thức, ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu
Tại festival tổ chức ở Shizuoka, Nhật Bản trong 3 ngày từ 1 đến 3/11/2004, Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) chính thức gia nhập Hiệp hội Chè xanh thế giới.
Việc thành lập Hiệp hội Chè xanh thế giới nhằm kêu gọi các nước hợp tác kiểm tra, kiểm sốt khơng cho sản xuất lưu thơng và tiêu thụ chè xanh có dư lượng hóa chất độc hại. Hiệp hội Chè xanh thế giới sẽ cùng Hiệp hội chè các nước xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện việc kiểm sốt nói trên. Như vậy, việc tham gia hiệp hội này sẽ tạo sức ép lớn hơn để Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm chè, đáp ứng các yêu cầu về kĩ thuật mà các nước bạn hàng lớn đặt ra. Đồng thời, Việt Nam cũng gặp phải thách thức mới khi mà việc lưu thông chè không đạt chất lượng, hiện đang chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng sản lượng của Việt Nam, sẽ bị kiểm soát gắt gao hơn. Tuy nhiên, về dài hạn, trở thành thành viên của Hiệp hội Chè xanh thế giới sẽ tốt cho sự phát triển của ngành chè xuất khẩu Việt Nam.
Hiệp hội Chè xanh thế giới còn làm cầu nối cho các nhà mua bán trực tiếp giao dịch với nhau, là trung tâm cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho sản xuất và kinh doanh chè của các nước. Vitas sẽ phối hợp với thương vụ Việt Nam tại Tokyo tổ chức triển lãm, trưng bày các mặt hàng, giới thiệu văn hóa chè Việt Nam, góp phần quảng bá và làm tăng thị phần cho chè Việt Nam.
b. Hợp tác với ASEAN
Từ năm 2005, trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã tham gia vào tất cả các hoạt động của ASEAN, trong đó quan trọng nhất là các cam kết thực hiện Hiệp định về Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA). Đối với hàng nơng sản, trong năm 2003, Việt Nam đưa 50 dịng thuế vào Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEFT ) để hồn thành việc cắt giảm thuế xuống 0-5 % vào ngày 1/1/2006. Các mặt hàng nông
Chè là các mặt hàng có hệ số an tồn thấp hơn các mặt hàng nơng sản thơ như gạo, nói cách khác, mức độ cạnh tranh sẽ khá cao. Chất lượng chè chế biến của Việt Nam không cao bằng Indonesia, một nước trong khu vực, cho nên khả năng chè của Việt Nam bị cạnh tranh bởi chè của Indonesia là khá lớn. Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế quan trong ASEAN cũng mở ra cơ hội mở rộng thị trường chè xuất khẩu trong khu vực Đông Nam Á cho Việt Nam.
Điểm nổi bật trong Hiệp định khung nói trên là ASEAN và Trung Quốc sẽ thành lập một Khu vực mậu dịch tự do (ACFTA) trong vịng 10 năm. Trong đó, 6 nước thành viên cũ của ASEAN và Trung Quốc sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm thuế xuống 0% vào năm 2010. Riêng đối với Việt Nam, thời điểm phải xố bỏ hồn tồn thuế quan trong ACFTA là vào năm 2015, tương tự như thời điểm cắt giảm thuế trong AFTA. Tuy nhiên, lịch trình và tiến độ cắt giảm trong ACFTA sẽ khác so với cắt giảm trong AFTA.
ASEAN và Trung Quốc đã và đang tiếp tục đàm phán để xác định từng danh mục cũng như lộ trình cắt giảm. Tuy nhiên, có thể thấy rõ là tiến độ cắt giảm thuế trong ACFTA sẽ nhanh hơn so với tiến độ cát giảm thuế trong AFTA. Có chuyên gia đánh giá, tham gia ACFTA, hàng nông sản Việt Nam ( trong đó có chè) sẽ có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc rộng lớn do giáp đường biên giới, giảm chi phí giao dịch, vận tải, thanh tốn.
c. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Theo cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đến năm 2005, mức thuế trung bình của hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ giảm từ 30-40% xuống cịn 10-29% . Riêng hàng nơng sản đã cam kết giảm thuế đối với 195 dịng thuế, chủ yếu là nơng sản chế biến, mức thuế giảm từ 35,5% xuống còn 25,7 %.
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ tạo điều kiện cho hàng nông sản Việt Nam xâm nhập vào thị trường Mỹ do thuế MFN thấp hơn nhiều so với mức thuế không MFN, nhưng cũng lại là thách thức lớn đối với những hàng nông sản Việt Nam do khả năng cạnh tranh còn thấp.
d. Gia nhập WTO
Vào ngày 1/1 /2007, Việt nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO
“Sân chơi” WTO quy định 4 “luật chơi” cũng chính là 4 thách thức trong sản xuất nơng sản mà chúng ta đang thiếu: Đó là luật chơi về số lượng với yêu cầu hàng hóa phải lớn về số lượng, đồng bộ về kích cỡ, màu sắc, bao bì và thời gian giao hàng chính xác. Hai là luật chơi về chất lượng với chứng chỉ xác nhận về nguồn gốc giống, chất lượng sản phẩm... để chứng minh mặt hàng đảm bảo về chất lượng. Ba là, giá rẻ để có thể cạnh tranh, yếu tố quyết định như một thứ luật bất thành văn của bất cứ quốc gia nào muốn tham gia “cuộc chơi” này. Và cuối cùng là luật chơi về an toàn thực phẩm, với yêu cầu hàng hóa phải có chứng chỉ nơng nghiệp an tồn hay cịn gọi là nơng nghiệp tốt (GAP - Good Agricultural Practices) để đảm bảo tính vệ sinh và an tồn sản phẩm.
Ngồi ra, đối với các mặt hàng nông phẩm, Việt Nam phải thực hiện thuế hoá các biện pháp phi thuế và cam kết thuế, coi thuế là biện pháp duy nhất để bảo vệ sản xuất trong nước; đồng thời cũng phải tiến hành cắt giảm thuế. Hàng rào bảo hộ đối với mặt hàng chè khơng cịn như trước đây nữa khiến cho chè Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn với các sản phẩm chè nhập khẩu chất lượng cao và có nhãn hiệu.
Tuy nhiên, WTO mang lại cho Việt Nam một “sân chơi” khổng lồ, với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, 95% giá trị thương mại thế giới và kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỷ USD/năm. Sản lượng chè xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 thực tế đã tăng khoảng 8,63 %, đạt 704,9 nghìn tấn chè búp tươi ( theo Tổng cục thống kê). Chè Việt Nam đã được xuất sang 107 thị trường trên thế giới, trong đó có 68 thị trường thuộc các quốc gia thành viên của WTO cho nên quy tắc MFN sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho Việt Nam trong việc mở