Những thuận lợi

Một phần của tài liệu Tự do hoá trong EU khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hoá VN (Trang 59 - 61)

3 .Chính sách thương mại chung của EU

1. Những thuận lợi

* Liên Minh Châu Âu là một khối liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện nay. Đây cũng là một khu vực phát triển kinh tế ổn định và có đồng tiền riêng khá vững chắc. Với triển vọng phát triển kinh tế của EU rất khả quan và triển vọng mở rộng EU trong tương lai thì đây sẽ là một thị trường xuất khẩu rộng lớn và khá ổn định. Do vậy, Đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có được sự tăng trưởng ổn định về kim ngạch và khơng sợ xẩy ra tình trạng khủng hoảng thị trường xuất khẩu như với Liên Xô cũ vào đầu thập niên 90 và với Nhật Bản vào năm 1997-1999.

* EU đang từng bước đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển đối với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế-thương mại. Chính sách thương

nền tảng phát triển quan hệ hợp tác. Ngày 17/7/1995 “Hiệp dịnh hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng đồng ChâuÂu” được ký kết, nó đã mở ra một triển vọng mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-EU và Việt Nam với từng thành viên EU. Hiệp định khung này thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế của Việt Nam như viện trợ tài chính, tăng cường đầu tư và phát triển thương mại với Việt Nam, EUngày càng dành nhiều ưu đãi hơn cho Việt Nam trong hợp tác phát triển kinh tế. Vì vậy, đây thực sự là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng sang thị trường này. Hai bên dành cho nhau quy chế tối huệ quốc, điều này đặc biệt quan trọng vì nó tạo cơ hội cho Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU. Có được thị trường này Việt Nam khơng cịn lệ thuộc chỉ vào một hoặc hai thị trường duy nhất, đồng thời thơng qua thị trường này hàng hố của Việt Nam có thể xâm nhập vào một số thị trường khác thuận lợi hơn.

*Thị trường EU có nhu cầu lớn, rất đa dạng và phong phú về hàng hố (kiểu dáng, mẫu mã, tính năng, tác dụng, v.v...). Do vậy, tăng cường xuất khẩu sang EU các doanh nghiệp Việt Nam không những đảm bảo ổn định được sản xuất mà cịn nâng cao được trình độ và tay nghề của người lao động, mặt khác cịn góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

* Tháng 5/2000, EU đã công nhận Việt Nam áp dụng cơ chế kinh tế thị trường, điều này sẽ giúp hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tránh bị thiệt thịi hơn so với hàng hố của các nước có nền kinh tế thị trường khi EU điêù tra và thi hành các biện pháp chống bán phá giá.

* EU là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn và khá ổn định những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta, như; giày dép, dệt may, thuỷ hải sản, nông sản và hàng thủ cơng mỹ nghệ. Có những mặt hàng mà 80% khối lượng xuất khẩu là xuất sang thị trường EU. EU là khu vực thị trường lớn có chính sách thương mại chung cho 15 nước thành viên và đồng tiền thanh toán cho 11 nước thuộc EU-11. Khi xuất khẩu hàng hoá sang bất cứ nước thành viên nào trong khối chỉ cần tuân theo chính sách thương mại chung và thanh toán bằng đồng Euro (EU-11); khơng phức tạp như trước đây là phải tính giá hàng theo 11 đồng tiền bản địa và biểu thuế nhập khẩu, qui chế nhập khẩu rất khác nhau, đồng thời nó cũng làm giảm bớt tính phức tạp và rủi ro trong tính tốn hiệu quả kinh doanh, trong thanh tốn. Tuy nhiên, hiện nay cũng có những khác biệt nhỏ

trong qui chế nhập khẩu của 15 nước thành viên. Thị trường EU thống nhất, mở ra cơ hội lớn và thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tự do hoá trong EU khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hoá VN (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)