Một số khía cạnh thực tiễn cần xem xét khi hoạch định chính sách ngoạ

Một phần của tài liệu Tự do hoá trong EU khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hoá VN (Trang 25 - 39)

1 .Căn cứ lý luận của chính sách ngoại thương quốc gia

2. Một số khía cạnh thực tiễn cần xem xét khi hoạch định chính sách ngoạ

2.1. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia

Chính sách ngoại thương là một bộ phận hữu cơ nằm trong tổng thể các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, chính trị của một quốc gia, trong đó chiến lược KT-XH giữ vai trị chủ đạo. Khơng thể tách dời chính sách ngoại thương theo kiểu thả nổi hoàn toàn cho thị trường tự phát, cũng khơng thể kiểm sốt hồn tồn bởi nhà nước vì trong thực tế những mơ hình kiểu đó đều đã thất bại. Vấn đề lựa chọn mơ hình KT- XH-CT như thế nào có ảnh hưởng to lớn đến chính sách ngoại thương.

Về mặt mơ hình kinh tế, cho đến nay đã xuất hiện hai loại chiến lược có ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách ngoại thương quốc gia. Đó là chiến lược thay thế hàng nhập khẩu và chiến lược hướng về xuất khẩu.

Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu khá thịnh hành ở nhứng nước đang phát triển vào khoảng những năm 50,60 của thế kỷ XX. Chiến lược này phản ánh xu hướng muốn độc lập về kinh tế của các nước yếu kém, đa phần vừa thoát khỏi là nước thuộc địa. Về bản chất, chiến lược này hơi nghiêng về phía bảo hộ linh hoạt, phù hợp với thực tế là các nước dù muốn độc lập về kinh tế đến đâu thì cũng phải tham gia vào sự phân công chuyên môn hố ở phạm vi thế giới và do đó khơng thể phụ thuộc lẫn nhau. Phù hợp với chiến lược này, chính sách ngoại thương được hoạch định theo hướng khuyến khích nhập ngun liệu, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp sản xuất trong nước, hạn chế nhập các mặt hàng mà trong nước có thể và cố gắng sản xuất thay thế được. Đây là một chính sách ngoại thương bị động, khơng hiệu quả,mặc dù nó đã góp phần to lớn trong việc hình thành năng lực sản xuất trong nước cho các nước đang phát triển. Tính khơng hiệu quả và bị động ở chỗ nó ít dựa trên lợi thế so sánh mà có

ngoại thương này là tình trạng mất cân đối cán cân thanh tốn quốc tế, đẩy nhiều quốc gia vào cảnh nợ nần, bế tắc. Chiến lược hướng về xuất khẩu có ưu điểm so với chiến lược thay thế hàng nhập khẩu ở chỗ nó tự tìm thấy cân đối thanh tốn quốc tế trong quá trình phát triển năng lực sản xuất trong nước. Về cơ bản, chính sách ngoại thương phù hợp với chiến lược này là chính sách ngoại thương tích cực, vừa khai thác lợi thế so sánh, do đó mà có hiệu quả, vừa tận dụng được thuận lợi của thị trường thế giới như cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ,kích thích cải tiến kỹ thuật do cạnh tranh cũng như sự liên kết liên doanh mở rộng tiềm năng sẵn có. Tuy nhiên chính sách ngoại thương hướng về xuất khẩu cũng có hạn chế. Thứ nhất, do nhiều khi phải bán hàng dưới chi phí (do khơng có lợi thế tuyệt đối) nên nếu xuất khẩu không được sự hỗ trợ của nhập khẩu thì ngành ngoại thương khơng tìm thấy động lực kinh doanh; Thứ hai để xuất khẩu được thì vấn đề mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là đối với các nước đang phát triển là cuộc cạnh tranh không cân sức giưã người mới, kẻ cũ. Do vậy những nước mới hội nhập quốc tế không thể tránh được nhiều thua thiệt khơng đáng có…

Ngày nay hiếm thấy một nước nào chỉ áp dụng máy móc một trong hai mơ hình chính sách ngoại thương trên, đa phần là mơ hình hỗn hợp trong đó đẩy mạnh xuất khẩu có vai trị chủ đạo. Ngồi ra mơ hình chính trị-xã hội mà mỗi quốc gia lựa chọn cũng ảnh hưởng đến chính sách quốc gia về ngoại thương. Trước hết là ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao từ đó ảnh hưởng đến quan hệ thương mại. Ví dụ sự lựa chọn chủ quyền quốc gia và quan hệ láng giềng một cách cứng rắn đã làm cho Irac lâm vào tình trạng bị cấm vận nhiều năm. Hoặc chính sách dung dưỡng các giáo phái, lực lượng khủng bố cũng làm xấu đi quan hệ giữa một số nước, do đó chính sách ngoại thương cũng khơng thể điều điều chỉnh theo. Rồi các chính sách khác như tiền lương,về trợ cấp sản phẩm xuất khẩu cũng ảnh hưởng đến hoạt động và chính sách ngoại thương.

2.2. Vị thế và tiềm năng của một quốc gia trên thị trường quốc tế.

ảnh hưởng này biểu hiện rất rõ ở chính sách ngoại thương của các nước phát triển và đang phát triển.

Tại sao trong vòng đàm phán Seatle về mở rộng tự do hoá thương mại, các nước lại khơng thể thống nhất với nhau? Đó là vị thế của các nước đang phát triển và các nước cơng nghiệp phát triển khác biệt nhau, do đó họ khơng thể áp dụng chung một chính sách ngoại thương. Đối với các nước mạnh (Mỹ, EU) thì một chính sách ngoại thương thiên về mậu dịch tự do sẽ có lợi cho họ bởi họ có các cơng ty lớn, hàng

hố có chất lượng, giá rẻ và đang cần thị trường tiêu thụ. Chính sách mậu dịch tự do của các nước khác sẽ đem lại lợi thế cho họ về mọi mặt. Ngược lại, đối với các nước đang phát triển, năng lực sản xuất thường nhỏ hơn, công nghệ lạc hậu hơn, chi phí cao nên khó đánh bại được đối thủ cạnh tranh để tìm được thị trường ở các nước phát triển . Vì lợi ích quốc gia, vì cơng ăn việc làm, các nước đang phát triển không thể mở cửa hồn tồn cho mọi hàng hố của các nước phát triển. Vì thế chính sách ngoại thương của hai khối nước này ln trong tình trạng vừa phụ thuộc vừa mâu thuẫn nhau. Có thể có ngoại lệ khi xét riêng về lợi ích từng quốc gia thì một sự khơn khéo, linh hoạt khai thác tốt mâu thuẫn này có thể đem lại cơ hội phát triển cho một quốc gia dù nhỏ yếu (Thuỵ Điển là một ví dụ cho chính sách ngoại thương linh hoạt đó). Nhưng nhìn chung chính sách ngoại thương của hai khối nước này không thể giống nhau. Các nước cơng nghiệp phát triển có xu hướng thi hành một chính sách ngoại thương bành trướng nhằm mở rộng tối đa thị trường tiêu thụ sản phẩm cho họ nhằm tăng sức mạnh xuất khẩu tăng dự trữ ngoại tệ và trên hết là tăng ảnh hưởng kinh tế, chính trị, ngoại giao trên thế giới. Đi liền với chính sách bành trướng ngoại thương đương nhiên là sự nhượng bộ có điều kiện trong việc mở cửa của thị trường nội địa cho hàng hoá của nước khác. Về phương diện này các nước công nghiệp phát triển triển khai khá dè dặt so với hoạt động đa diện để mở rộng xuất khẩu của họ. Và chính lập trường dựa trên lợi ích quốc gia này, mặc dù là họ hết sức che dấu, là nguồn gốc tái sinh mâu thuẫn không dễ giải quyết giữa các quốc gia khác nhau khi đàm phán về chính sách ngoại thương.

Các nước đang phát triển nghiêng nhiều hơn về thi hành chính sách ngoại thương mở cửa có điều kiện. Điều kiện thứ nhất là phải phát triển bằng được ngành sản xuất nội địa non trẻ của họ. Trải qua hàng trăm năm thuộc địa, phụ thuộc các nước đang phát triển thấu hiểu sâu sắc vai trò tiềm năng sản xuất tạo nên tiềm năng ngoại thương. Đặc biệt ngày nay khi khoa học và cơng nghệ đã phát triển đến trình độ cao làm cho các thế mạnh về tài ngun có vai trị ngày càng giảm trong TMQT thì một sự mở cửa tự do thiếu thận trọng, thiếu cân nhắc sẽ dần đến hậu quả làm phá sản hàng loạt cơ sở sản xuất trong nước và đẩy nhân dân ra hè phố. Vì những lý do hiển nhiên như vậy nên ngay trong các văn bản hợp tác TMQT như "Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch" (GATT) cũng cho phép các nước đang phát triển có đặc quyền đơn phương bảo hộ cần thiết cho sản xuất trong nước (điều 18). Điều kiện thứ hai là đòi

một sự công bằng và trật tự mới trong trao đổi thương mại giữa các nước, đặc biệt là giữa các nước phát triển và đang phát triển. Bởi vì về mặt lịch sử, tích luỹ nguyên thuỷ của các nước tư bản phát triển thời kỳ đầu cơng nghiệp hố là dựa nhiều vào vơ vét và bóc lột các nước thuộc địa. Do vậy, viện trợ, giúp đỡ, trao đổi nghiêng về có lợi cho các nước đang phát triển (đặc biệt là vấn đề nợ) không phải là sự cho không của các nước phát triển mà chỉ là sự "trả nợ cũ" mà thôi. Hơn nữa không thể áp dụng cùng một thứ "nguyên tắc thị trường tự do" như nhau với cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Không những cần chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh của các công ty lớn từ các nước phát triển, mà cịn phải có những ưu đãi nhất định cho các cơng ty của các nước đang phát triển khi các công ty này đang gắng sức mở đường vào thị trường các nước phát triển, một sự ưu đãi như vậy phải được coi như là nghĩa vụ của các nước phát triển. Ngồi ra các nước đang phát triển cịn phải tranh đấu chống lại sự phân biệt đối xử giữa hàng công nghiệp chế tạo và sản phẩm sơ chế, đấu tranh bảo vệ lợi thế so sánh về tiền cơng rẻ trước vũ khí tự do, dân chủ, nhân quyền giả hiệu của các nước lớn. Tóm lại, trước một vấn đề ngoại thương, nếu không nhận thức sâu sắc ảnh hưởng chi phối của vị thế và tiềm lực quốc gia, choáng ngợp trước sự cám dỗ của tự do mậu dịch sẽ dẫn đến nhiều hậu quả kinh tế - xã hội, chính trị khó lường.

Ngày nay, xu hướng liên kết khu vực mạnh mẽ, vị thế lớn hay nhỏ của một quốc gia có thể ít ảnh hưởng hơn đến chính sách ngoại thương so với trước kia. Nhưng ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế, cơng nghệ, chất lượng hàng hố vẫn cịn ngun giá trị. Biểu hiện rõ nhất của ảnh hưởng này là sự chênh lệch giá tương đối giữa sản phẩm công nghiệp chế tạo và nguyên liệu, nơng sản, khai khống thơ suốt những năm qua chưa được giảm đi mà cịn có xu hướng tăng lên, hoặc một cuộc khủng hoảng nợ của các nước Châu Mỹ la tinh thập niên 80 của thế kỷ 20 hay cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á gần đây cũng chứng minh rằng một nước nhỏ mạo hiểm mở cửa hoàn toàn sẽ hứng chịu tai hoạ như thế nào.

2.3. ảnh hưởng của các tổ chức kinh tế quốc tế đến chính sách ngoại thương quốc gia.

Khởi đầu từ sau chiến tranh thế giới, với hệ thống tiền tệ thế giới Breton Wood và sau này là một loạt cá tổ chức khác như: Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT); quĩ tiền tệ quốc tế (IMF); tổ chức các nước sản xuất dầu mỏ (OPEC); khối thị trường chung Châu Âu (EU); hội nghị của liên hiệp quốc tế về thương mại và phát

triển (UNCTAD); Phòng thương mại quốc tế (ICE).. . Các tổ chức quốc tế điều phối hợp tác kinh tế nói chung, hợp tác thương mại nói riêng giữa các quốc gia ngày càng có ảnh hưởng to lớn đến chính sách ngoại thương của một nước. Tuỳ theo tính chất của từng tổ chức mà ảnh hưởng của chúng cũng khác nhau. Hai tổ chức có vai trị điều tiết chung rộng lớn là GATT (nay đổi thành tổ chức thương mại thế giới WTO) và UNCTAD. Văn bản của WTO có vai trị giống như một thứ luật quốc tế bởi nó có qui định khá cụ thể những điều khoản thi hành và trừng phạt. UNCTAD có tính hiệp thương, khuyến nghị nhiều hơn. IMF chủ yếu hỗ trợ ngoại thương bằng việc cho vay để ổn định tiền nội địa. ICE là cơ quan trọng tài, hoà giải các tranh chấp phát sinh… Các tổ chức khác là sự hợp tác khu vực nhằm tạo ra một thị trường tự do hơn trong nội bộ đồng thời bảo hộ với bên ngoài hoặc hợp lực để cạnh tranh với bên ngoài… Vấn đề đặt ra ở đây là với sự xuất hiện của các tổ chức điều tiết thương mại quốc tế như thế thì chính sách ngoại thương của một nước sẽ chịu sự chi phối như thế nào? có thể thấy sự chi phối đó dưới một giác độ như sau: Thứ nhất phạm vi tự quyết của mỗi quốc gia về chính sách ngoại thương sẽ bị thu hẹp ở những phạm vi nhất định tuỳ thuộc quốc gia đó tham gia vào những tổ chức nào. Ví dụ khi tham gia vào WTO một quốc gia không thể tuỳ tiện thay đổi các loại thuế hàng hoá xuất nhập khẩu nằm trong biểu thuế chung (trừ trường hợp các nước đang phát triển có được sự đồng ý của toàn thể các nước thành viên), hoặc tự do đặt ra các hàng rào phi thuế. Chính vì thế khi xem xét việc gia nhập một tổ chức nào đó, mỗi quốc gia cần cân nhắc lợi hại phù hợp với chiến lược phát triển và từ đó mà định hướng hoạch định chính sách ngoại thương.

Thứ hai, sức ép của các thế lực khác nhau đứng đằng sau các tổ chức quốc tế là một điều khơng thể chối cãi. Chính vì thế trước khi tham gia vào một tổ chức quốc tế nào đó thì chính phủ cần xem xét được mất cho hoạt động kinh tế, hoạt động thương mại để quyết định có nên tham gia hay khơng thì sau khi tham gia tổ chức quốc tế đó việc duy trì được hay khơng được một chính sách ngoại thương quốc gia vì lợi ích dân tộc cịn tuỳ thuộc sự nhạy cảm, lập trường kiên định và sự linh hoạt khơn khéo của từng chính phủ cũng như sự hiệp lực của các chính phủ theo các khối khác nhau. Chính vì vậy nửa cuối của thế kỷ 20 là sự nở rộ các tổ chức hợp tác khu vực khác nhau như: ASEAN, EU, NAFTA.. Thực tế này làm cho quan hệ thương mại phát triển từ song phương sang đa phương lồng ghép lẫn nhau do đó TMQT ngày càng trở thành lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm về chính trị kinh tế.

Thứ ba, dù rằng thương mại và hợp tác kinh tế quốc tế có phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì động lực của nó vẫn là lợi ích quốc gia trong đó lợi ích của các tập đồn kinh tế lớn, các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia là chủ đạo. Trước sức cám dỗ của lợi nhuận siêu ngạch hay trước thực tế lợi ích bị xâm phạm, các cơng ty đa quốc gia và xuyên quốc gia có trăm phương ngàn kế để vơ hiệu hố các qui định chung của các tổ chức hợp tác quốc tế. Thêm nữa với tình hình hiện nay là mâu thuẫn giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển, giữa các nước phát triển với nhau…. đã dẫn đến một mặt vẫn tồn tại một sự cam kết chung mang tính pháp lý nhưng nhiều khi lại rất hình thức và mặt khác là sự vận động , cọ xát, tranh chấp. Kìm hãm lẫn nhau một cách kín đáo dưới vỏ bọc quyết định của các tổ chức này nọ. Chính vì thế có thể nói ngày nay chính sách ngoại thương ngày càng phức tạp, đơi khi hồ lẫn cả chính sách ngoại giao và chính trị phi hiệu quả chung.

Tóm lại chính sách ngoại thương quốc gia là một tổng thể thích hợp trong nó cả tính khoa học và nghệ thuật, cả về đối ngoại, đối nội, cả các vấn đề kinh tế lẫn chính trị xã hội…. Do đó chính sách ngoại thương khơng phải chỉ cứng nhắc, hoạch định một lần là xong, mà ngược lại nó phải có sự linh hoạt, nhưng phải ổn định và có định hướng rõ ràng. Hoạch định tốt chính sách ngoại thương sẽ là động lực kích thích nền kinh tế phát triển có hiệu quả

3.Chính sách thương mại của Việt Nam trong xu hướng tự do hoá thương mại

Để thực hiện được chính sách thương mại trong xu thế hội nhập KTQT đạt được các mục tiêu đã định thì cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Các nguyyên tắc này dựa trên cơ sở khách quan của quy luật và điều kiện hội nhập, kết hợp vơi điều kiện chủ quan và trình độ phát triển của quốc gia. Đề ra những nguyên tắc này sẽ giúp cho một quốc gia đặc biệt đối với Việt Nam, khi hội nhập chúng ta có rất ít kinh nghiệm và rất nhiều điều mới mẻ. Chúng ta chư thể hội nhập một cách tư do mà

Một phần của tài liệu Tự do hoá trong EU khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hoá VN (Trang 25 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)