Có nhiều quan điểm cho rằng hiện nay hàng XK thuỷ sản của Việt Nam vẫn còn nhiều lợi thế so sánh tơng đối để phát triển, đặc biệt đối với hình thức ni bán thâm canh có lợi thế rất lớn. Vì vậy, cha cần thiết phải lập ra một quĩ hỗ trợ sản xuất và XK thuỷ sản, nhất là khi chúng ta đang rất hạn chế về mặt kinh phí và có nhiều ngành cơng nghiệp khác cần hỗ trợ cấp bách hơn. Tuy nhiên, do những diễn biến thực tế cho thấy đã đến lúc chúng ta cần thiết phải lập quĩ này nếu muốn đẩy mạnh XK hàng thuỷ sản. Nguyên nhân thứ nhất là do những đặc thù hàng thuỷ sản thuộc nhóm hàng mà nguồn cung phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, có tính chất thời vụ, rủi ro rất lớn và giá cả biến động rất thất th- ờng nên việc thành lập quĩ sẽ có tác dụng ổn định giá cả cho các nhà sản xuất và XK hàng thuỷ sản. Thứ hai, lợi thế so sánh của XK hàng thuỷ sản đã giảm lớn khi mà nguồn thuỷ sản ven bờ đã cạn kiệt, chi phí tàu thuyền và nhiên liệu cho khai thác hải sản đã tăng hơn 100% so với cách đây mời năm, cơ sở hậu cần và cơ sở hạ tầng cho ngành thuỷ sản quá yếu kém và lạc hậu. Thứ ba, quĩ hỗ trợ XK khơng chỉ có tác dụng duy trì sự ổn định giá trong sản xuất, chế biến hàng thuỷ sản XK mà còn là những trợ giúp cần thiết khi DN muốn đổi mới trang thiết bị để nâng cao mức độ chế biến, cải thiện chất lợng và an toàn vệ sinh thực phẩm, hỗ trợ xâm nhập thị trờng mới hay phát triển một sản phẩm mới. Để thành lập và phát triển quĩ có thê lấy từ các nguồn thu thuế đối với hàng thuỷ sản, đóng
góp của các DN trong ngành thuỷ sản hay từ các nguồn hỗ trợ phát triển Quốc tế.
Kết luận
Qua những số liệu về tăng trởng và phát triển trong thời gian qua, có thể nói thuỷ sản Việt Nam là một ngành đầy tiềm năng, là mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam, đem lại lợi nhuận cao nếu biết phát huy thế mạnh và chuyển hớng phù hợp với thị
trờng. Đối với thị trờng Nhật Bản nói chung và các thị trờng khác nói riêng, trong tơng lai, nếu nhiều DN có khả năng nhạy bén với các thị trờng này thì sự phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam sẽ còn mạnh mẽ hơn. Hơn thế nữa, phát triển ngành thuỷ sản cũng phù hợp với đờng hớng chính sách của chính phủ. Với mục tiêu lâu dài là cơng nghiệp hố- hiện đại hố, ngành thuỷ sản XK Việt Nam cần khơng ngừng mở rộng và đa dạng hoá thị trờng, chuyển dịch cơ cấu và nâng cao giá trị sản phẩm. Mặt khác, các DN cũng phải không ngừng cải tiến và nâng cấp các mặt hàng truyền thống, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm mới có giá trị và chất lợng cao. Quan trọng hơn cả là phải chuyển dần từ XK nguyên liệu thô sang XK các sản phẩm tơi sống, ăn liền và sản phẩm bán lẻ từ siêu thị bằng cách đổi mới công nghệ chế biến, đảm bảo an toàn chất lợng thuỷ sản từ khâu bảo quản sau thu hoạch, tiếp nhận, vận chuyển nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để có thể khai thác tốt tiềm năng kinh tế biển. Từ đó giải quyết cơng ăn việc làm và góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam vào thị tr- ờng thế giới cũng nh tích cực tham gia vào phân cơng lao động quốc tế.
Với kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế cha đầy đủ nên đề án “xuất khẩu thuỷ sản vào thị trờng Nhật Bản” của em cịn nhiều thiếu sót, mong đợc sự góp y và đánh giá của thầy cơ và các bạn.
Đề án hoàn thành dới sự giúp đỡ tận tình của TS.Trần Hoè. Em vô cùng biết ơn và gửi lời cám ơn chân thành nhất đến thầy !!!